Cách vẽ lược đồ trí nhớ

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 116 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy vẽ không gian của địa bàn [làng, xã, khu phố, thôn, xóm,...] nơi em đang ở:

- Bắt đầu từ “Nhà em”.

- Các đối tượng tự nhiên, địa hình địa vật em nhớ rõ [sông, suối, cây ven đường...].

- Các đối tượng kinh tế, văn hóa – xã hội mà em thấy thân quen [đường giao thông, cửa hàng, thư viện, rạp chiếu phim, chợ, sân đá bóng, công viên, nhà cao tầng,...].

- Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ. 

Em có thể dùng các kí hiệu tượng hình để lược đồ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Lời giải:

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 114 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy vẽ lược đồ trí nhớ để chỉ đường cho một người bạn của em đến nhà một người bạn khác. Ví dụ:

- Khoảng cách từ nơi đứng đến nhà bạn đó khoảng 2 km về hướng đông bắc.

- Từ nơi đứng, đi về hướng bắc khoảng 500 m, gặp một ngã ba, đổi diện ngã ba là chợ.

- Từ ngã ba, rẽ phải, đi thẳng khoảng 300 m có cây xăng ở bên phải, từ cây xăng đi thẳng khoảng 700 m sẽ gặp một ngã tư.

- Từ ngã tư đó, rẽ trái, đi thẳng khoảng 500 m nữa là tới, nhà bạn đó nằm ở bên trái đường.

Lời giải:

1. Khái niệm lược đồ trí nhớ

- Là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc của con người.

- Đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người từng gặp, từng đến,...

- Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa không gian đối với cá nhân.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

Để vẽ được lược đồ trí nhớ, trước hết phải hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật và hiện tượng liên quan.

a. Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi

- Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc của quãng đường, hướng đi và khoảng cách giữa hai điểm đó.

- Hồi tưởng và xác định những điểm mốc tiếp theo trên toàn bộ quãng đường.

- Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc với nhau.

b. Vẽ lược đồ một khu vực

Khi vẽ lược đồ một khu vực, cần hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng nào, diện tích, hướng, khoảng cách các đối tượng với nhau.

Sơ đồ tư duy lược đồ trí nhớ

1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

a. Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta

- Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh - một nơi nào đấy - người đó đã trải nghiệm.

- Tồn tại trong trí não con người.

b. Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

Khi học địa lí Việt Nam hay thế giới - Những tri thức về không gian và sự phân bố các đối tượng địa lí, một thuộc tính của chúng, được lưu trữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.

2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

Để vẽ lược đồ trí nhớ, em thực hiện các bước sau:

- Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi sẽ vẽ lược đồ.

- Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh sẽ vẽ về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

- Vị trí bắc đầu: Địa điểm/khu vực được chọn để vẽ lược đồ.

3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

- Trong cuộc sống:

+ Có lược đồ trí nhớ phong phú về vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn

=> Nhiều lựa chọn trong việc di chuyển.

+ Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú => Không gian đó ý nghĩa, gắn bó hơn.

- Trong học tập:

+ Giúp việc học Địa lí thú vị hơn;

+ Nắm kiến thức Địa lí chắc hơn;

+ Khả năng vận dụng vào cuộc sống đa dạng hơn.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 115 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Câu hỏi: Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

– Đường làng hoặc đường ô tô

– Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng….

Quảng cáo

Trả lời: Ví dụ minh họa:



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 Sách Cánh Diều

Quảng cáo

- Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương. Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng đồng xung quanh bằng cách miêu tả bằng lời, vẽ một bức phác hoạ khung cảnh, vẽ một sơ đổ về các địa điểm mình yêu thích, về các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa phương... 

- Lược đồ trí nhớ trước hết là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh – một nơi nào đấy – mà người đó đã trải nghiệm. Lược đồ trí nhớ tồn tại trong trí não con người, nhờ thế mà người ta có thể định hướng trong không gian, tìm đường, đi được đến nơi mình muốn đến và trở lại nơi mình muốn trở về mà không cần có bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

- Khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy, điều quan trọng là chỉ vẽ ra những đối tượng địa lí nào mà người đó nhớ và cho là chính xác.

- Khi học về địa lí thế giới hay địa lí Việt Nam, những tri thức về không gian và sự phân bố của các đối tượng địa lí, một số thuộc tính của chúng, được lưu giữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ. Trong những tình huống nào đó, người này sẽ nhớ lại các thông tin và và chúng trên giấy.

2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

- Ta có thể xây dựng lược đồ trí nhớ cho những nơi họ chưa từng đến, ví dụ như một du khách có thể đánh dấu trên lược đồ các địa điểm họ muốn đến thăm thông qua tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau.

- Hình vẽ dưới đây minh hoạ một lược đồ trí nhớ của một người sử dụng xe buýt để đi đến một địa điểm. Lược đồ này hình thành sau khi người vẽ lược đồ nghiên cứu bản đồ các tuyến xe buýt được dán ở bến xe buýt và xác định đường đi đến địa điểm cần đến.

- Đọc lược đồ này, có thể thấy một số điểm cần lưu ý:

 + Lược đồ được bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người về lược đồ [ở đây là bên xuất phát].

 + Lược đồ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.

 + Lược đó có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc đe xác định phương lượng, đường đi, địa điểm.

@995690@

- Một người có những lược đồ trí nhớ phong phú về các vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn. Người đó sẽ có nhiều lựa chọn trong việc di chuyển [ví dụ: Đi tuyến đường nào gần nhất? Đi tuyến đường nào thì tránh được tắc đường vào giờ cao điểm?.], lựa chọn và đi đến các địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí, học tập...

Sơ đồ du lịch thành phố Quy Nhơn

- Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú hơn, em sẽ thấy không gian đó ý nghĩa hơn, sẽ gắn bó hơn với vùng đất ấy, nhất là sau này khi đi xa.

- Khi sống ở một địa phương, hãy tranh thủ thời gian cùng cha mẹ, người thân, bạn bè khám phá những di tích lịch sử, các danh thắng, các làng nghề, các công trình kiến trúc tiêu biểu,... Em sẽ càng yêu hơn quê hương, đất nước mình.

- Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp ta học Địa lí thú vị hơn nhiều, kiến thức địa lí vững chắc hơn và khả năng vận dụng vào cuộc sống cũng đa dạng hơn.

1. Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương. 

2. Lược đồ trí nhớ tồn tại trong trí não con người, nhờ thế mà người ta có thể định hướng trong không gian, tìm đường, đi được đến nơi mình muốn.

3. Ta có thể xây dựng lược đồ trí nhớ bằng cách vẽ sơ đồ về các địa điểm, phác họa khung cảnh hoặc có thể miêu tả bằng lời.

Video liên quan

Chủ Đề