Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chưa rụng

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

>>> Mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh dễ hay khó?

3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi đã rụng

Khi rốn rụng thì có cần chăm sóc nữa hay không? Câu trả lời là có! Sau 1-2 tuần sau sinh, cuống rốn của bé sơ sinh rụng đi, đồng nghĩa với việc chức năng các mạch máu tại rốn đã đóng kín. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu khi mới rụng, các mạch máu rốn có thể là cửa ngõ để các loại vi trùng xâm nhập vào bên trong cơ thể của trẻ. Do đó, việc giữ vệ sinh rốn trong giai đoạn này vẫn là vô cùng cần thiết.

Trong trường hợp cuống rốn đã rụng, mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh với nước muối sinh lý. Đồng thời, tiếp tục để cho rốn khô tự nhiên cho đến khi khô hẳn. Việc vệ sinh rốn sau khi rụng nên được thực hiện mỗi ngày hoặc sau khi bé đi tiêu, tiểu có dính chất dơ lên rốn.

Một số trường hợp, thay vì khô và rụng đi, rốn của một số trẻ sơ sinh có thể gặp phải một số vấn đề khác mà mẹ có thể cần quan sát và lưu tâm.

4. Các vấn đề về rốn của trẻ sơ sinh

Khi thực hiện cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý quan sát dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ để sớm có biện pháp can thiệp nếu có nhé.

U hạt rốn

Đôi khi thay vì khô hoàn toàn, dây rốn sẽ hình thành một khối u hạt hoặc một khối mô sẹo nhỏ màu đỏ nằm trên rốn sau khi dây rốn rụng. U hạt này sẽ chảy ra một chất dịch màu vàng nhạt khiến rốn của trẻ thường xuyên ẩm ướt, một số ít có thể kích ứng da nhẹ. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau khoảng một tuần.

Nhưng nếu không, cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên làm ngay là đưa bé đến bác sĩ. U hạt rốn có thể được điều trị dễ dàng bằng nitrat bạc chấm lên rốn, chất này có tác dụng đốt cháy các mô. Do u hạt rốn không có dây thần kinh nên phương pháp điều trị này không gây đau đớn cho trẻ.

Thoát vị rốn

Nếu vùng rốn của bé dường như bị đẩy ra ngoài, phình to khi bé khóc, bé có thể bị thoát vị rốn. Tình trạng này xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn khi có áp lực vùng bụng tăng lên [tức là bé khóc, ho]. Đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng và nó thường tự lành trong 12-18 tháng đầu tiên. Dù vậy, nếu nó không lành lại khi trẻ được 3-5 tuổi, có thể sẽ cần phẫu thuật.

Cần chú ý thêm một số dấu hiệu trong quá trình theo dõi cho bé như: bé nôn ối nhiều, quấy khóc liên tục, khối phồng vùng rốn cứng chắc, ấn không xẹp, sưng đỏ. Khi đó cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay mẹ nhé.

Một số mẹo dân gian cho rằng nên dán băng dính hoặc đồng xu lên rốn để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, khuyến cáo từ chuyên gia là mẹ không nên làm như vậy. Vì không những không giúp cải thiện thoát vị mà còn có thể gây phát ban trên da trẻ sơ sinh.

5. Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần lưu ý và nắm rõ các cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhé.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh – Điều nên làm

Trong suốt quá trình vệ sinh rốn cho trẻ trước và sau khi rốn rụng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Page 2

Việc giữ cho bé sơ sinh luôn sạch sẽ, thơm tho không phải chuyện đơn giản. Hầu hết các bé không thể tắm trong một vài tuần đầu tiên vì phải giữ cho cuống rốn khô ráo và một số bé có làn da nhạy cảm phản ứng ngay khi bé được tắm. Các mẹo dưới đây sẽ đảm bảo bé yêu nhà bạn thật sự thơm tho mọi lúc mọi nơi.

Dùng bình xịt và khăn lau sạch cổ bé sau khi ngủ dậy
Pha 2 cốc rưỡi nước, 1 muỗng café oxy già, 2-3 giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc những loại tinh dầu khác và 1 muỗng dầu trà, sau đó cho vào bình xịt để dùng cho bé. Đây là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả trong việc trung hoà vi khuẩn gây mùi và xoa dịu bé. Nếu bạn thích mọi thứ hoàn toàn tự nhiên, bạn có thể chỉ dùng nước, nhưng dùng những chất khử mùi sẽ hiệu quả hơn. Mẹo để bé cho bạn lau cổ là quấn một cái khăn vòng quanh cổ bé từ đằng sau như khăn choàng, sau đó cầm hai góc đằng trước và xoay cái khăn vòng quanh.

Giảm mùi khó chịu trên nôi bằng vài giọt tinh dầu
Đổ 2-3 giọt tinh dầu khoáng pha với tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu hoa hồng hoặc hoa oải hương lên một miếng bọt biển, sau đó xoa nhẹ lên da của bé để giữ ẩm da và xoá sạch những mùi khó chịu. Bạn cũng có thể dùng nước hoa loại dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bạn không thể tìm thấy loại tinh dầu mà bạn yêu thích mặc dù các loại nước hoa này không hiệu quả lắm trong việc giữ bé thơm lâu. Lau thật nhẹ nhàng ở nơi mỏ ác [thóp] của bé. Vì tinh dầu có thể khiến tóc bé trông ẩm và bóng, bạn nên lau lại tóc cho bé bằng khăn ấm và một lượng nhỏ dầu gội đầu loại dành riêng cho bé sau khi xoa tinh dầu. Tinh dầu sẽ thấm vào tế bào da nên bé yêu nhà bạn vẫn sẽ thơm tho mà không bị đầu tóc bóng lưỡng.

Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh có thể là việc làm đáng sợ với nhiều mẹ!

Giữ quần áo thơm tho
Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực, quần áo bé sẽ mau chóng bám đầy những tế bào chết, nước dãi. Nếu bạn có thể giặt đồ thường xuyên, bạn nên thay đồ cho bé ít nhất 2 lần/ngày. Nếu bạn không có nhiều thời gian giặt đồ, bạn có thể thử cho bé chỉ mặc tã hoặc chỉ mặc quần khi thời tiết đủ ấm. Bạn cũng nên thường xuyên thay ra giường cho bé, ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Không chỉ vì ra giường cũ có thể bốc mùi mà còn vì ra giường bẩn có thể cuốn hút những côn trùng cắn bé.

Lau sạch miệng cho bé sau khi ăn
Bạn có thể pha hỗn hợp ¼ muỗng café baking soda với một cốc rưỡi nước ấm, sau đó nhúng một cái khăn sạch vào nước và nhẹ nhàng lau bên trong má bé. Nếu không có baking soda, bạn có thể chỉ cần dùng nước thôi, nhưng baking soda sẽ giúp miệng bé thơm lâu hơn. Nên tập lau miệng cho bé mỗi khi cho bé ăn xong, như thế sẽ giúp bé phòng bệnh tưa lưỡi và sâu răng, dần dà bé sẽ quen với việc này và bạn sẽ không phải vất vả khi lau miệng cho bé nữa.

Giữ móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng
Một trong những việc đáng sợ nhất của những người lần đầu tiên làm bố mẹ là cắt móng tay, móng chân cho bé. Khi cắt móng cho bé, hãy ôm bé trong lòng cho tới khi bé ngủ, sau đó cầm tay bé ở một ví trí mà bạn có thể dễ dàng cắt móng. Đảm bảo bạn ở nơi đủ sáng và có kềm hoặc kéo bén, vì kềm hoặc kéo cùn có thể cắt không đứt và kéo da bé vô sâu bên trong móng.

Không nên dùng giũa để làm móng cho bé, bởi vì cứ giũa móng qua lại sẽ khiến bé bị đau hơn là dùng kềm cắt móng cho bé. Thử nghĩ xem bạn sẽ cảm giác thế nào khi cái giũa cứ xẹt qua xẹt lại trên đầu móng tay của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng dũa để mài những góc nhọn. Móng tay bé thường không có mùi khó chịu nhưng chúng có thể là chỗ trú lý tưởng cho vi khuẩn gây hại nếu không được thường xuyên làm sạch.

Nếu bạn thấy những cách này hiệu quả, chia sẻ với những bố mẹ mà bạn biết nhé!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề