Cảm nhận bài văn những ngôi sao xa xôi năm 2024

Nhẹ nhàng mà cất bước vào cánh rừng văn học, Lê Minh Khuê đã in dấu vân chữ của mình trên văn đàn bằng biệt tài chuyên viết về truyện ngắn. Từng trang viết của bà dẫu có khốc liệt, gai góc đến đâu vẫn thấm đượm hơi thở dịu dàng và lóng lánh chất thơ như chất nước ngọt ngào thấm trong táo. "Những ngôi sao xa xôi" được bà chấp bút vào năm 1971 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ diễn ra khốc liệt. Tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp thơ mộng và phẩm chất anh hùng của những bông hoa trên tuyến lửa Trường Sơn, đặc biệt là Phương Định.

B/ TÓM TẮT

Truyện ngắn kể về ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến lửa Trường Sơn gồm Nho, Thao, Phương Định. Công việc của họ là đo khối lượng đất đá để lấp vào hố bom, đánh dấu bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Tuy gian nan, khổ cực nhưng họ vẫn luôn lạc quan, đong đầy tình đồng đội. Đoạn trích nằm ở giữa tác phẩm, đã khắc họa công việc phá bom căng thẳng và nguy hiểm của Phương Định.

C/ PHÂN TÍCH

Không chỉ tấu nên khúc hát trong trẻo của vẻ đẹp lãng mạn nơi núi rừng Trường Sơn, ngòi bút của Lê Minh Khuê còn dệt nên bức họa thấm nhuần ý chí kiên trung, bất khuất, sẵn sàng đối diện với mọi gian truân của Phương Định khi thực hiện nhiệm vụ. Ngay từ những dòng văn đầu tiên, Lê Minh Khuê đã dẫn lối độc giả bước vào không gian hoang tàn và quạnh quẽ trên đường Phương Định đến chỗ quả bom. Một mình ở chốn đại ngàn hoang vu ấy, cô bàng hoàng nhận xét: "Vẳng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung". Tất thảy cảnh vật nơi đây khoác lên màu áo tàn tro, nhuốm đầy rêu phong cũ kỹ, họa nên những tàn tích còn sót lại sau một đợt càn quét của quân giặc, dấy lên một "mảnh vỡ lịch sử" làm lòng độc giả không khỏi nghẹn ngào, xót xa. Trong sự mù mịt từ đám khói, trong sự vắng lặng đến bất an của vạn vật, Phương Định tiến gần đến quả bom. Khoảnh khắc tĩnh lặng và cô độc đến rợn người của cuộc chiến, cô "cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình." Dẫu chỉ là một

cảm giác thoáng qua nhưng cũng đủ để Phương Định thoát ly khỏi nỗi sợ hãi đang giăng mắc nơi đáy lòng, tiếp thêm sức mạnh để tiến về cung đường phía trước. Cô tự nhủ: "Tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom." Câu nói như một lời khẳng định kiên cường và tràn đầy dũng khí, mỗi bước chân cô đi đều vương màu tuổi trẻ "bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Chỉ vỏn vẹn vài dòng văn nhưng cũng đủ để ta hình dung một dáng đi ngẩng cao đầu đầy kiêu hãnh, một dáng đứng "tạc vào thế kỷ" như có lần Lê Anh Xuân viết:

“Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

Phải chăng trong thời khắc đứng giữa đôi bờ sinh - tử đã khiến Phương Định chọn cho mình một bản lĩnh sống thật can trường? Dường như trong giây phút đó, thứ duy nhất khiến cô sợ hãi chính là ánh nhìn của đồng đội. Cô muốn mình trong những giây phút có thể là cuối cùng vẫn giữ được dũng khí kiên cường đẹp đẽ, một "thời rực trời hoa lửa" và kiêu hùng trên đại ngàn Trường Sơn. Dẫu cho có nằm lại mãi nơi đất mẹ vĩnh hằng, cô cũng mãn nguyện vì đã cống hiến hết mình cho Tổ Quốc thân yêu. Như vậy ở Phương Định đã sáng lên ánh sao rạng ngời của lòng tự trọng, vẻ đẹp của cô không phải là sự ủy mị của thiếu nữ đôi mươi mà là niềm kiêu hãnh và cả lòng dũng cảm "xẻ rừng mà đi, đạp núi mà tiến" nung mình trên ngọn lửa thương đau để bảo vệ Tổ Quốc, như lời thơ thấm đẫm chất hào hùng của Chế Lan Viên:

"Ôi Tổ Quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông."

Nhưng rồi ác mộng cũng đã xảy ra. Thần chết mang tên "quả bom" hiện lên: "Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng." Qua ngòi bút của nhà văn, phép nhân hóa từ "lạnh lùng" đã khiến quả bom trở thành kẻ thù hiểm ác, chất chứa biết bao nỗi sợ hãi tột cùng, tưởng chừng như có thể nổ tung và nuốt chửng mạng sống của cô bất cứ lúc nào. Tuy chỉ hai câu văn cô đọng nhưng lại có thể khắc họa chất khốc liệt, sự khó khăn của việc phá bom.

câu văn dài như dòng chảy miên viễn của năm tháng: “Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu". Bằng sự tương phản giữa thời gian vật lý và thời gian tâm lý, nhà văn đã khắc họa được bức tranh tâm hồn của Phương Định: Nếu thời gian của đời người trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm này chỉ là từng khoảnh khắc giằng co giữa cõi u hiển thì thời gian vật lý lại lạnh lùng vô tri bởi chúng chỉ là “những con số vĩnh cửu". Trục quy chiếu của thời gian vật lý đã khiến ta cảm nhận rõ hơn tâm hồn Phương Định, đó là một ánh mắt căng thẳng, hồi hộp dõi theo ánh lửa “chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom", chờ đợi kết quả của công việc.

Sau những giây phút thập tử nhất sinh lần phá bom ấy cũng đã kết thúc. Những tưởng rằng niềm sống vốn rất mau tàn lụi, ngực trái đập liên hồi khi cận kề miền đất chết hiểm nguy, nhưng chính nhờ sự kiên cường, bất khuất của Phương Định đã tiếp thêm sức mạnh để cô vượt qua tất cả. Tuy nhiên đâu phải ai cũng có được sự mạnh mẽ như thế. Để làm được điều đó, chính Phương Định cũng đã lý giải cho độc giả: "Quen rồi" - câu đặc biệt ẩn khuất trong đó là lời tâm tình chân thành và gan góc đến lạ kì. Chính cái hoàn cảnh: "Mỗi ngày chúng tôi phá bơm đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần." Song, dẫu phải đối mặt với lưỡi hái tử thần, đứng trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc nhưng lúc nào cô cũng kiên cường, dũng cảm "giáp mặt quân thù quên hết nỗi đau riêng", hệt như ý thơ như Nguyễn Mỹ đã từng ca ngợi:

“Xông vào nơi khói

Để làm một cây chông nhỏ diệt thù

Em đã vượt qua thử thách bước đầu

Để làm người chiến thắng.”

Tuy nhiên Phương Định vốn là một thiếu nữ Hà Thành, tuổi trẻ vẫn đang rực rỡ như đóa hoa thanh khiết, tâm hồn vẫn đang hiền hòa như nắng ấm mỗi sớm mai, việc đem sinh mệnh của mình ra để liều lĩnh là một chuyện vô cùng hãn hữu. Bởi cô đủ tỉnh táo để nhận ra rằng: "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng cái chết ấy mờ nhạt, không cụ thể." Chính Yarn Martel đã từng khẳng định: "Sự sống đẹp đến nỗi cái chết đã phải lòng nó." Vậy thì đối với một tâm hồn nhiệt huyết, tha thiết yêu cuộc

sống như Phương Định, cô cũng sẽ có những giây phút nghĩ đến cái chết thấp thoáng qua "ốc đảo" tâm hồn mình. Tuy nhiên, lý do khiến cô cảm thấy cái chết mờ nhạt, không cụ thể là bởi từ khi quyết định giã từ Hà Nội để dấn thân vào cuộc trường chinh "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", tâm trí Phương Định đã ấp ôm ngọn lửa nhiệt huyết. Đó là ngọn lửa nhen nhóm từ một thời "hoa niên" bên trang sách cho đến một thời "hoa lửa" trên Trường Sơn, hệt như ý thơ Chế Lan Viên từng ca ngợi:

"Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường

Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn."

Khát vọng ấy đã giúp cô xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhẹ tựa áng mây ngàn thấp thoáng trên đỉnh núi xa xăm. Bởi còn điều khác quan trọng hơn chính là "nhiệm vụ". Hàng loạt câu hỏi như thác lũ cuộn trào trong "ốc đảo" tâm hồn cô: "Liệu mìn có nổ không?" "Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai?" đã lấn át ý niệm về cái chết, khiến nó mờ nhạt rồi khuất lấp, tắt lịm sau núi rừng cỏ cây. Đó chính là nhờ tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm làm nên tình yêu nước sâu nặng khiến cô sẵn sàng gạt bỏ hiếm nguy, cống hiến cho Tổ quốc, tựa như có lần Tố Hữu đã viết:

"Đường cách mạng, từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề tận cổ, súng kề tai."

Như vậy đoạn trích đã họa nên bức tranh vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định. Bom đạn của kẻ thù có thể đốt cháy cả cánh rừng Trường Sơn, có thể cày nát những con đường xe qua "không một dấu chân người" nhưng không thể nào dập tắt được ngọn đuốc vĩnh hằng được thắp nên bởi ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của người con gái anh hùng:

Chủ Đề