Cân đối kế toán dược hậu giang 2023-2023 năm 2024

Dù quý 3 giảm lãi nhưng nhờ thành quả đạt được trong 2 quý liền trước đã giúp CTCP Dược Hậu Giang [HOSE: DHG] đạt lợi nhuận 790 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 5% so với cùng kỳ.

Trong quý 3/2023, DHG đạt gần 1.1 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ. Giá vốn gần như đi ngang nên sau khi khấu trừ, lãi gộp giảm 11% còn 515 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng mạnh 65%, lên 55 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi tăng. Chi phí tài chính đi ngang, ghi nhận 27 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay tăng mạnh lên 10.3 tỷ đồng [gấp 2.2 lần cùng kỳ]. Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều tăng đáng kể.

Cùng với khoản lỗ khác 11 tỷ đồng [cùng kỳ chỉ gần 1 tỷ đồng] do phát sinh chi phí hỗ trợ cá nhân kinh doanh, ông lớn ngành dược kết thúc quý 3 với lãi ròng 166 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 37%.

DHG cho biết quý 3/2023 chịu tác động khó khăn từ tình hình kinh tế chung, làm giảm sức mua, khiến doanh thu trong kỳ giảm đi. Bên cạnh đó, nhiều khoản chi phí tăng lên do Doanh nghiệp tăng cường các hoạt động marketing, đầu tư phát triển sản phẩm mới nhằm thực hiện các chiến lược dài hạn, tạo lợi thế trong tương lai.

Tuy vậy, nhờ thành quả đạt được tại 2 quý đầu năm, kết quả lũy kế của DHG vẫn tăng trưởng. Sau 9 tháng, Doanh nghiệp đạt gần 3.5 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 4% so với cùng kỳ, thực hiện gần 70% kế hoạch năm; lãi trước thuế 867 tỷ đồng, tăng 4%, đạt 77% kế hoạch năm; lãi ròng 790 tỷ đồng, tăng trưởng 5%.

Thời điểm cuối quý 3, sức khỏe tài chính của ông lớn ngành dược đang rất lành mạnh. Giá trị tổng tài sản của DHG đạt gần 6 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Lượng tiền nắm giữ [gồm tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn 3-12 tháng] gần như đi ngang. Giá trị hàng tồn kho tăng 26%, lên gần 1.6 ngàn tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh lên 459 tỷ đồng [đầu năm chỉ 93 tỷ đồng], phần lớn là chi phí đầu tư mở rộng dự án nhà máy Dược phẩm và nhà máy in bao bì DHG.

Phía nguồn vốn, nợ phải trả tăng 60% lên gần 1.4 ngàn tỷ đồng, hầu hết là nợ ngắn hạn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm gần 760 tỷ đồng, gấp 7 lần đầu năm, là nợ vay ngân hàng.

Mới đây, Dược Hậu Giang công bố BCTC hợp nhất quý IV/2023. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 1.534 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng 24% lên hơn 881 tỷ đồng; lợi nhuận gộp cũng nhích nhẹ 5% lên 653 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu của Dược Hậu Giang đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 7,3%; lãi sau thuế 1.051 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2022.

Kết quả, trong quý IV/2023, Công ty Dược Hậu Giang ghi nhận hơn 292 tỷ đồng lãi trước thuế và 261 tỷ đồng lãi sau thuế, cùng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh nghiệp cho biết đây là kết quả của việc tập trung bán các sản phẩm chiến lược, chủ lực. Hệ thông phân phối ngày càng được tổ chức chặt chẽ và kết nối tốt với khách hàng.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 7,3%; lãi sau thuế 1.051 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2022. Đây là năm thứ 4 liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận và thiết lập kỷ lục mới. Công ty hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu thuần và vượt 3% kế hoạch lợi nhuận được cổ đông giao.

Năm 2024, Dược Hậu Giang đề ra mức doanh thu tăng nhẹ lên 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm từ 1.160 tỷ đồng xuống 1.080 tỷ đồng. Kế hoạch này sẽ được trình cổ đông trong kỳ họp ĐHCĐ năm nay.

Dược Hậu Giang là doanh nghiệp đầu ngành dược phẩm Việt Nam. Công ty duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận từ 2019 đến nay, động lực đến từ kênh xuất khẩu nhờ sự hỗ trợ mạnh từ công ty mẹ Taisho [Nhật Bản] và kênh ETC [bệnh viện].

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu tăng tỷ trọng lên 20%. Còn kênh xuất khẩu mới đóng góp hơn 100 tỷ vào doanh thu Dược Hậu Giang vào năm 2022 nhưng ghi nhận tốc độ tăng 20%/năm trong 5 năm.

Công ty hiện hoạt động với hai nhà máy có công suất thiết kế 7,5 tỷ đơn vị mỗi năm, với các sản phẩm chính thuộc ngành hàng kháng sinh, giảm đau – hạ sốt. Vào năm 2022, Dược Hậu Giang khởi công nhà máy Betalactam theo chuẩn Japan/EU-GMP đề mở rộng quy mô phát triển. Nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ cho công suất 1 tỷ viên/năm, dự kiến dự kiến hoạt động từ quý IV/2024.

Trong kỳ, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cùng tăng 13%, đạt lần lượt 188 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 361 tỷ đồng, tăng 42% so với quý I/2022. Đây là kỷ lục lợi nhuận của Dược Hậu Giang kể từ khi công ty bắt đầu công bố thông tin từ quý 4/2004.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Dược Hậu Giang tăng 6,5% so với đầu năm lên 5.503 tỷ đồng, chiếm gần nửa trong số đó là 2.538 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng các loại. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn tăng lần lượt 7% và 2% lên 1.339 tỷ đồng và 562 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Dược Hậu Giang giảm nhẹ về còn 850,5 tỷ đồng, chiếm phần lớn là 785 tỷ đồng nợ ngắn hạn, bao gồm 276 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 116 tỷ đồng phải trả người lao động, 273 tỷ đồng vay ngắn hạn.

Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, vào ngày 4/5 tới đây, Dược Hậu Giang sẽ tiến hành chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 35%. Ngày thực hiện thanh toán là 12/5.

Với 130,75 triệu cổ phiếu DHG đang lưu hành, Dược Hậu Giang dự kiến sẽ chi ra gần 458 tỷ đồng chia cổ tức lần này cho cổ đông. DHG hiện có 2 cổ đông lớn duy nhất là CTCP Chế tạo thuốc Taisho và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước [SCIC], sở hữu lần lượt 51,01% và 43,31% vốn điều lệ công ty. Ước tính 2 pháp nhân này sẽ nhận về tương ứng 233,43 tỷ đồng và 198,2 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức trên.

Chủ Đề