Cập nhật CCCD cho ngân hàng online

  • Trang chủ /
  • 04 GIẤY TỜ CẦN SỬA ĐỔI/CẬP NHẬT KHI ĐỔI CMND SANG CCCD GẮN CHIP

Việc thay đổi CMND 9 số sang thẻ CCCD 12 số có gắn chip khiến một số giấy tờ cá nhân cần sửa đổi và cập nhật kịp thời. Dưới đây là 04 giấy tờ mà công dân cần sửa đổi và cập nhật, ngoài ra bộ phận kế toán doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến sự thay đổi này bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thay đổi thông tin đăng ký thuế cho người lao động tại doanh nghiệp.

Cần sửa đổi/cập nhật thông tin một số giấy tờ khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip

1/ Cập nhật thông tin trên BHXH, thẻ BHYT

Công dân sẽ không phải thực hiện đổi sổ BHXH và thẻ BHYT bởi chúng không liên quan trực tiếp đến thông tin đến số CMND/CCCD.

Nhưng để có thể tra cứu quá trình tham gia BHXH hay hạn sử dụng của thẻ BHYT… thì công dân phải thực hiện cập nhật lại thông tin hồ sơ BHXH, thẻ BHYT theo quy định.

2/ Sửa đổi hộ chiếu

Trên hộ chiếu có thể hiện thông tin số CMND/CCCD của mỗi cá nhân, do đó nếu thực hiện đổi CMND 9 số sang CCCD 12 số đòi hỏi công dân phải làm thủ tục đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu theo quy định tại Chương II của Thông tư 29/2016 do Bộ công an ban hành ngày 06/7/20216.

Tại cửa khẩu một số nước, đòi hỏi công dân phải xuất trình hộ chiếu có thông tin trùng khớp với thẻ CCCD nếu không trùng khớp công dân khó có thể xuất/nhập cảnh được. Để sửa đổi thông tin hộ chiếu, cá nhận cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất là 01 năm

– CCCD gắn chip mới được cấp

– Giấy xác nhận số CMND cũ đã được cấp trước đó

– Sổ tạm trú đối với trường hợp đề nghị đổi tại nơi đăng ký tạm trú

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, cá nhân đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an để nộp hồ sơ.

3/ Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng

Ngân hàng sẽ từ chối giao dịch đối với chủ tài khoản khi không xác định được nhân thân nếu cá nhân chưa thực hiện thủ tục cập nhật số CCCD mới thay cho số CMND cũ vào hồ sơ thông tin tài khoản ngân hàng.

Để có thể cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng, cá nhân cần mang theo giấy xác nhận số CMND 9 số và thẻ CCCD mới được cấp đến ngân hàng mà cá nhân mở tài khoản để được hướng dẫn chi tiết.

Cần thay đổi thông tin đăng ký thuế khi đổi sang CCCD gắn chip

4/ Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý Thuế 2019, khi có thay đổi một trong nhưng thông tin trên tờ khai đăng ký thuế thì cá nhân thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 ngày tính từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Cá nhân có thể tự mình thực hiện thay đổi hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế [lưu ý người lao động phải có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Lưu ý: thời điểm hiện tại chưa có quy định xử phạt vi phạm hành chính nào đối với việc không sửa đổi hoặc cập nhật thông tin đối với 04 loại giấy tờ nêu trên. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc giao dịch cá nhân cần thực hiện sửa đổi và thay đổi thông tin càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, những người đang sử dụng thẻ CCCD 12 số/mã vạch khi đổi qua thẻ CCCD gắn chip thì không cần thực hiện sửa đổi/cập nhật thông tin mà chỉ áp dụng đối với cá nhân thay đổi CMND 9 số sang thẻ CCCD 12 số có gắn chip.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ VI NA

  •  Trụ sở chính: 41A Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
  •  Chi nhánh: Tòa Nhà AC, 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  •  HOTLINE: 1900 6676  [1.000đ/phút] - DỊCH VỤ SẢN PHẨM | 1900 6276  [5.000đ/phút] - HỖ TRỢ KỸ THUẬT
  •  Email:

Để làm rõ vấn đề, cần chia thành hai trường hợp như sau:


Thứ nhất: Nếu đổi CMND sang Căn cước công dân mã vạch

Rất nhiều người dân trước đây sử dụng CMND 09 số, khi đổi sang Căn cước công dân 12 số thì số đã thay đổi. Trong khi đó, giao dịch với ngân hàng trước đây sử dụng số CMND cũ, nay đổi sang số mới, làm phát sinh yêu cầu phải có xác nhận số CMND cũ.

Do đó, trước đây, Bộ Công an đã ban hành ra Thông tư 07/2016/TT-BCA [sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA] và quy định tại Điều 15 như sau: Nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan công an có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND cho công dân.

Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận số CMND để xuất trình khi làm các thủ tục, giao dịch có sử dụng số CMND cũ, trong đó có giao dịch với ngân hàng.

Bất cập lớn nhất của Giấy xác nhận số CMND ở chỗ đây chỉ là một mảnh giấy A4, rất dễ nhàu nát khi gấp bỏ trong ví hoặc gặp nước cũng dễ dàng hư hỏng. Do đó, rất bất tiện cho người dân khi cần bảo quản để sử dụng Giấy này lâu dài.

Riêng với trường hợp người dân sử dụng CMND 9 số vẫn còn rõ nét mà hết hạn hoặc có nhu cầu đổi sang Căn cước công dân, thì khi đi làm thủ tục, người dân sẽ được trả lại CMND cũ cắt góc. Người dân có thể sử dụng CMND cắt góc này để xác nhận, đối chiếu nếu giao dịch với ngân hàng trước đó sử dụng số CMND cũ. 

Đổi sang Căn cước, giao dịch ngân hàng ảnh hưởng gì không? [Ảnh minh họa]


Thứ hai: Nếu đổi CMND sang Căn cước công dân gắn chip

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành ra Thông tư 59/2021/TT-BCA - có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021 hướng dẫn Luật Căn cước công dân, thay thế cho Thông tư 40/2019/TT-BCA.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Thông tư này quy định như sau:

1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.

2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Theo đó, người dân không cần phải xin Giấy xác nhận số CMND cũ và cũng không cần phải cung cấp Giấy này khi giao dịch với ngân hàng, mà chỉ cần xuất trình Căn cước công dân gắn chip, nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân, từ đó biết được thông tin về số CMND cũ.

Cũng theo Thông tư này, mọi CMND cũ khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip sẽ bị thu hồi, thay vì được cắt góc và trả lại như trước đây [đối với trường hợp CMND còn rõ nét].

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, người dân không cần có Giấy xác nhận số CMND cũng không cần CMND cắt góc để đối chiếu với số CMND cũ khi làm thủ tục với ngân hàng, bởi mã QR trên Căn cước công dân gắn chip đã lưu thông tin này.

Lưu ý, mặc dù Thông tư 59 được Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 nhưng việc cấp Căn cước công dân gắn chip đã được triển khai từ ngày 01/01/2021. Ở nhiều địa phương đã không còn cấp Giấy xác nhận số CMND từ thời điểm này.

Kết luận: Nếu đổi từ CMND sang Căn cước công dân, giao dịch với ngân hàng về cơ bản không có ảnh hưởng gì. Trước đây, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận CMND hoặc CMND cắt góc; còn nếu đã đổi sang Căn cước công dân gắn chip thì nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ để đối chiếu CMND cũ.

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Thẻ Căn cước công dân: 10 điều người dân nên biết 

>> 5 điểm mới khi làm Căn cước công dân gắn chip từ 1/7/2021

Câu hỏi về cập nhật số CCCD gắn chip với ngân hàng được nhiều bạn đọc gửi về Dân Việt trong tuần qua.

Chưa cập nhật số CCCD gắn chip với ngân hàng có thực hiện được giao dịch?

Thông tư 59/2021/TT-BCA do Bộ Công an ban hành hướng dẫn Luật Căn cước công dân, thay thế cho Thông tư 40/2019/TT-BCA chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Thông tư 59 này quy định:

"Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.

Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.".

Chưa cập nhật số CCCD gắn chip với ngân hàng có thực hiện được giao dịch? Ảnh minh họa. BY

Theo đó, người dân không cần phải xin Giấy xác nhận số CMND cũ và cũng không cần phải cung cấp Giấy này khi giao dịch với ngân hàng, mà chỉ cần xuất trình Căn cước công dân gắn chip, nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân, từ đó biết được thông tin về số CMND cũ.

Cũng theo Thông tư này, mọi CMND cũ khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip sẽ bị thu hồi, thay vì được cắt góc và trả lại như trước đây [đối với trường hợp CMND còn rõ nét].

Người dân không cần có Giấy xác nhận số CMND cũng không cần CMND cắt góc để đối chiếu với số CMND cũ khi làm thủ tục với ngân hàng, bởi mã QR trên Căn cước công dân gắn chip đã lưu thông tin này.

Video liên quan

Chủ Đề