So sánh kho bạc nhà nước và ngân hàng nhà nước

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH

1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện] thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

4. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:

a] Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;

b] Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c] Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

5. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

6. Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

a] Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

b] Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:

a] Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b] Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;

c] Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

9. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định:

a] Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh;

b] Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;

c] Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.

12. Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

13. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

14. Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

15. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

16. Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.

18. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có quyền:

a] Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b] Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

c] Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước [KBNN] và Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã có sự phối hợp trong điều hành chính sách tiền tệ [CSTT] giúp ổn định giá trị đồng tiền, hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nước [NQNN].

Một điểm thu tại Vietcombank giúp khách hàng gặp nhiều thuận lợi trong thực hiện nộp ngân sách. Ảnh: H.T

Bà Dương Thị Thanh Bình - Phó vụ trưởng Vụ CSTT, NHNN cho biết, từ năm 2016 đến nay, KBNN đã hỗ trợ tích cực NHNN trong việc triển khai CSTT do nguồn tiền được tập trung gửi không kỳ hạn tại tài khoản của KBNN mở tại NHNN [chiếm gần 95% tổng tiền gửi không kỳ hạn]. Nguồn ngân quỹ này đã giúp NHNN thực hiện được đồng thời 2 mục tiêu là mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước và ổn định được thanh khoản thị trường, không ảnh hưởng đến lạm phát, giữ được mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giúp giảm chi phí cho NHNN trong việc điều hành CSTT.

Bên cạnh đó, NHNN và KBNN cũng thường xuyên trao đổi các thông tin về thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu chính phủ [TPCP], việc điều hành ngân quỹ của KBNN để tăng cường sự phối hợp giữa công tác điều hành CSTT. Theo đó, NHNN đã điều hành linh hoạt để duy trì thanh khoản hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức phù hợp nhằm giảm áp lực lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Đồng thời, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất của các nước trên thế giới có xu hướng gia tăng, NHNN đã giữ được mặt bằng lãi suất về cơ bản ổn định, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành TPCP với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn giúp làm giảm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính [KBNN] làm việc với các tổ chức, đối tác quan hệ song phương, đa phương, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, để các tổ chức quốc tế có đánh giá khách quan về kinh tế Việt Nam, tình hình điều hành vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành, góp phần minh bạch thông tin, đóng góp tốt vào quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc gia năm 2018. Điều này, giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với kinh tế Việt Nam, đồng thời giảm chi phí vay nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Kết quả, trong năm 2018 và đầu năm 2019, lần lượt 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới là Fitch Ratings, Moody’s và S&P đều đã nâng mức xếp hạng của Việt Nam với triển vọng “ổn định”.

Bà Bình cho biết, trong thời gian tới, KBNN đưa ra định hướng xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030 sẽ trở thành kho bạc số và việc đầu tiên KBNN cần làm lúc này là sẽ tiếp tục tạo dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác QLNQ nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản trong công tác QLNQ là an toàn và hiệu quả. Trong đó, sẽ phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với NHNN và các cơ quan liên quan khác trong việc QLNQ, quản lý tài khoản KBNN, dự báo luồng tiền và tạo dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư ngân quỹ…

NHNN cũng đưa ra định hướng điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng.

Để làm được điều này, bà Bình cho biết, KBNN và NHNN cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong trao đổi các thông tin như cập nhật các luồng thu - chi của KBNN cũng như dòng tiền vào/ra hàng ngày tại các tài khoản của KBNN tại NHNN và tổ chức tín dụng để phối hợp chặt chẽ giữa điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Đồng thời, Bộ Tài chính phối hợp với NHNN để giữ ổn định thị trường tiền tệ thông qua điều chỉnh số dư tiền gửi VND của KBNN: Đối với tiền gửi có kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính trao đổi thông tin với NHNN về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn gửi tại tổ chức tín dụng để hỗ trợ ổn định lãi suất và thị trường tiền tệ. Ngoài ra, Bộ Tài chính [KBNN] phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc phát hành TPCP với khối lượng, kỳ hạn, lãi suất và thời điểm hợp lý để không làm tăng lãi suất thị trường, ảnh hưởng đến cân đối vốn của các tổ chức tín dụng./.

Thanh Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề