Cầu hóa an bien hoa dong nai vietnam năm 2024

Tập tin này chứa thông tin bổ sung, có thể được thêm từ máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy quét được sử dụng để tạo hoặc số hóa tệp.

Nếu tập tin đã được sửa đổi so với trạng thái ban đầu, một số chi tiết có thể không phản ánh đầy đủ tập tin đã sửa đổi.

Thêm một chút tư liệu về Cầu Hóa An Xây dựng năm 1973 Cầu bê bông, trụ cầu hồm 1, 2 hàng ống bê tông cốt thép đóng sâu xuống lòng sông , trụ cầu được bao bọc bởi khung vĩ thép chóng va đập của phương tiện thủy và góp phần bảo an. Nhịp cầu là các dầm bê tông đúc sẵn, giữa cầu [lệch về hướng Hóa An, nơi có luồng lạch cho tàu chạy, nước sâu] có khoảng không thông thuyền lớn nhất cao nhất, nhịp cầu là khung thép có thể dời đi khi cần thiết. Mặt cầu hơi hẹp, có 2 làn ô tô và 2 làn cho người đi bộ, tại mỗi trụ cầu [trên làn đi bộ] có lắp chốt gác bê tông đúc sẵn. Kết cấu vào thời đấy đều gần như giống nhau [như cầu Bình Phước TP Hỗ Chí Minh]. Công tác bảo vệ cầu: Thời chiến tranh [trước 30 tháng 4 năm 1975] Cầu được bảo vệ nghiêm ngặt suốt ngày đêm, lính bảo vệ cầu được trang bị súng tiểu liên M16 và lựu đạn hơi gây tức [dưới nước] để chống đặc công “Việt cộng”. Mỗi buổi chiều các chốt gác đều được xe quân sự đến tiếp đạn, lựu đạn, lính gác cầu được quyền bắn bất kỳ vật gì trôi nổi qua cầu như rác, lục bình, nhánh cây,…có thể ném lựu đạn bất kỳ lúc nào! Kể từ ngày xây dựng cầu đến nay, cầu đã 3 lần bị sập. Trong 3 lần sập cầu có 2 lần do chiến tranh một lần là hậu quả của nó và quá tải. * Cầu sập lần 1: Vào một đêm của năm 1974, đêm ấy cũng như mọi đêm chốc lát có một hai phát phút súng nổ, lâu lâu có một quả lựu đạn được ném xuống sông gần trụ cầu, còn lại là tiếng của những chiếc lon sửa bò [làm cuộn dây của cần cầu quăng đơn giản] rơi lon ton trên mặt cầu, vài tiếng ý ới nói chuyện của lính canh. Riêng đêm ấy, lính canh kêu nhau như phát hiện có thây ma, xác chết ở chân cầu…nhưng không, tiếng súng lính canh bắt đầu rộ lên, tiếng lưu đạn ném xuống sông dọc theo suốt cây cầu ít phút sau một tiếng nổ kinh thiên động địa, tất cả mọi âm thanh đều tắt ngắm, ánh sáng đèn cầu cũng tắt ngắm, tối đen. Cầu đã sập, cụm trụ của một chân cầu [có lẽ là chân thứ 6 hay 7] ổ gần đàu cầu phí Biên Hòa đã gãy, 2 nhập cầu bắt qua nó đã sụp xuống dòng sông! Công tác truy lùng đặc công VC đã được đơn vị Giang cảnh [Đơn vị này đóng ở ven bờ đầu cầu phía Biên Hòa, bên hạ lưu] thực hiện. Trưa hôm sau, những chiếc tàu của Giang cảnh kéo 3 thi thể của Đặc công VC mình trần, quần đùi xanh [người mặc quần xanh dương, người mặc quần xanh lá cây] từ cù lao Hiệp Hòa về tập trung tại đơn vị Giang cảnh…Có lẻ những người này đã hi sinh do sức nổ của mìn hoặc do lựu đạn của lực lượng bảo vệ cầu vì khi tàu kéo ngang qua, tôi dõi mắt theo suốt hành trình không thấy dấu vết gì cả. Sau đó cầu tiếp tục được nối tạm bằng khung lồng sắt có một làn ô tô , có thể di chuyển đồng thời với xe gắn máy, 2 làn cho người đi bộ. Cầu này nối tắc, thay thế 2 nhịp cầu bê tông trước khi bị đánh sập… * Cầu sập lần thứ 2: Trưa ngày 30/4/1975, khi rút chạy về Sài Gòn, cầu đã bị lính VNCH đánh sập tại phần khung sắt lắp tạm nói ở để ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng. Sau ngày miền nam giải phóng, cầu được làm lại cũng bằng khung lồng sắt y như cũ, có gắn biển báo 8 tấn. * Cầu sập lần thứ 3: Vào buổi chiều năm 198…, giờ tan tầm chắc khoản hơn 16 giờ, tại chợ Biên Hòa, mọi người nghe âm thanh ghê rợn [của tiếng sắt thép bị bức ra, âm thanh của cây cầu đầy ắp xe cộ rơi xuống dòng nước] từ phía cầu mới [trước đây cầu Hóa An được gọi là cầu Mới], nhìn về đấy chiếc cầu lồng sắt lắp trên cầu mới đã gãy sập ngay đoạn giữa, những chiếc đầu lóp ngóp trên mặt sông. Rất may, đã có nhiều ghe đánh cá, những chiếc tàu của Cảnh sát đường sông đã tập trung đến để cứu vớt họ… một buổi chiều tan thương nơi này, đã có nhiều người chết! Những ngày sau đó vẫn còn nhiều nhóm người đứng ở ven sông, ở các đầu cầu gành ngóng chờ tìm xác người thân. Sự việc như sau: đoàn xe gồm 4 Kamaz ben [trọng tải xe 8 tấn/chiếc, chất đầy đá - xe quá tải, ước tổng trọng lượng mỗi xe đến 20 tấn] đi từ hướng hóa an về Biên Hòa, cầu sắt hẹp chỉ đi được một chiều xe ô tô nên 4 chiếc xe tranh thủ nối đuôi nhau lên cầu, một chiếc xe lô đen [xe tắc-xông] chở đầy ắp người len lõi trên phần cầu bê tông và kịp chen vào giữa đoàn xe để lên cầu sắt, tất cả họ đã bị nhấn chìm dưới lòng sông, tài xế phụ xe của cả đoàn xe hầu hết cũng chung số phận! Trong thời điểm này, trước khi cầu sập có rất nhiều người đi bộ , đi xe đạp, gắn máy đi trên cầu, hầu hết là công nhân và dân lao động trên đường về sau giờ làm việc. * Ghi chú: Trước đây, gần cầu mới, phía hạ lưu lệch về bên bờ Biên Hòa có cái cồn gọi là Cồn Gáo, tập trung một số hộ dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông Đồng Nai, giờ cồn ấy đã bị nước sông xói mòn, không còn nữa.

10 năm trước | trả lời | hide comment

Chủ Đề