Cấu trúc nào sẽ làm khuôn cho quá trình dịch mã

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Trắc nghiệm: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A. mARN

B. ADN

C. rARN

D. tARN

Lời giải:

Đáp án đúng: A. mARN

Giải thích: Trong quá trình dịch mã, phân tử mARN được sử dụng làm khuôn cho quá trình dịch mã -> Đáp án A

Đáp án B sai vì ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã, nó chỉ làm khuôn để tổng hợp nên mARN, chính mARN mới tham gia trực tiếp cho quá trình dịch mã.

Cùng tìm hiểu thêm về quá trình dịch mã với Top Tài Liệu nhé.

– Dịch mã là quá trình thông tin di truyền chứa trong ARN được chuyển thành trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin.

– Trong sinh học phân tử và di truyền học, dịch mã là quá trình trong đó ribosome trong tế bào chất hoặc mạng lưới nội chất tổng hợp protein sau quá trình phiên mã từ DNA đến RNA trong nhân. Toàn bộ quá trình được gọi là biểu hiện gen.

– Trong dịch mã, RNA thông tin được giải mã trong một ribosome bên ngoài nhân, để tạo ra chuỗi amino acid hay polypeptide. Polypeptide sau đó gấp, co xoắn tạo protein hoạt động và thực hiện các chức năng của nó trong các tế bào. Ribosome tạo điều kiện cho sự giải mã bằng cách tạo ra trình tự bộ 3 bổ sung với tRNA với các mRNA mang mã di truyền. Mỗi tRNA mang một amino acid cụ thể được nối với nhau thành một polypeptide khi mRNA đi qua và được “đọc” bởi ribosome.

1. Nơi xảy ra 

Quá trình dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra trong tế bào chất

2. Các thành phần tham gia và quá trình dịch mã .

+ Mạch khuôn mARN mang thông tin mã hóa aa

+ Nguyên liệu gồm 20 loại aa tham gia vào quá trình trổng hợp chuỗi polipeptit

+ t ARN và riboxom hoàn chỉnh [ tiểu phần bé , tiểu phấn lớn liên kết với nhau]

+ Các loại enzyme hình thành liên kết gắn aa với nhau và aa với tARN

3. Diến biến quá trình dịch mã.

Quá trình dịch mã có thể chia ra làm hai giai đoạn

a. Giai đoạn 1: Hoạt hoá axit amin

– Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP

aa + ATP → aa hoạt hoá

– Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a – tARN.

 aa hoạt hoá + tARN → Phức hợp aa – tARN

b. Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit 

Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra theo ba bước:

Sơ đồ mô tả quá trình  tổng hợp chuỗi pôlipeptit

Bước 1. Mở đầu

+ Tiểu đơn vị bé của ribôxômgắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu [gần bộ ba mở đầu] và di chuyển đến bộ ba mở đầu [AUG].Ở sinh vật nhân thực bộ ba AUG mã hóa cho axit amin Met còn ở sinh vật nhân sơ mã AUG mã hóa cho axit amin f-Met aa mở đầu – tARNtiến vào bộ ba mở đầu [đối mã của nó – UAX- khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung], sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

Bước 2. Kéo dài chuỗi polipeptit

+ Phức hợpaa1 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon tiếp sau mã mở đầu trên mARN, 1 liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu và aa1.

+ Ribôxôm dịch chuyển qua côđon tiếp theo, tARN mở đầurời khỏi ribôxôm, phức hợp aa2 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon đó, 1 liên kết peptit nữa được hình thành giữa aa1 và aa2.

+ Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc [UGA, UAG hay UAA].

Bước 3. Kết thúc

Khi ribôxômchuyển dịch sang bộ ba kết thúc [UAA, UAG, UGA] thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.

=> Kết quả 

+ Từ một phân tử mARN trưởng thành có 1 riboxom trượt qua sẽ tạo thành một chuỗi polipeptit cấu trúc bậc 1 hoàn chỉnh .

+ Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp thì tiếp tục biến đổi để hình thành các cấu trúc bậc 2 , 3 ,4 để thực hiện các chức năng sinh học

Chú ý: Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm [pôliribôxôm hay pôlixôm] giúp tăng hiệu suất tổng hợp .

=> Ý nghĩa 

+ Từ trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN được chuyển đổi thành trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipeptit.

+ Từ thông tin di truyềntrong axit nucleotit được biểu hiện thành các tính trạng biểu hiện ở bên ngoài kiểu hình.

Câu hỏi: Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?

A. A = 448; X =350; U = G = 351.

B. U = 447; A = G = X = 351.

C. U = 448; A = G = 351; X = 350.

D.  A = 447; U = G = X = 352.

Đáp án đúng: C. U = 448; A = G = 351; X = 350.

Lời giải chi tiết:

Có 499 lượt tARN => số ribonucleotit trên mARN là: 499×3+3=1500

Trong các bộ ba đối mã có 447A => trên mARN có 447U trong các bộ ba mã hóa aa, và 1U trong bộ ba kết thúc. Vậy có 448U.

Trong các bộ ba đối mã aa trên mARN có A=G=X = , mà bộ ba kết thúc là UAG nên ta có số lượng các loại nucleotit A=G=351 ; U= 448;  X=350

Thành phần nào làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A.

ADN.

B.

mARN.

C.

tARN.

D.

Ribôxôm

Đáp án và lời giải

Đáp án:B

Lời giải:

mARN làm khuôn cho quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit.

Vậy đáp án đúng là B

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Dịch mã – tổng hợp prôtêin - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử [ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng] - Sinh học 12 - Đề số 2

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:

  • Thành phần nào làm khuôn cho quá trình dịch mã?

  • Nhận định nào sau đây sai khi nói về quá trình dịch mã?

  • Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực? [1] Xảy ra trong tế bào chất [2] Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn. [3] Cần ATP và các axit amin tự do [4] Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

  • Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được . Nhứng gen ung thư loại này thường là

  • Vai trò của quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã là:

  • Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây không đóng vai trò làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm?

  • Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?

  • Yếu tố nào sau đây là không cần thiết để cho dịch mã xảy ra?

  • Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin có trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Với hiệp ước Nhâm Tuất [5-6-1862], triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp:

  • Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa Định Tường là:

  • Thực dân Pháp chiếm xong Nam Kì vào thời gian:

  • Sau khi sáu tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, thái độ của quan lại cao cấp trong triều đình Huế:

  • Thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần nhất với lý do:

  • Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là:

  • Với hiệp ước Giáp Tuất [năm 1874], triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận :

  • Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là:

  • Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần hai là:

  • Sau Hiệp ước Hác-măng [1883], thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân:

Video liên quan

Chủ Đề