Chánh văn phòng sở quy hoạch kiến trúc hà nội

Quyết định được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội công bố sáng 23/2, ông Nguyễn Trúc Anh [sinh năm 1974] - Thành uỷ viên, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc đến nhận công tác tại huyện Hoài Đức, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Huyện uỷ Hoài Đức nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Nguyễn Trúc Anh thay vị trí của ông Nguyễn Xuân Đại - được điều động làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao quyết định cho ông Nguyễn Trúc Anh sáng 23/2. Ảnh: Phạm Hùng.

Tại buổi công bố quyết định, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, cùng với các nhiệm vụ thường xuyên, tân Bí thư Huyện ủy Nguyễn Trúc Anh cùng tập thể lãnh đạo huyện tập trung hoàn thành công tác GPMB Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đúng tiến độ. Đồng thời rà soát 8 tiêu chí để tập trung xây dựng huyện lên quận.

Ông Nguyễn Trúc Anh, quê Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ông có trình độ chuyên môn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kỹ thuật đô thị, quy hoạch Vùng và phát triển Quốc tế, Cử nhân Kiến trúc quy hoạch.

Ông Trúc Anh là chuyên gia về kiến trúc, quy hoạch, có nhiều năm công tác nghiên cứu tại Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng; thư ký Bộ trưởng Bộ Xây dựng [2015-2016]. Từ năm 2019, ông làm Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.

[Thanh tra]- UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội rút kinh nghiệm về việc giải quyết đơn thư và cung cấp tài liệu cho công dân còn chậm so với yêu cầu.

Ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội [bên trái] bị tố cáo. Ảnh: Internet

Công dân tố cáo ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc và ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc không giải quyết đơn của công dân, không cung cấp thông tin quy hoạch dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng ra Quốc lộ 1A tại quận Hoàng Mai.

Ngày 19/10/2021, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4487/QĐ-UBND về việc thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung công dân tố cáo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc và ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc có hành vi không giải quyết đơn kiến nghị của công dân, không cung cấp thông tin quy hoạch dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng ra Quốc lộ 1A tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Tiếp đó, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội có Báo cáo số 86/BC-TTTP-P2 về kết quả xác minh các nội dung tố cáo của công dân.

Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ có liên quan và đối chiếu với quy định của pháp luật, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Kết luận số 14/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc.

Kết quả xác minh cho thấy, Sở Quy hoạch Kiến trúc nhận được đơn của công dân đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch, tài liệu liên quan đến dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng ra Quốc lộ 1A tại quận Hoàng Mai, bản vẽ chỉ giới đường đỏ, bản vẽ quy hoạch giao thông.

Với cương vị Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở, ông Nguyễn Trúc Anh, ông Nguyễn Đức Nghĩa đã có phiếu xử lý giao Phòng Hạ tầng kỹ thuật, Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với phòng chuyên môn tham mưu giải quyết đơn của công dân.

Sở Quy hoạch Kiến trúc có Văn bản số 1250/QHKT-VP-HTKT ngày 5/4/2021 trả lời đơn công dân, làm việc trực tiếp với các công dân vào ngày 29/4/2021 để làm rõ nội dung kiến nghị và có Văn bản số 2683/QHKT-VP-HTKT ngày 14/6/2021 báo cáo, xin ý kiến UBND thành phố về các kiến nghị của công dân.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 6674/VP-ĐT ngày 2/7/2021, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có Văn bản số 4366/QHKT-HTKT-TTr ngày 24/9/2021, số 5451/QHKT-HTKT-TTr ngày 30/11/2021 trả lời đơn của công dân và cung cấp tài liệu cho công dân vào ngày 25/11/2021.

Trên cơ sở xác minh nêu trên, UBND thành phố kết luận, việc công dân tố cáo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc và ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc không giải quyết đơn của công dân, không cung cấp thông tin quy hoạch dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng ra Quốc lộ 1A tại quận Hoàng Mai, là sai.

Tuy nhiên, UBND thành phố xác định việc giải quyết đơn và cung cấp tài liệu cho công dân còn chậm so với yêu cầu. Vấn đề này, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cần rút kinh nghiệm.

TPO - Tại phiên chất vấn HĐND thành phố sáng 9/12, trao đổi về dự án tại địa chỉ đất vàng 31-33-35 Lý Thường Kiệt, Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, kể cả thiết kế đô thị xuống 3 tầng cũng phải chấp nhận, chứ không phải 8 tầng.

Tại phiên chất vấn Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội sáng 9/12, đại biểu Lê Kim Anh nêu về cam kết tập trung chỉ đạo rà soát không gian khu vực đối với dự án trụ sở văn phòng tại số 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt [quận Hoàn Kiếm], bởi lẽ, đây là dự án nằm trên “đất vàng” cần sớm thực hiện đầu tư xây dựng.

Trả lời đại biểu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, địa chỉ 31 – 33 – 35 Lý Thường Kiệt có quy mô 2.245 mét vuông, là địa điểm rất đặc biệt bởi có 3 mặt phố Lý Thường Kiệt – Hàng Bài – Vọng Đức; đang thuộc quyền sử dụng của Ngân hàng TMCP Hà Nội SHB.

Theo ông Tuấn, chủ đầu tư của dự án này đề xuất xây dựng trụ sở Ngân hàng SHB theo quy mô khoảng 45 mét, tương đương hơn 13 tầng.

Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Nguyễn Trúc Anh. Ảnh: PV

"Nếu tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thì không vấn đề gì, nhưng theo chiến lược hoạt động, nhà đầu tư mong muốn đảm bảo quy mô của trụ sở", ông Tuấn nói đồng thời cho biết, theo quy hoạch quy định, cơ bản không được xây cao quá 8 tầng.

Theo ông Tuấn, trong các năm 2017 - 2018, UBND thành phố đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Ngân hàng SHB, chủ đầu tư được xây dựng trụ sở quy mô cao trên 13 tầng.

Sau đó, Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản giao nhiệm vụ cho UBND thành phố phải thống nhất với Bộ Xây dựng và chủ đầu tư dự án. Bộ cũng đã có văn bản trao đổi với UBND thành phố, tinh thần xác định việc nghiên cứu tạo điểm nhấn ở các công trình tại các giao lộ, ngã tư, dù thuộc khu phố cũ của Hoàn Kiếm.

Trên cơ sở đó, theo ông Tuấn, từ năm 2020, Sở QHKT đã báo cáo UBND thành phố về 2 phương án. Nếu triển khai theo phương án "điểm nhấn" sẽ phải nghiên cứu thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Phương án 2 là triển khai ngay thì tuân theo quy hoạch kiến trúc, không được cao quá 8 tầng.

"Chủ đầu tư, Ngân hàng SHB đề nghị theo phương án 1. Vì thế, UBND thành phố giao nhiệm vụ cho Sở QHKT và quận Hoàn Kiếm nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế đô thị từ tháng 1/2021. Dự kiến tháng 12 sẽ báo cáo về nhiệm vụ, sau khi thành phố phê duyệt nhiệm vụ sẽ triển khai đồ án thiết kế đô thị", ông Tuấn nói, đồng thời thông tin, dự án này là trụ sở văn phòng, không có chất hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dân cư, xã hội gì khác.

Về lộ trình, theo ông Tuấn, tháng 12 trình phê duyệt nhiệm vụ, sớm nhất phải Quý II/2023 mới có đồ án thiết kế. Trên cơ sở quy mô quy hoạch kiến trúc mới xác định được quy mô vào năm 2024. Còn nếu không được cao hơn thì công trình tuân thủ theo quy hoạch, căn cứ vào đó triển khai chủ trương đầu tư...

Trao đổi thêm, Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, nhà đầu tư lựa chọn phương án 1, Sở đã có hướng dẫn. Về việc lập đồ án, đã hướng dẫn chủ đầu tư làm song song, nhưng chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ nên chưa biết quy mô, diện tích cụ thể ra sao.

Về thiết kế đô thị của tuyến Lý Thường Kiệt, ông Trúc Anh cho biết, kể cả thiết kế đô thị xuống 3 tầng cũng phải chấp nhận. "Hiện cũng còn nhiều vấn đề băn khoăn, cao không phải là điểm nhấn. Đặc thù góc phố đó đẹp, phải hài hoà với không gian thế nào", ông Trúc Anh nói.

Trước đó, trao đổi với báo giới về điểm nhấn trong quy hoạch kiến trúc, KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: Khu vực đô thị nào cũng có điểm nhấn mà điểm nhấn đó nó phải là công trình với kiến trúc đặc biệt đem lại giá trị sử dụng, giá trị văn hóa và nó đóng góp cho diện mạo kiến trúc đô thị đó. Đấy mới là điểm nhấn chứ không phải cứ cao tầng lên là điểm nhấn.

Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội là gì?

Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành ...

Ngành kiến trúc và quy hoạch là gì?

Nếu như Kiến trúc được biết đến là một ngành khoa học nghệ thuật về tổ chức không gian các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị là một ngành khoa học tổ chức môi trường sống và kiểm soát sự phát triển đô thị thì chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc là tổng hợp của việc tổ chức, sắp xếp không gian của công trình kiến ...

Sở quy hoạch kiến trúc được thành lập ở đâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Sở Quy hoạch - Kiến trúc chỉ được tổ chức tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở quy hoạch kiến trúc tên tiếng Anh là gì?

Sở Quy hoạch, kiến trúc tiếng Anh là: “Department of Planning and Architechture”.

Chủ Đề