Chấp nhận rủi ro là gì năm 2024

Chấp nhận rủi ro thụ động [tiếng Anh: Passive Acceptance of Risk] là cách quản lí rủi ro gắn liền với thái độ không có sự chuẩn bị trước hoặc chuẩn bị không đầy đủ cho việc khắc phục hậu quả rủi ro.

Hình minh hoạ [Nguồn: torresprotectiongroup]

Chấp nhận rủi ro thụ động

Khái niệm

Chấp nhận rủi ro thụ động trong tiếng Anh được gọi là passive acceptance of risk.

Chấp nhận rủi ro thụ động là cách quản lí rủi ro gắn liền với thái độ không có sự chuẩn bị trước hoặc chuẩn bị không đầy đủ cho việc khắc phục hậu quả rủi ro.

Nguyên nhân

Nhìn chung, thái độ này có thể là do chủ thể gặp rủi ro có nhận thức rất hạn chế về rủi ro và quản trị rủi ro; hoặc có thể do khả năng tài chính không đủ để thực hiện các biện pháp khác tốt hơn.

Chấp nhận rủi ro thụ động thường thể hiện qua việc tham gia cách có ý thức vào một hoạt động nhưng không nhận thức được hoạt động đó có thể gặp rủi ro; hoặc tin tưởng một cách thiếu hiểu biết là hoạt động đó không có rủi ro; hoặc đôi khi có nhận thức được rủi ro từ hoạt động nhưng lại đánh giá quá thấp mức độ tổn thất có thể đối mặt.

Ví dụ: Công ty dược phẩm A sản xuất ra một loại thuốc và cũng nhận thấy rằng họ có thể đối mặt với rủi ro phải bồi thường cho những bệnh nhân dùng loại thuốc này do tác dụng phụ quá mức so với cảnh báo.

Tuy nhiên, họ lại đánh giá là số trường hợp khiếu kiện trách nhiệm sẽ không nhiều và dự tính mức tổn thất phải bồi thường cho những bệnh nhân khiếu kiện là không đáng kể. Do đó, khi mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm họ chỉ mua với mức phí tương ứng với mức tổn thất trách nhiệm mà họ dự tính phải đền bù.

Khi xảy ra khiếu kiện về trách nhiệm sản phẩm, mức phán quyết bồi thường của tòa án lớn hơn nhiều so với mức mà công ty dược phẩm này đánh giá.

Công ty bảo hiểm chỉ đảm nhận bồi thường tương ứng với phần tổn thất trách nhiệm mà công ty dược này đã ước tính và mua bảo hiểm. Còn phần vượt quá chính là phần rủi ro mà họ giữ lại một cách thụ động vì không chuẩn bị ngân quĩ để bổi thường cho các tổn thất trách nhiệm vượt quá này.

Cách tài trợ tổn thất

Khi chấp nhận rủi ro thụ động, cách tài trợ tổn thất thường thấy là dựa vào cứu trợ, giúp đỡ tài chính hoặc đi vay mượn.

Đối với các doanh nghiệp, đôi khi họ lấy từ chính doanh thu hiện tại để bù đắp cho tổn thất giữ lại thụ động và sẽ làm giảm lợi nhuận trong năm có tổn thất.

Chấp nhận rủi ro một cách thụ động rõ ràng không phải là biện pháp tốt ngay từ bản chất "thụ động" của nó. Một khi tổn thất đã xảy ra thì người gánh chịu tổn thất cần có ngay một khoản tiền để bù đắp và khắc phục khó khăn tài chính, và thậm chí để hạn chế được các tổn thất có thể phát sinh thêm.

Song, việc đi vay mượn hay chờ nhận cứu trợ khó có thể đáp ứng được điều này. Hơn thế nữa, các khoản tiền đi vay mượn hay nhận được từ cứu trợ trong nhiều trường hợp không thể trang trải, bù đắp được cho tổn thất phải gánh chịu.

Bởi vì, vay mượn, theo một cách nào đó được coi là chuyển giao rủi ro từ một người sang một người khác hoặc sang một nhóm nhỏ chưa đủ đảm bảo số lớn.

Còn cứu trợ chỉ là nguồn tài chính được huy động dựa vào sự hảo tâm của người khác nên khoản tiền có được có đủ bù đắp tổn thất mà một người phải gánh chịu hay không là không chắc chắn.

Khả năng chấp nhận rủi ro bao gồm hai yếu tố chính: khả năng tài chính của bạn để chấp nhận thua lỗ và mức độ thoải mái của cảm xúc cá nhân của bạn với rủi ro.

Khả năng tài chính

Nếu danh mục đầu tư sụt giảm, liệu điều đó có phải là một điều khủng khiếp cho sức khoẻ tài chính của bạn, hay bạn có nhiều nguồn lực khác để dự phòng? Những điều bạn cần xem xét:

  • Các nguồn tài chính khác
  • Các khoản đầu tư khác
  • Khoảng thời gian nào bạn cần tiền?
  • Mục tiêu lợi nhuận khi bạn đầu tư quan trọng đến đâu?

Mức độ thoải mái

Nói cách khác là khẩu vị rủi ro của bạn, bạn sẽ cảm thấy đau đầu nếu khoản đầu tư của bạn sụt giảm 10% hay 20%, một số nhà đầu tư chỉ chịu được rủi ro khoảng 20% sẽ cắt lỗ, các nhà đầu tư trẻ hơn và đầu tư các lớp tài sản mới có thể vẫn vững vàng khi giá tiền mã hoá mất đi 50% giá trị trong 1 ngày. Những điều bạn cần xem xét:

  • Kiến thức & trải nghiệm đầu tư
  • Cảm xúc cá nhân khi bị mất tiền
  • Bạn có thể giữ không bán cắt lỗ khoản đầu tư khi thị trường giảm giá?

Nói chung, bạn sẽ có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn nếu bạn có thời gian dài hơn, nhiều nguồn tài chính khác và mục tiêu ít quan trọng hơn. Tương tự, bạn hiểu biết về thị trường và mức độ thoải mái của bạn khi thị trường giảm cao [tâm lý tốt], thì bạn cũng có khả năng chấp nhận rủi ro cao.

Phân loại các nhà đầu tư

Không có công thức xác định để tính toán mức độ chấp nhận rủi ro. Các nhà lập kế hoạch và cố vấn tài chính thường đưa ra bảng câu hỏi về mức độ chấp nhận rủi ro cho các nhà đầu tư mới. Câu trả lời của bạn sẽ xác định được bạn đang ở đâu và nên làm gì:

Rủi ro chấp nhận được là gì?

Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người. Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: Là mức rủi ro thấp đến mức việc giảm rủi ro không có ý nghĩa về mặt an toàn.

Tại sao chúng ta phải chấp nhận rủi ro?

Chấp nhận rủi ro không có nghĩa là mọi lúc đều thành công và điều đó không sao cả! Quá trình chấp nhận rủi ro có thể dẫn đến thất bại, nhưng thậm chí điều đó có thể khiến chúng ta trở thành một người tốt hơn bằng cách tăng khả năng phục hồi nhanh chóng sau khó khăn.

Chấp nhận rủi ro trong bảo hiểm là gì?

Rủi ro bảo hiểm là sự kiện không mong muốn xảy ra đối với người tham gia, chủ yếu thiên về tai nạn, thiên tai hoặc sự cố bất ngờ và được công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường. Ngoài ra, rủi ro được bảo hiểm phải đảm bảo không vi phạm pháp luật hoặc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Ngưỡng chấp nhận rủi ro là gì?

  1. Ngưỡng rủi ro: là khoảng điểm cụ thể được ban hành dựa trên tổng số điểm rủi ro của người nộp thuế hoặc số lượng, tỷ lệ % người nộp thuế theo danh sách được phân loại tính từ người nộp thuế có điểm rủi ro cao nhất đến người nộp thuế có điểm rủi ro thấp nhất.

Chủ Đề