Chế độ nấu xôi của nồi cơm điện

Mỗi chiếc nồi cơm cao tần Nhật Bản sẽ có các tính năng, công nghệ và các chế độ nấu khác nhau. Tuy nhiên hầu như đa số các nồi cao tần Nhật Bản đều có một số các nút chính và các chế độ nấu cơ bản.

Do đó, bài viết này được Công Nghệ Nhật sẽ đưa ra nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng cơ bản nồi cơm điện cao tần Nhật Bản. Các nút chính và các chế độ nấu được đề cập trong bài viết này có thể áp dụng với đại đa số tất cả các nồi cơm cao tần Nhật Bản, đến từ các hãng Toshiba, Panasonic, Hitachi, Zojirushi, Tiger … để các bạn có thể dễ dàng sử dụng.

1. CÁCH ĐONG GẠO – ĐONG NƯỚC CHUẨN NHẬT

Trước khi bước vào việc sử dụng sản phẩm thì chúng ta cần nắm được nguyên tắc đong gạo và đong nước để có những hạt cơm ngon thật ngon.

Khi vo gạo và đổ nước, đa số người sử dụng tại Việt Nam áp dụng phương pháp áng chừng bằng mắt hoặc đôi khi theo kinh nghiệm dân gian là sử dụng “đốt ngón tay”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, trên chính những chiếc nồi cơm điện cao tần, đã được nhà sản xuất quy định công thức đong gạo, đong nước ngay trên ruột nồi sản phẩm.

Nguyên tắc đong chuẩn Nhật

  • 1 cốc gạo = 1 người lớn/bữa
  • 1 cốc gạo = 1 vạch nước tương ứng

Ví dụ: Nấu cơm trắng cho gia đình 3 người.

  • Đong gạo: Đong 3 cốc gạo rồi vo
  • Đong nước: Đổ nước cho đến khi tới vạch số 3 thuộc cột “Gạo trắng – 白米

2. CÁC NÚT CHÍNH QUAN TRỌNG

炊飯 [Suihan]: NÚT KHỞI ĐỘNG 

  • Nhấn để Khởi động: 炊飯/再加熱 [suihan/ saikanetsu] là Nút nấu cơm [Cook] hay còn gọi là nút khởi động [Start].
    Sau khi đã chuẩn bị gạo, nước và lựa chọn chế độ [menu] nấu thì bạn nhấn nút này. Nồi cơm sẽ bắt đầu nấu.
  • Nhấn để Hâm cơm: Thông thường, sau khi cơm chín ăn không hết, có thể nhấn lại nút này với vai trò hâm nóng lại cơm.

予約 [yoyaku]: NÚT HẸN GIỜ 

  • Nhấn để đặt giờ cơm chín. Nút này được sử dụng để đặt giờ cho cơm chín, thường nút này có 2 khung giờ [1] và [2].Ví dụ: Bạn thường ăn cơm lúc 12h trưa và 19h tối.
    – Bạn đặt khung giờ 1 và 2 như sau: [予約1:12.00][予約2 – 19:00 ]
    Buổi sáng: bạn chuẩn bị gạo, đổ nước vào và đóng nắp nồi. Sau đó bấm hẹn giờ 予約1 : 12:00. Như vậy đến 12h00 sau khi bạn đi làm về cơm sẽ vừa chín tới. Lúc này cơm sẽ nóng hổi và ngon hơn hẳn việc bạn nhấn nấu cơm từ sáng.
    Buổi chiều: bạn cũng đổ nước và gạo vào nồi, đóng nắp rồi hẹn giờ [予約2 : 19:00]. Đến đúng giờ cơm sẽ chín.*Lưu ý: trước khi đặt giờ thì bạn phải điều chỉnh đồng hồ trên màn hình của nồi cơm khớp với giờ thực tế.

メニュー[menu]: NÚT CHẾ ĐỘ NẤU

お米/ 調理 [Chọn gạo/Chọn cách nấu]: Ở một số nồi cơm [ví dụ như Toshiba] sẽ đặt tên nút Menu theo tên này.

  • Nhấn để thay đổi Menu
    Nhấn nút này để chuyển đổi các chế độ nấu cơm như: Nấu tiết kiệm điện, Gạo trắng, Gạo không vo, Cháo … tuỳ theo nhu cầu sử dụng của bạn.

保温 [Ho-on]: NÚT GIỮ ẤM

  • Nhấn để giữ ấm/hâm.
    Sau khi cơm chín, nhưng vẫn đang cắm điện, nồi sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm để cơm tiếp tục ấm.

とりけし [Torikeshi]: NÚT HUỶ/TẮT NGUỒN

  • Nhấn để huỷ/tắt.
    Sử dụng nút này để huỷ chế độ nấu khi bạn chọn nhầm chế độ và đã nhấn khởi động. Sau khi huỷ, bạn có thể chọn lại chế độ..
    Sử dụng nút này cũng được sử dụng để tắt nguồn nồi cơm khi bạn không nấu gì.

3. CÁC CHẾ ĐỘ NẤU PHỔ BIẾN

Hãy nhấn [ メニュー ] – [menu] để lựa chọn chế độ nấu phù hợp với loại gạo của bạn.

CÁC CHẾ ĐỘ NẤU CƠM TRẮNG

  • エコ炊飯 [Eco-suihan]: Tiết kiệm điện.
    Nấu cơm ở chế độ này sẽ tốn ít điện hơn, nhưng bù lại, gạo sẽ hơi cứng hơn bình thường. Đây thường là chế độ mặc định của Nhà sản xuất cài đặt ban đầu.
  • 白米[Hakumai]: Gạo trắng.
    Đây là chế độ phổ biến và được khuyến nghị sử dụng nhiều nhất.
  • 炊き込み[Takikomi]: Cơm trộn thập cẩm.
    Sử dụng chế độ này khi bạn muốn làm món cơm trộn thập cẩm, [theo tiếng Nhật là takikomi-gohan]. Đây là món cơm được người Nhật thường sử dụng bằng cách trộn cơm đã chín với các nguyên liệu khác như Thịt, cá, ngô, trứng, đậu …
  • 無洗米[Musenmai]: Gạo không vo.
    Chế độ này cho phép bạn nấu mà không cần vo rửa gạo. Đây được coi là chế độ thân thiện với môi trường vì tiết kiệm nước vo gạo, tuy nhiên bạn sẽ cần phải sử dụng “gạo không vo” – loại gạo được đóng gói và bán phổ biến tại các siêu thị ở Nhật, thay vì sử dụng các loại gạo trắng thông thường.
  • 白米急速 hoặc 早炊き: Chế độ nấu gạo trắng nhanh.
    Chế độ này được sử dụng trong trường hợp bạn đang vội và nhanh chóng muốn có cơm để ăn. Thông thường thời gian nấu cơm ở chế độ này chỉ khoảng 25-28′ thay vì 48′ – 58′ như các chế độ thông thường khác. Tuy nhiên chất lượng cơm sẽ không mềm dẻo bằng các chế độ thông thường.

CÁC CHẾ ĐỘ NẤU KHÁC

  • おかゆ[ Okayu]: Nấu cháo thường/ Cháo yến mạch.
    Bạn có thể sử dụng nút này để nấu các món cháo và có thể thêm các nguyên liệu khác vào cùng như thịt, cá, rau, củ … thành món cháo thơm ngon và bổ dưỡng.
  • 玄米[ Genmai]: Gạo lứt.
    Đây là chức năng dành riêng cho món cơm gạo lứt vì nếu nấu bằng chế độ thông thường, gạo lứt sẽ rất cứng.
  • 雑穀米[Zakkokumai]: Gạo đa hạt
    Chế độ nấu gạo đa hạt là sự pha trộn của các loại ngũ cốc khác nhau như gạo trắng, gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh …
  • 金芽米[Kinmemai]: Gạo búp vàng.
    Chế độ nấu Gạo búp vàng là sự pha trộn của các hạt ngũ cốc nằm giữa Gạo lứt & Gạo không vo. Gạo này là những hạt gạo tấm, được xay xát hoàn toàn nhưng lõi hạt ngũ cốc vẫn còn nguyên vẹn, mang lại lợi ích dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời.
  • 麦ご飯 [Mugi gohan] : Gạo lúa mạch

4. TRÌNH TỰ SỬ DỤNG NỒI CAO TẦN

1. Chuẩn bị gạo, nước và đong theo lượng như hướng dẫn tại mục 1. Đóng nắp nồi.

2. Kiểm tra Menu – Chế độ gạo. Chọn về đúng chế độ Menu mà bạn mong muốn như: Gạo trắng, gạo lứt, hoặc là cháo …. Nếu chưa đúng thì nhấn nút [ メニュー ] – [menu] để thay đổi.

3. Nhấn “Khởi động – [炊飯 ]”

Công Nghệ Nhật xin lưu ý, các nút và các chế độ nấu ở trên là các chế độ nấu cơ bản và phố biến trên đại đa số các nồi cao tần nội địa Nhật Bản. Tuy nhiên mỗi một nồi cơm điện sẽ có thể có thêm các nút và các chế độ nấu đặc biệt khác.
Công Nghệ Nhật sẽ tiếp tục bổ sung và cập nhật các chế độ nấu khác trong bài viết này.

Nấu xôi bằng nồi cơm điện ngon không phải ai cũng làm được, nhất là với giới trẻ. Bởi gạo nếp hút nước cực ít chứ không như gạo tẻ nấu cơm hằng ngày. Đong nước nấu xôi phải thật chuẩn xác nếu không bạn biến nồi xôi thành nồi cháo ngay.

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện không cần ngâm gạo

Nguyên liệu chuẩn bị

+ Gạo nếp: 400g + Đậu xanh: 100g [hoặc đậu đen, đậu đỏ, lạc…] + Muối tinh: 1 nhúm nhỏ

+ Dầu ăn: 1 thìa

Để nấu xôi ngon, bạn phải chọn được gạo nếp ngon. Nên chọn nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương. Chọn gạo mới, mùi thơm chứ không có mùi hôi hay mùi mốc. Chọn hạt to, đều, chắc mẩy, màu trắng đục. Không chọn gạo bị gãy nát, bị mùn hay ngả màu vàng mốc.

Cách nấu xôi

Bước 1: Vo sạch gạo nếp, nhặt bỏ sạn, hạt sâu cho thật sạch

Bước 2: Đậu xanh vo sạch, nhặt hết hạt sâu hạt mọt.

Bước 3: Cho gạo nếp, đậu xanh, 1 thìa dầu ăn và nhúm muối tinh rất nhỏ vào nồi cơm điện. Cho nước vào xăm xắp mặt gạo

Bước 4: Bật chế độ nấu cơm như bình thường. Sau khoảng 20 phút khi nước đã cạn hết sẽ tự động chuyển sang chế độ hầm, Để nguyên 10 phút cho xôi chín bằng hơi

Bước 5: Dùng muôi đảo nhẹ xôi cho tơi. Bật xuống nút nấu một lần nữa rồi để vậy. Hầm xôi thêm khoảng 10 phút nữa là được.

Cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện

Tiếp theo đây, Bếp Mina hướng dẫn bạn một cách nấu xôi cùng nước cốt dừa cực dẻo ngon. Đảm bảo khi thử nấu theo công thức này xong, bạn sẽ chẳng bao giờ nấu kiểu cũ nữa đâu.

Chuẩn bị

+ Gạo nếp ngon: 300g + Nước cốt dừa: 200ml + Đậu xanh: 100g

+ Muối tinh: 1 nhúm rất nhỏ

Thực hiện

Bước 1: Gạo nếp nhặt sạch hạt sâu, hạt sạn còn sót lại. Vo 2-3 lần nước cho sạch

Bước 2: Đậu xanh vo sạch, bạn dùng loại đã cà vỏ nhé

Bước 3: Cho gạo nếp, đậu xanh, 1 nhúm muối nhỏ cùng nước cốt dừa vào nồi cơm điện. Điều chỉnh thêm lượng nước sao cho nước xăm xắp mặt gạo là được. Để nguyên như vậy, ngâm gạo trong nước cốt dừa 1-2 giờ. Làm như vậy, hạt xôi căng tròn mà dẻo, không bị ướt dính

Bước 4: Cắm điện, bật chế độ nấu như bình thường. Sau khoảng 20 phút, nước cạn thì nồi nhảy sang chế độ hầm. Lúc này bạn để nguyên cho xôi chín kĩ khoảng 10 phút

Bước 5: Dùng muôi đảo xôi cho tơi. Bật chế độ nấu một lần nữa rồi hầm thêm 10 phút để xôi chín kĩ hơn là được

Xôi đậu xanh thành phẩm có mùi thơm đặc trưng của nếp mới. Hạt xôi căng tròn, bóng và tơi ráo, đậu xanh bở bở bùi bùi. Xôi đậu xanh có thể ăn cùng muối vừng muối lạc hoặc ăn cùng ruốc, thịt kho đều ngon. Bữa sáng chỉ cần bát con xôi là đủ dinh dưỡng cho ngày dài làm việc.

Cách đồ xôi bằng nồi cơm điện

Nếu bạn để ý thì khi mua nồi cơm điện luôn có kèm một rá nhựa đi kèm, nó được dùng để đồ xôi hoặc hấp thức ăn. Vì là đồ, xôi sẽ chín bằng hơi nên bạn cần phải ngâm gạo nếp trước cho nở mềm.

Chuẩn bị

+ Gạo nếp: 300g + Đậu xanh hoặc lạc: 100g + Muối tinh: 1 nhúm nhỏ + Dầu ăn hoặc mỡ gà: 1 thìa

+ Nước cốt dừa: 50g

Thực hiện

Bước 1: Đậu xanh, gạo nếp vo sạch. Cho vào nước ngâm khoảng 4-5 giờ. Hoặc bạn có thể ngâm từ tối trước khi đi ngủ và sáng dậy đồ. Ngâm xong thì đãi sạch cho hết nước chua.

Bước 2: Trộn đều gạo nếp, đậu xanh, muối tinh và dầu ăn với nhau. Đổ gạo vào trong rá đồ xôi

Bước 3: Cho một lượng nước [khoảng 600ml] vào ruột nồi cơm điện. Đặt xửng đồ xôi lên trên.

Bước 4: Cắm điện, bật chế độ nấu. Khoảng 20 phút tính từ lúc sôi thì xôi vừa chín tới. Cho nước cốt dừa vào rồi dùng muôi đảo đều

Bước 5: Đậy vung và đồ xôi thêm 10 phút nữa là được

Lưu ý khi nấu xôi bằng nồi cơm điện

– Gạo nếp hút rất ít nước nên khi nấu xôi, quan trọng nhất là bước đổ nước. Chỉ cần lượng nước xăm xắp gạo là được

– Không ngâm gạo cùng với đậu đen, lạc bởi sẽ làm gạo bị nhuộm màu, xôi sẽ không có màu trắng

– Nếu muốn tạo màu cho xôi, bạn dùng hoa đậu biếc, lá dứa hay lá cẩm. Lấy phần nước màu này ngâm trực tiếp với gạo rồi mới đem đi đồ xôi.

Trên đây, Bếp Mina vừa hướng dẫn bạn cách nấu xôi bằng nồi cơm điện tơi dẻo thơm. Với cách làm này, chắc chắn bạn sẽ ghi điểm 10 tuyệt đối trong mắt người thân. Chúc các bạn thành công!

=>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Cách làm sắn hấp cốt dừa
  • Cách làm bánh canh bột gạo xắt

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện như thế nào để hạt xôi tơi xốp, dẻo thơm, không bị ướt dính thì không phải ai cũng làm được. Bí quyết nấu xôi bằng nồi cơm điện thành công 100% sẽ được bật mí ngay dưới đây.

In Công thức Pin Công thức

  • 300 g gạo nếp ngon
  • 200 g nước cốt dừa
  • 100 g đậu xanh
  • 1 nhúm muối rất nhỏ

  • Gạo nếp nhặt sạch hạt sâu, hạt sạn còn sót lại. Vo 2-3 lần nước cho sạch

  • Đậu xanh vo sạch, bạn dùng loại đã cà vỏ nhé

  • Cho gạo nếp, đậu xanh, 1 nhúm muối nhỏ cùng nước cốt dừa vào nồi cơm điện. Điều chỉnh thêm lượng nước sao cho nước xăm xắp mặt gạo là được. Để nguyên như vậy, ngâm gạo trong nước cốt dừa 1-2 giờ. Làm như vậy, hạt xôi căng tròn mà dẻo, không bị ướt dính

  • Cắm điện, bật chế độ nấu như bình thường. Sau khoảng 20 phút, nước cạn thì nồi nhảy sang chế độ hầm. Lúc này bạn để nguyên cho xôi chín kĩ khoảng 10 phút

  • Dùng muôi đảo xôi cho tơi. Bật chế độ nấu một lần nữa rồi hầm thêm 10 phút để xôi chín kĩ hơn là được

Reader Interactions

Video liên quan

Chủ Đề