Chỉ số cholesterol bao nhiêu phải điều trị bằng thuốc

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Mỡ máu cao được xem là bệnh tấn công sức khỏe và tính mạng nghiêm trọng hàng đầu hiện nay. Chính vì thế việc điều trị mỡ máu cao là điều rất cần thiết. Vậy chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao, khi nào cần uống thuốc,... Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết hôm nay.

Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh cao mỡ máu chiếm tới khoảng 30% dân số và đối tượng mắc bệnh không chỉ có ở những bậc cao tuổi mà ngay những người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này. Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mỡ trong máu bao gồm: tuổi tác, thừa cân, stress, lười vận động, ăn uống không hợp lý,… hầu hết các bệnh nhân bị mắc bệnh mỡ máu đều không có dấu hiệu nào rõ rệt trừ khi bạn kiểm tra các chỉ số liên quan đến mỡ máu, triệu chứng của bệnh chỉ có thể nhận biết rõ ràng khi mỡ máu đã ở mức độ nặng, có những biến chứng xảy ra.

Bệnh cao mỡ máu hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa mỡ máu Thực chất mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm Cholesterol toàn phần, cholesterol [LDL], triglyceride, và giảm các Cholesterol tốt như: HDL- cholesterol.

Khi lượng cholesterol xấu và triglyceride trong máu tăng cao so với mức cho phép thì sẽ sinh ra tình trạng mỡ máu. Mỡ máu là một căn bệnh nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tắc mạch máu,…


Bệnh mỡ máu cao

Xem ngay: >>> Điều trị mỡ máu cao không cần dùng thuốc an toàn hiệu quả tuyệt đối

► Triệu chứng mỡ máu cao

Người bị mỡ máu cao không có triệu chứng rõ rệt, bị bệnh mỡ máu cao không chỉ người béo mà còn có thể ở cả người gầy. Tuy nhiên, người béo phì, thừa cân thì nguy cơ cao hơn. Việc phát hiện bệnh chủ yếu là do khám sức khỏe, do nhập viện vì những bệnh khác xét nghiệm thấy rối loạn mỡ trong máu, hoặc khi có biến chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp, xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh. Trường hợp còn lại là những biểu hiện như:

- Chân đau, tê bì:

Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi.

- Đột quỵ:

Mỡ máu càng cao đồng nghĩa với chỉ số mỡ máu triglyceride cũng được “kéo” theo, điều này gây cản trở lưu thông máu lên não do các mảng xơ vữa động mạch “chắn ngang” mạch máu. Não thiếu oxy và máu chính là nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ, phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc phải đột quỵ nhất do mỡ máu tăng cao.

- Chân lạnh:

Lượng máu không đủ cũng cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh. Khi có biểu hiện chân lạnh cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.

- Đau ngực:

Máu nhiễm mỡ thường có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, trong thời gian ngắn. Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Đau tức ngực

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh mỡ máu cần đi xét nghiệm các thành phần lipid để chẩn đoán xác định, với các kết quả:

– Tăng Cholesterol toàn phần

– Tăng LDL-Cholesterol

– Tăng Triglyceride

– Giảm HDL-Cholesterol.

► Chỉ số máu bao nhiêu thì là cao?

Khi xét nghiệm mỡ máu, bạn cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng trong mỡ máu, đó là: Triglyceride ,cholesterol toàn phần LDL-cholesterol [LDL-c] và HDL-cholesterol [HDL-c]. Nếu các chỉ số này tăng chứng tỏ máu của bạn có vấn đề.

- Cholesterol là một chất béo ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và các nội tiết tố trong cơ thể. Hơn nữa, cholesterol còn giúp gan sản xuất ra acid mật giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Khoảng 20% cholesterol được tổng hợp từ những thực phẩm như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, trứng gà,.... Còn 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa.

- Triglyceride hiểu nôm na là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglyceride [biến thành năng lượng].

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Lipoprotein có nhiều loại: loại có tỉ trọng cao có tên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

- Cholesterol kết hợp với LDL-c [cholesterol gây hại cho cơ thể] vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu gây nên việc hình mãng xơ mỡ động mạch.

- Cholesterol kết hợp với HDL-c [cholesterol có lợi cho cơ thể], chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Chỉ số mỡ máu

Theo các bác sĩ cho biết, thông thường chỉ số cholesterol toàn phần lớn hơn 200mg/dL và chỉ số LDL lớn hơn 100mg/dL được xem là mo mau cao, nếu các chỉ số trên của bạn dưới những con số trên thì căn bệnh này vẫn chưa xảy ra với bạn. Nhưng một lần kiểm tra chưa chắc chắn là sau này bạn sẽ không mắc bệnh, các chỉ số này rất dễ thay đổi nếu bạn có một lối sống thiếu khoa học, theo lời khuyên của bác sĩ bạn nên đi kiểm tra các chỉ số này định kì. Để đảm bảo các chỉ số này ở mức ổn định và không tăng cao  bạn cần ăn uống một cách hợp lý, cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết và hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, sử dụng đa dạng các thực phẩm, tăng cường cung cấp chất xơ để trung hòa chất béo dư thừa bên trong cơ thể.

► Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc

Việc dùng thuốc trị tăng lipid huyết [hay thuốc hạ mỡ máu] hoàn toàn tùy thuộc vào bác sĩ khám và điều trị cho bạn. Bác sĩ chỉ định làm những xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu. Như nói ở trên, trong bốn thành phần xét nghiệm có đến ba thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride; chỉ có một thành phần giúp bảo vệ là HDL- cholesterol.

Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm sẽ lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ HDL-c và thành phần gây hại LDL-c. Nếu thành phần gây hại cao [trị số xét nghiệm đo được cao hơn ngưỡng giới hạn trên] và thành phần bảo vệ thấp [trị số xét nghiệm đo được thấp hơn ngưỡng giới hạn dưới] thì việc điều trị bằng thuốc tình trạng rối loạn mỡ máu không thể chậm trễ. Khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần mỡ máu nào thì đó đã là rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các yếu tố liên quan như: tuổi, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường đi kèm…

Sau khi xem xét, cân nhấc các trị số xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn để chỉ định dùng loại thuốc thích hợp nhất. Phải có sự lựa chọn vì hiện có 4 nhóm thuốc trị tăng lipid huyết chính [mỗi nhóm gồm cả chục thuốc] và nhiều thuốc mới lưu hành. Chính nhờ hiểu rõ quá trình vận chuyển và chuyển hóa lipid trong cơ thể con người, người ta đã tìm ra các thuốc có những cơ chế tác động khác nhau để hạ lipid huyết khi các thành phần lipid đó tăng cao trong máu. Đặc biệt, ngoài dùng thuốc, còn kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động rèn luyện thân thể thích hợp để đạt hiệu quả cao hơn.


Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân bác sĩ mới kê đơn thuốc hạ mỡ máu

► Lưu ý khi dùng thuốc trị tăng mỡ máu

- Việc điều trị tăng mỡ máu cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt hợp lý vì vậy người bệnh mỡ máu cao khi dùng thuốc cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đã kê cho mình, nhớ kỹ lời dặn về cách uống thuốc.

- Để uống thuốc có hiệu quả nhất, thuốc được uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn [hấp thu tốt nhất] vì nếu uống khi bụng đói sự hấp thu của thuốc sẽ kém đi và đặc biệt kém nếu uống sau khi nhịn đói qua đêm.

- Khi dùng thuốc bắt buộc phải phối hợp với chế độ ăn rất hạn chế mỡ. Trong quá trình điều trị phải kiểm tra cholesterol và triglycerid. Nếu dùng thuốc không hiệu quả trong 3 - 4 tháng thì phải lựa chọn cách điều trị khác.

- Trong trường hợp xuất hiện những tác dụng phụ không rõ nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau nhức cơ,... thì người bệnh phải ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.

► Lời khuyên từ chuyên gia tim mạch trong phòng ngừa và điều trị mỡ máu

1. Chế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, rối loạn lipid máu [mỡ máu] xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại, trong đó có tới 80% bệnh nhân mắc căn bệnh này xuất phát từ chế độ dinh dưỡng. Do đó, để điều trị bệnh, trước hết bệnh nhân cần có chế độ ăn uống khoa học.

Những bữa ăn nhiều rau xanh, tăng cường vitamin, ăn nhạt, hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, hạn chế tinh bột, chất đường… là chế độ ăn lành mạnh được nhiều chuyên gia khuyến cáo.

Các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể [BMI] cao hơn bình thường nên giảm dần năng lượng trong khẩu phần ăn, mỗi tuần giảm khoảng 300 Kcal cho đến khi chỉ số cơ thể về mức bình thường.


Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho ngườ cao mỡ máu

2. Không sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ và tăng huyết áp.

Theo các chuyên gia, khói thuốc lá có chứa cacbon monoxide và nicotine - chất làm tổn hại nghiêm trọng hệ thống tim mạch, hô hấp. Hai thành phần này gây ảnh hưởng tới khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, gây thiếu oxy đột ngột tới các cơ quan - một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Ngoài ra, sử dụng rượu bia sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Chính vì thế, sử dụng quá nhiều chất kích thích trong thời gian kéo dài sẽ khiến lượng cholesterol xấu ngày càng tăng cao, gan bị nhiễm độc dẫn tới thoái hóa gan, xơ gan và ung thư gan.


Bỏ thuốc lá và một số chất kích thích

3. Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, việc tập thể dục để giải phóng năng lượng dư thừa cũng rất quan trọng. Người bệnh nên đảm bảo duy trì tập thể thao hàng ngày để tăng cường trao đổi chất, tăng lượng máu lưu thông, giảm cholesterol xấu trong máu.

Tuy nhiên, việc tập luyện cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người già hoặc người mắc bệnh mạn tính không nên vận động quá sức. Những người có cường độ vận động ít như nhân viên văn phòng nên cố gắng đi lại thường xuyên, leo cầu thang… để giảm thiểu năng lượng dư thừa. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút sẽ rất tốt cho sức khỏe.


Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị mỡ máu

Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh mỡ máu, nhiều bệnh nhân đã tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Thực phẩm chức năng Bi-Cozyme hỗ trợ điều trị mỡ máu cao giúp bào mòn các mảng xơ vữa bám vào lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch là một trong những sản phẩm từ thảo dược an toàn, uy tín được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Bi-Cozyme® là công thức phối hợp đặc biệt giữa các enzymes đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Artemis International Inc, nhà sản suất VitaCare Pharma LLC và nhà phân phối BNC Medipharm. Bi-Cozyme® là sự kết hợp của Co-enzyme Q10 với 8 loại phức hợp và enzymeskhác như Nattokinase, Bromelain , Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed Ext [hạt rẽ ngựa] và Cranberry Ext…

Bi-Cozyme® bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu.

Sử dụng Bi-Cozyme® hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hoạt chất chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng trong Bi-Cozyme® được gọi là “thuốc aspirin tự nhiên” giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông mà không ảnh hưởng đến cơ chế đông máu sinh lý của cơ thể, giúp chống tắc mạch, cải thiện bệnh lý tim mạch và đột quỵ một cách hiệu quả lâu dài mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như sử dụng aspirin hoặc Plavix [Clopidogrel] trong điều trị cao HA, phòng chống tắc mạch sau đặt Stent, can thiêp tim mạch….

Bi-Cozyme® còn giúp duy trì lượng đường huyết và axit uric trong máu ổn định, điều trị bệnh Gout, hỗ trợ các hệ thống cơ-xương khớp bằng cách tăng cường sức khỏe, độ linh động trong các khớp và cơ bắp, giúp duy trì sức khỏe hệ thống hô hấp và xoang, giúp khửcác gốc tự do chống lão hoá.

Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stant, can thiệp tim mạch, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa.

Công dụng của Bi-Cozyme.

– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

– Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..

– Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

– Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…

– Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…

– Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..

– Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….

– Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …

Đây là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân tin dùng. Chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, nhiều bệnh nhân đã đẩy lùi nỗi lo rối loạn mỡ máu.

Chủ Đề