Chỉ số gout bao nhiêu là cao năm 2024

Chỉ số axit uric thường được dùng để kiểm tra các tình trạng sức khỏe có liên quan đến bệnh gout, sỏi thận...

Purin là chất có trong nội tạng động vật, thịt bò, các thức uống có cồn như rượu, bia... Khi tiêu thụ các loại thực phẩm này, purin sẽ chuyển hóa thành axit uric. Thông thường, axit uric sẽ được hòa tan vào máu, sau đó đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng sinh hoặc giảm thải axit uric, làm cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao, hình thành các tinh thể muối urat và lắng đọng trong da, các khớp, thận, từ đó gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.

Vì vậy, axit uric có vai trò rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý như gout, sỏi thận... Ngoài ra, chỉ số axit uric máu còn được dùng để theo dõi nồng độ axit uric của người bệnh ung thư đang tiến hành hóa trị hoặc xạ trị, đồng thời theo dõi nguy cơ lắng đọng urat ở thận và nguy cơ gây suy thận.

Nồng độ axit uric tăng cao có thể dẫn đến bệnh gout với biểu hiện đặc trưng là sưng đau ngón chân. Ảnh: Freepik

ThS.BS Phạm Thu Phương, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, để đo chỉ số axit uric trong máu, người bệnh cần làm xét nghiệm định lượng axit uric. Để có kết quả chính xác, trước khi lấy máu xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn trong khoảng 4-8 tiếng, không sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các chất kích thích, đồ uống có cồn. Số liệu thu được từ xét nghiệm này chỉ ra các kết quả như:

Mức độ 1: Nồng độ axit uric trong máu < 6,5 mg/dl [< 380 μmol/lít], bình thường, an toàn.

Mức độ 2: Nồng độ axit uric trong máu 6,5-7,2mg/dl [380-420 μmol/lít], ngưỡng có thể chấp nhận.

Mức độ 3 và 4: Nồng độ axit uric trong máu lần lượt là 7,2 -8,2mg/dl [420-480 μmol/lít] và 8,2-10 mg/dl [480-580 μmol/lít], có thể xuất hiện một vài dấu hiệu của những cơn gout cấp với tần suất tăng cao khi chỉ số axit uric cao.

Mức độ 5 và 6: Nồng độ axit uric trong máu 10-12 mg/dl [580-700 μmol/lít] và > 12 mg/dl [> 700 μmol/lít] thường gặp ở giai đoạn gout mạn tính, khi đã xuất hiện các hạt tophi dưới da.

Các kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm, phân tích mẫu bệnh phẩm. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép, tùy theo tình hình sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thích hợp. Lúc này, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định trong điều trị, bác sĩ Thu Phương đề nghị trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:

Khẩu phần ăn cần giảm lượng đạm bằng cách hạn chế các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, những loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật... Các món chua như nem chua, dưa hành muối, hoa quả chua, canh chua... cũng cần tránh vì có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi trong thận. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric như atiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa leo...

Cẩn trọng khi chọn lựa thức uống, hạn chế sử dụng rượu bia và các loại thức uống có cồn vì có thể làm tăng axit uric trong máu. Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2-3 lít nước lọc. Với những trường hợp không mắc bệnh lý về tim mạch, người bệnh có thể uống các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước soda... để kiềm hóa nước tiểu nhằm tăng đào thải axit uric.

Thường xuyên vận động để duy trì cân nặng lành mạnh. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, trong khi việc giảm cân quá nhanh, đặc biệt là bằng cách nhịn ăn có thể làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy, người bệnh nên xây dựng một kế hoạch giảm cân lành mạnh bằng cách tập thể dục vừa sức, kết hợp với dinh dưỡng khoa học.

Để duy trì chỉ số axit uric ở mức lành mạnh, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ hoặc gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các bất thường.

‎Tăng acid uric máu có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gout; hoặc có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác như sỏi thận, sỏi niệu quản. Mặt khác, tăng acid uric cũng là một yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp.

Nội dung

‎Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy acid uric là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Do đó cho đến hiện nay, acid uric vẫn đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh thận. Giả thuyết trên còn được ủng hộ bởi nghiên cứu cho thấy trẻ em có tăng acid uric sẽ có nguy cơ bệnh tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng huyết áp khá sớm.

Chỉ số acid uric [UA] bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 – 6,0 mg/dL ở nữ.

Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Ai cần xét nghiệm acid uric máu?

‎‎Những đối tượng sau đây thường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm acid uric máu:

  • Người bị đau khớp hoặc sưng khớp nghi ngờ bị gout;
  • Người đang hoặc sắp trải qua liệu trình hóa xạ trị;
  • Người bị sỏi thận tái phát nhiều lần;
  • Người từng có tiền sử mắc bệnh gout;
  • Người béo phì;
  • Người bệnh đái tháo đường;
  • Người có chế độ ăn có nhiều đạm hải sản;
  • Người có thói quen uống nhiều rượu bia…

‎Người tăng acid uric cần làm gì?

Ngoài thuốc điều trị người tăng acid uric cần chú ý đến sinh hoạt và chế độ ăn. Một chế độ ăn cân bằng thích hợp là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa.

‎‎Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng acid uric máu là cần phải giảm các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm, purin trong quá trình phân hủy trong cơ thể sẽ tạo ra acid uric. Việc nạp vào quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric gây tăng acid uric máu.

Người tăng acid uric không nên ăn nhiều thịt đỏ.

‎Lời khuyên cho người bị tăng acid uric máu

Người bị acid uric cao nên kiêng ăn thực phẩm sau đây để tránh tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn:

- Kiêng ăn nội tạng động vật

‎‎‎‎Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường chứa nhiều purin, trong đó, một số loại nội tạng có hàm lượng purin rất cao như gan, thận… Do đó, người bệnh không nên thêm những thức ăn này vào thực đơn hàng ngày để tránh nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.ặc biệt, việc hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật giúp giảm đáng kể nguy cơ bùng phát bệnh gout.

- Kiêng ăn thịt đỏ

‎‎Thịt đỏ rất giàu hàm lượng purin, điển hình là thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.Cơ thể có khả năng phân hủy purin thành acid uric, khiến nồng độ hợp chất này trong máu tăng cao. Từ đây, các tinh thể kết tinh trong khớp, làm bùng phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là gout.

Trong đó, hai loại purin chiếm nhiều nhất trong thịt đỏ là hypoxanthine và adenine, cao hơn rất nhiều so với những loại thực phẩm khác. Điều này được chứng minh là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

- Kiêng ăn hải sản

‎‎‎‎Tương tự như thịt đỏ, hải sản rất giàu hàm lượng purin, có khả năng chuyển hóa thành acid uric, gây hại cho sức khỏe.Những loại hải sản giàu purin bao gồm: cá cơm, cá mòi, con sò, con trai sông, cá hồi, cá ngừ…

Khi bệnh gout tiến triển tích cực hơn, triệu chứng được kiểm soát hiệu quả, người bệnh có thể ăn hải sản nhưng chỉ được phép ăn với mức tối thiểu.

- Kiêng rượu bia

‎Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc và tái phát bệnh gout. Do đó, người có nồng độ acid uric cao nên hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này.

- Thực phẩm nhiều đường

‎Các loại đường, đặc biệt là đường fructose có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, cắt giảm đồ ngọt là biện pháp quan trọng để kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tình trạng acid uric cao.

Người bị acid uric cao nên ưu tiên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có lợi sau đây:

- Nên ăn trái cây

‎‎‎‎Một số loại trái cây đặc biệt tốt cho người có nồng độ acid uric trong máu cao như: Chuối vì có hàm lượng purin rất thấp, có khả năng làm giảm nồng độ acid trong máu, đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gout.

Nên ăn táo loại trái cây này chứa hàm lượng chất xơ cao, có khả năng hấp thụ acid uric trong máu và tăng cường loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hợp chất axit malic trong táo cũng giúp trung hòa acid uric, rất tốt cho người bệnh gout.

‎‎‎‎Nên ăn trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt… là nguồn Vitamin C và Axit citric dồi dào, giúp hỗ trợ cơ thể duy trì nồng độ acid uric ổn định, tăng cường loại bỏ lượng chất dư thừa ra ngoài để ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng.

Người tăng acid uric nên ăn chuối.

- Tăng cường ăn rau củ quả xanh

Cà chua, bông cải xanh và dưa chuột là những thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể nhờ cơ chế làm tăng độ kiềm của máu. Người bệnh có thể ăn sống hoặc hấp chín đều được. Người bệnh nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất này vào thực đơn hàng ngày, điển hình như: kiwi, ớt chuông, cà chua, rau lá xanh, ổi, chanh…

Nên uống trà xanh có khả năng làm giảm sản xuất acid uric trong cơ thể. Đây là loại đồ uống tốt cho người bị bệnh gout hoặc có nồng độ acid uric trong máu cao.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý tích cực thực hiện một số biện pháp sau để kiểm soát hiệu quả chỉ số acid uric trong máu như:

- Uống nhiều nước

‎Người bệnh bị acid uric cao nên uống nhiều nước [từ 8 – 16 ly/ ngày], chiếm ít 50% tổng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, thức uống giàu Vitamin C như nước cam, nước quýt cũng có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

- Giảm cân

‎Thừa cân làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout. Do đó, giảm cân là biện pháp rất quan trọng. Ngay cả khi tuân theo chế độ ăn hạn chế purin nhưng mắc bệnh thừa cân, béo phì, bệnh gout cũng có khả năng tiến triển nhanh chóng.

- Kiểm tra chỉ số đường huyết

‎Tình trạng tăng acid uric máu có liên quan chặt chẽ với mức độ tiến triển của bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng liên quan. Ngược lại, lượng đường trong máu cao cũng có khả năng làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh gout. Do đó, người bệnh nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi không bị đái tháo đường.

Acid uric bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo nhiều hướng dẫn y tế, mức chỉ số acid uric phổ biến được sử dụng để đặt chẩn đoán bệnh gout là 6,8 mg/dL.

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì nên uống thuốc?

Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.

Chỉ số acid uric là gì?

Xét nghiệm axit uric là xét nghiệm máu thông thường được thực hiện để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu hoặc trong nước tiểu để kiểm tra dấu hiệu bất thường có thể gây ra bệnh lý cho con người. Nhờ vào kết quả này có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Gout trong xét nghiệm máu là gì?

Gout là một rối loạn chuyển hoá liên quan đến sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các mô xương, khớp do tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu [do cơ địa di truyền] và giảm đào thải acid uric qua thận và là căn bệnh không có vắc-xin phòng ngừa.

Chủ Đề