Chia sẽ kinh nghiệm thực tiễn của ảnh chỉ trong lập và triển khai kế hoạch công tác tại đơn vị mình

     Một bản kế hoạch công tác tốt là điều kiện cần để đảm bảo hiệu quả hoạt động công vụ nhưng nếu kế hoạch đó chỉ dừng lại trên giấy mà không được thực hiện thì dù kế hoạch có tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa thực tế. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa kế hoạch, chỉ làm theo kế hoạch một cách rập khuôn, máy móc thì cũng không thích ứng được với sự vận động, phát triển của xã hội, không linh hoạt trong xử lý các sự kiện bất ngờ nảy sinh trong công tác và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến phá vỡ kế hoạch hoặc không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Do đó, muốn khắc phục các hạn chế này để thực hiện tốt kế hoạch công tác của cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển xã hội thì các cơ quan, đơn vị, các nhà quản lý và mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý một số vấn đề sau:

     Một là, cần sớm xây dựng kế hoạch công tác đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức

     Một bản kế hoạch công tác tốt là điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. Do đó, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị cũng như của cán bộ, công chức, viên chức phải có tính cụ thể, rõ ràng về nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và phân công, phối hợp thực hiện; phải phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và từng cá nhân. Các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch phải có tính khả thi, không quá cao hoặc quá thấp so với năng lực của chủ thể và phải kết nối được giữa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn với mục tiêu, nhiệm vụ lâu dài. Ngoài ra, trong kế hoạch cũng phải có quỹ thời gian, nguồn lực dự phòng để giải quyết những việc đột xuất có thể nảy sinh nhằm hạn chế rủi ro.

     Mặt khác, kế hoạch công tác cần được ban hành sớm, ngay từ đầu kỳ kế hoạch, cụ thể: kế hoạch công tác năm sau cần được xây dựng từ tháng cuối cùng của năm trước. Kế hoạch tháng sau cần được xây dựng từ những ngày cuối tháng trước. Kế hoạch tuần sau phải được xây dựng từ ngày cuối cùng của tuần trước…Nếu kế hoạch công tác được xây dựng quá muộn sẽ dẫn đến những khoảng thời gian “trống” không có định hướng rõ ràng, cụ thể, khó huy động các nguồn lực, thiếu sự phân công, phối hợp trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, bỏ lỡ các cơ hội, làm ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn.

     Hai là, cần phổ biến kế hoạch công tác đến các đối tượng có liên quan để cùng triển khai thực hiện đồng bộ.

     Việc phổ biến kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức thành viên là rất cần thiết để từng chủ thể hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong thực hiện kế hoạch chung, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện riêng cho mình. Phổ biến kế hoạch có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, gửi văn bản trực tiếp hoặc qua email, fax,…nhưng dù bằng hình thức nào thì nhà quản lý cũng phải có biện pháp kiểm soát để đảm bảo thông tin kế hoạch đến được với tất cả các thành viên liên quan.

     Ba là, quá trình thực hiện kế hoạch cần linh hoạt, sáng tạo, giải quyết kịp  thời những vấn đề nảy sinh nhưng vẫn phải bảo đảm tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu mà kế hoạch đề ra.

     Trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức luôn có những sự kiện bất ngờ, những nhiệm vụ mới nảy sinh…  có thể làm chủ thể xao nhãng, mất tập trung, thậm chí xa rời nhiệm vụ chính theo kế hoạch. Do đó, muốn kế hoạch đề ra không bị phá vỡ, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn thì chủ thể cần sử dụng nguyên tắc Pareto 80/20 để phân tích công việc và xác định thứ tự ưu tiên thực hiện nhiệm vụ, cụ thể là:

     - Những việc khẩn cấp và quan trọng thì ưu tiên thực hiện trước, tập trung nguồn lực để thực hiện; phát huy tối đa vai trò của làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả và giảm bớt thời gian giải quyết công việc.

     - Những việc khẩn cấp và không quan trọng thì nên ủy quyền hoặc huy động sự hỗ trợ của người khác để thực hiện thay. Nếu buộc phải làm thì cần lựa chọn thực hiện vào những khoảng thời gian làm việc ít hiệu quả nhất trong ngày hoặc kết hợp làm nhiều việc để tiết kiệm thời gian.

     - Những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp thì chủ thể cần có sự đầu tư tâm sức và các nguồn lực thích đáng để thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu là vấn đề mới nảy sinh thì cần bổ sung vào kế hoạch [trong quỹ thời gian dự phòng] để thực hiện vì kết quả thực hiện những việc này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đạt được các mục tiêu chủ yếu, dài hạn của chủ thể.

     - Những việc không quan trọng và không khẩn cấp, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức thì nên cắt giảm để dành thời gian cho tập trung cho những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu.

     Thứ tư, cần đảm bảo theo dõi, giám sát được toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch.

     Việc theo dõi và giám sát thực hiện kế hoạch đem lại nhiều lợi ích. Nó cho phép nhà quản lý, người thực hiện kế hoạch phát hiện ngay những sai lệch và có biện pháp điều chỉnh phù hợp qua các thông tin phản hồi. Thông qua giám sát, nhà quản lý có những khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân, bộ phận có thành tích xuất sắc và xử lý vi phạm. Vì thế, việc theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt kỳ kế hoạch để đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đúng yêu cầu đề ra.

     Đối với kế hoạch công tác cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức thì chủ thể cần thường xuyên rà soát tiến độ trong quá trình thực hiện và đối chiếu những kết quả đạt được trong từng giai đoạn với mục tiêu mà kế hoạch đề ra, từ đó có thể điều chỉnh kịp thời các giải pháp thực hiện để khắc phục những khó khăn nảy sinh mà trước đó chưa lường hết được nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

     Tuy nhiên, điều cần lưu ý là: nếu có vấn đề ngoài dự kiến nảy sinh được phát hiện khi theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch công tác thì chỉ nên điều chỉnh nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cho phù hợp với diễn biến tình hình mà không nên điều chỉnh mục tiêu trong kế hoạch theo hướng hạ xuống [trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng] để không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung và mục tiêu dài hạn.

     Thứ năm, cần coi kết quả thực hiện kế hoạch là tiêu chí chủ yếu để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, hàng tháng.

     Để kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị và cá nhân được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thì ngoài việc phải thường xuyên giám sát, kiểm tra, người lãnh đạo cần dùng kế hoạch làm công cụ chủ yếu để quản lý cơ quan, tổ chức và người dưới quyền cũng như để tự đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý của mình. Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch công tác, nhà quản lý còn có thể đánh giá được thái độ làm việc, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt và khả năng phối hợp trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Vì thế, khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng tháng, hàng năm cần chủ yếu dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch công tác cá nhân và kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị đi đôi với các biện pháp nhắc nhở, xử lý kịp thời các hành vi thiếu trách nhiệm và khen thưởng những điển hình tiên tiến trong thực hiện kế hoạch.

     Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự ra đời của các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, tích cực đổi mới phương pháp quản lý nhà nước theo hướng kết hợp hài hòa, hợp lý giữa tính kế hoạch và tính linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy trong điều hành, quản lý nền kinh tế, xã hội. Để đáp ứng đòi hỏi đó, yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, viên chức không những phải có kỹ năng lập kế hoạch tốt mà còn phải có kỹ năng xử lý tình huống, chủ động, sáng tạo, linh hoạt và khả năng  “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong thực hiện kế hoạch để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Bùi Thị Phương Liên, Trưởng khoa NN-PL

Admin Lê Hồng Phong

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Lập kế hoạch dự án [Project Planning] là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành công của mọi dự án. 4 bước cụ thể dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng bản kế hoạch dự án hoàn chỉnh và hiệu quả.

Base Resources - Không có nhà quản trị nào bẩm sinh đã xuất chúng. Việc quản lý những dự án quy mô và phức tạp đòi hỏi mỗi người phải học hỏi từ những kiến thức cơ bản nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ mọi thứ về project planning và hướng dẫn các nhà quản lý cách xây dựng những bản kế hoạch dự án chất lượng.

Lập kế hoạch dự án [Project Planning] là gì?

Nhiều người nghĩ rằng kế hoạch dự án [project planning] giống như lên lịch trình dự án [project schedule]. Chính suy nghĩ sai lầm đó đã khiến phần đông mọi người tin rằng kế hoạch dự án bao gồm danh sách nhiệm vụ và những deadline đề ra. Đó chưa phải là tất cả, một kế hoạch dự án cần nhiều hơn thế nữa.

Lập kế hoạch dự án là việc sắp xếp các đầu việc, phân chia nhiệm vụ giữa các bên liên quan trước khi bắt đầu triển khai dự án. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong việc phân loại thông tin và xử lý các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ sau này. Một kế hoạch tốt phải đề ra tất cả các công tác đặt mục tiêu, xác định sản phẩm, chuẩn bị, triển khai, phối hợp và đồng thời đề ra các kế hoạch bổ sung. 

Tại sao kế hoạch quản lý dự án lại quan trọng?

Lên kế hoạch quản lý dự án hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định sau này. Kế hoạch cho dự án về cơ bản là bức tranh tổng quát giúp các bên liên quan trong dự án có định hướng chung, đồng thời ngăn chặn nhầm lẫn và có những kế hoạch giải quyết khủng hoảng dự án.

Dưới đây là những lợi ích từ việc lập kế hoạch dự án:

  • Xác định các bên chịu trách nhiệm chính

  • Đảm bảo dự án được liên kết với mục tiêu kinh doanh

  • Thiết lập chi phí, lịch trình và các vấn đề liên quan

  • Xác định các tài nguyên cần sử dụng

  • Ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra

Kế hoạch quản lý thiết lập mục tiêu chung cho tất cả thành viên trong tổ chức

4 bước lập kế hoạch dự án mọi nhà quản lý cần ghi nhớ

Trước khi soạn thảo ra kế hoạch cụ thể, nhà quản lý cần biết những nhân tố quan trọng cần có trong một bản kế hoạch quản lý dự án. Hay nói cách khác, nhà quản lý cần biết mình phải quản lý những vấn đề gì. Có ba yếu tố chính cần quản lý trong tất cả các dự án, đó là ngân sách, thời gian hiệu suất công việc.

Hãy tưởng tượng quản lý dự án là mặt trên của một chiếc ghế và ba yếu tố ngân sách, thời gian và hiệu suất là ba chiếc chân có nhiệm vụ giữ cho chiếc ghế đứng vững. Khi một chiếc chân thay đổi kích thước, những chiếc chân còn lại cũng phải thay đổi thuận theo. Ví dụ: Nếu yêu cầu hiệu suất tăng, thời gian và ngân sách phải được tăng theo tỷ lệ thuận nhằm giữ cho dự án cân bằng. Như vậy, cốt lõi của việc lên kế hoạch quản lý dự án là quản lý ba nhân tố ngân sách, lịch trình và hiệu suất sao cho ba nhân tố này hoạt động hài hòa, đảm bảo hiệu quả công việc.

Từ góc độ tổng quan, việc lập kế hoạch quản lý dự án bao gồm 4 bước sau: 

1. Project Goal: Xác định mục tiêu của dự án

2. Project Deliverable: Xác định thời gian chuyển giao

3. Project Schedule: Xây dựng lộ trình dự án

4. Supporting Plans: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ

Bước 1: Project Goal - Xác định mục tiêu dự án

Sự thành công của một dự án phụ thuộc vào việc dự án đó có làm thỏa mãn mong muốn của những bên liên quan [stakeholders] hay không. Tại bước đầu tiên này, điều quan trọng là các nhà quản lý cần xác định chính xác các bên liên quan là ai và từ đó tìm ra những nhu cầu của họ.

Các bên liên quan có thể là:

  • Nhà tài trợ 

  • Nhóm dự án tạo ra sản phẩm cuối cùng. Họ tham gia vào nhiều khía cạnh quan trọng như phát triển, thiết kế, v.v. nhưng  không phê duyệt dự án

  • Các end-user

  • Các nhà phân tích rủi ro, chuyên gia mua hàng, v.v.

Khi đã biết các bên liên quan là ai, nhà quản lý cần tìm hiểu nhu cầu của họ và từ đó thiết lập ra các mục tiêu. Các cách để có thể khai thác thông tin từ các bên liên quan có thể là tổ chức cuộc họp, gặp gỡ 1-1 hoặc thực hiện các cuộc khảo sát.

Một dự án có thể có nhiều mục tiêu nhưng hãy đảm bảo rằng các mục tiêu tuân theo quy chuẩn SMART [Specific - cụ thể; Measurable - có thể đo lường; Attainable - có thể đạt được; Realistic - thực tế; Timely - có thời gian cụ thể]. Sau khi hoàn thành thiết lập mục tiêu, điều cần làm tiếp theo là xác định thời gian chuyển giao..

Bước 2: Project deliverable - Xác định thời gian chuyển giao

 

Trong quản lý dự án, có những mốc thời gian ghi nhận sự giao nhận/ cung cấp sản phẩm, dịch vụ giữa khách hàng và công ty. Những mốc thời gian này được gọi là Deliverable. Việc chuyển giao sản phẩm có thể được coi là những dự án nhỏ trong dự án lớn.

Sự giao nhận thường cụ thể và có thể đo lường. Đối tượng của sự giao nhận có thể là khách hàng bên ngoài hoặc các bên liên quan trong dự án. Sản phẩm giao nhận cũng rất đa dạng. Đó có thể là phần mềm, tài liệu thiết kế, chương trình đào tạo hoặc các tài sản khác được yêu cầu trong kế hoạch dự án.

Sản phẩm giao nhận có thể vô hình hoặc hữu hình

Để có thể quản lý thời gian chuyển giao hiệu quả, nhà quản lý có thể áp dụng những lời khuyên sau:

  • Xác định sản phẩm bàn giao và các yêu cầu của các bên liên quan 

  • Đảm bảo các yêu cầu đáp ứng mô hình SMART

  • Phân chia các sản phẩm bàn giao thành các giai đoạn để có thể theo dõi dễ dàng hơn

  • Xác định các số liệu đo lường mức độ chấp nhận của mỗi lần bàn giao [VD: số lượng, chất lượng, tình chất sản phẩm,...]. Điều này sẽ giúp tránh những thay đổi trong việc cung cấp sau này

  • Xác định rõ thời gian bàn giao và nên gắn thời gian bàn giao với các mốc quan trọng của dự án để đảm bảo theo dõi tốt hơn

  • Sử dụng các phần mềm quản lý dự án như Base Wework để theo dõi và quản lý việc phân phối dự án dễ dàng hơn.

Bước 3: Project Schedule - Xác định lộ trình dự án

 

Các mốc thời gian trong dự án nên có nhiều hơn ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Nhà quản lý cần lên lịch cho từng phần của dự án từ giai đoạn triển khai, giai đoạn phát triển và thậm chí cả những giai đoạn nhỏ ở giữa. Lộ trình càng chi tiết, nhà quản lý càng dễ dàng theo dõi tiến độ của nhóm mình quản lý và đồng thời các bên liên quan cũng có thể chủ động nắm bắt được lộ trình chung.

Lộ trình dự án được tạo lập qua 4 bước: 

  • Xác định nhiệm vụ cần làm

  • Xác định độ phụ thuộc giữa các nhiệm vụ

  • Xác định những tài nguyên cần có để làm nhiệm vụ

  • Xác định thời gian hoàn thành

Sau khi có thời gian chuyển giao, nhà quản lý cần liệt kê cụ thể những công việc cần làm để có thể hoàn thành thời gian chuyển giao đúng hạn. Tiếp theo, hãy xác định sự phụ thuộc giữa các công việc nhằm xác định xem công việc nào cần được thực hiện trước tiên. Bằng cách đó, nhà quản lý có thể hoàn thành trước các công việc quan trọng.

Đừng quên xem xét các mức phụ thuộc khác nhau giữa các công việc bởi chúng có thể ảnh hưởng đến ngày bắt đầu và kết thúc của mỗi nhiệm vụ và thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Những mức quan hệ phụ thuộc giữa các nhiệm vụ có thể kể đến như: Finish-to-start - nhiệm vụ A phải được hoàn thành trước khi nhiệm vụ B bắt đầu - hoặc Start-to-start - nhiệm vụ A phải được bắt đầu trước khi nhiệm vụ B có thể bắt đầu.

Mối quan hệ phổ biến nhất là Finish to Start, ngược lại mối quan hệ ít phổ biến nhất là Start to Finish

Khi các đề mục công việc được sắp xếp hợp lý, nhà quản lý sẽ xác định những tài nguyên cần sử dụng. Điều này thật sự quan trọng vì rất có thể nhiều tài nguyên sẽ được sử dụng song song, gây nên sự xung đột lịch trình. Để giải quyết vấn đề này, hãy xem xét kỹ càng sự sẵn có của tài nguyên và sắp xếp lịch trình sử dụng theo mức độ ưu tiên.

Sau khi đã sắp xếp tài nguyên đối với từng nhiệm vụ, tiếp theo, hãy xác định xem mỗi nhiệm vụ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ có thể tính bằng giờ, ngày, tuần hoặc thậm chí vài tháng tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của dự án.

Có một lỗi quản lý rất phổ biến đó là không tính đủ thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ. Khi trường hợp này xảy ra, tất cả các bên liên quan phải vội vã hoàn thành nhiệm vụ và điều này dẫn đến chất lượng công việc bị giảm sút.

Để có thể lên kế hoạch cho từng đầu việc hiệu quả, nhà quản lý có thể tham khảo những dự án có đầu mục công việc mang đặc điểm tương tự. Bên cạnh đó, những vấn đề sau cũng cần được lưu ý khi lên kế hoạch thời gian cho từng nhiệm vụ:

  • Lịch trình cá nhân

  • Ngày nghỉ

  • Mức độ hữu dụng của từng tài nguyên

  • Sự chậm trễ do các vấn đề khác

Bước 4: Supporting plans - Kế hoạch hỗ trợ

 

Một kế hoạch quản lý dự án tốt không thể thiếu các kế hoạch hỗ trợ cũng như các phương án quản lý rủi ro. Những kế hoạch hỗ trợ có thể là: Kế hoạch nhân sự, Kế hoạch thông báo và Kế hoạch quản trị rủi ro.

Kế hoạch nhân sự

Hãy xác định các cá nhân và tổ chức có vai trò quan trọng trong dự án. Đối với mỗi cá nhân và tổ chức đó, hãy mô tả vai trò và trách nhiệm của họ đối với toàn bộ dự án, sau đó chỉ định số lượng và những cá nhân cụ thể đối với từng nhiệm vụ.

Kế hoạch thông báo

Hãy soạn thảo một văn bản để phổ biến cho các bên liên quan nắm được ai sẽ liên tục được thông báo về tiến độ dự án và cách họ sẽ nhận được thông tin. Cách phổ biến nhất để cập nhật tình hình là tạo báo cáo hàng tuần, hàng tháng, mô tả cách thức thực hiện dự án hay các mốc công việc quan trọng đã đạt được,..

Kế hoạch quản trị rủi ro

Quản lý rủi ro là một phần quan trọng của quản lý dự án, tuy nhiên, kế hoạch này thường bị bỏ qua. Càng dự đoán được nhiều rủi ro cho dự án, nhà quản lý càng có nhiều kế hoạch dự phòng và chuẩn bị tốt cách đối phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Dưới đây là một số ví dụ về rủi ro trong các dự án:

  • Dự tính sai thời gian và chi phí

  • Đánh giá của khách hàng và tốc độ phản hồi chậm

  • Ngân sách bị cắt giảm đột ngột

  • Không phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên

  • Một trong các bên thay đổi yêu cầu khi dự án đã bắt đầu

  • Một trong các bên phát sinh nhu cầu mới sau khi dự án đã bắt đầu

  • Giao tiếp không hiệu quả giữa các bên

  • Rủi ro liên quan đến tài nguyên

Nhà quản lý có thể theo dõi rủi ro qua các bản ghi chép. Các bản ghi sẽ liệt kê từng rủi ro và những hành động cụ thể cần làm trong trường hợp rủi ro phát sinh. Nhà quản lý nên thường xuyên xem bản ghi chép, thêm mới những rủi ro xảy ra trong vòng đời dự án và cách thức giải quyết. Hãy nhớ rằng rủi ro sẽ không thể biến mất nếu nhà quản lý không có bất kỳ hành động nhằm giải quyết và ngăn chặn. Kết quả là toàn bộ dự án sẽ bị chậm tiến độ hoặc thậm chí thất bại.

4 bước hoàn chỉnh cho project planning

Đừng quên rằng việc lập kế hoạch và triển khai, theo dõi tiến độ dự án đều có thực hiện dễ dàng bằng một phần mềm quản lý. Sáng suốt trong việc chọn lựa công cụ hỗ trợ chính là điểm mấu chốt giúp nhà quản lý tăng doanh thu, giảm chi phí và vận hành mọi thứ đơn giản hơn nhiều lần.

Dưới đây là giao diện Gantt chart của Base Wework, phần mềm quản lý công việc và dự án được cung cấp bởi Base.vn - với lượng khách hàng doanh nghiệp đã vượt mức 5000 vào năm 2020.

Lập kế hoạch và quản lý dự án dễ dàng hơn với phần mềm Base Wework

Kết luận

Lập kế hoạch dự án mặc dù không còn là khái niệm quá mới đối với các nhà quản lý, tuy nhiên, làm thế nào để có một bản kế hoạch hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Hãy rèn giũa khả năng lên kế hoạch với 4 bước kể trên và đồng thời rèn luyện sự cảm nhận của bản thân với thị trường. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những công cụ quản lý công việc hiện đại như phần mềm quản lý công việc Wework là điều cần thiết để doanh nghiệp bạn không bị lạc hậu giữa thời đại 4.0.

 

Về phần mềm quản lý công việc & dự án toàn diện Base Wework

Base Wework là nền tảng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng tinh hoa của các mô hình quản lý nổi tiếng trên thế giới để giải quyết bài toán điều hành công việc và dự án. Phần mềm làm việc nhóm này hoạt động trơn tru cả trên điện thoại di động, tablet và máy tính [laptop, PC], đem lại một trong những giải pháp quản lý dự án và công việc hiệu quả bậc nhất cho doanh nghiệp của bạn trong kỷ nguyên số.

Thừa hưởng tinh hoa của các mô hình quản lý nổi tiếng trên thế giới, Base Wework hỗ trợ người dùng tất cả công đoạn trong quy trình quản lý công việc và cộng tác giữa các thành viên trong nhóm. Từ lập kế hoạch, giao việc, báo cáo kết quả, liên lạc trao đổi,... đều dễ dàng sử dụng trên điện thoại di động, giúp người dùng chủ động quản lý công việc.

Nếu bạn đang quan tâm tới phần mềm quản lý công việc và dự án, đăng ký ngay TẠI ĐÂY để nhận tư vấn và demo trải nghiệm từ chúng tôi.

Base.vn - Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện, tự hào đồng hành cùng +5000 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: VIB, ACB, Sacombank, VPBank, Golden Gate, Pizza Hut, Twitter Beans Coffee, Vissan, Tân Á Đại Thành, Hoà Bình Minh, Decathlon, Huy Thành Jewelry, Bamboo Airways, Novaland Group, Phục Hưng Holdings, PCC1, Đại Học Văn Lang, Đại Học Ngoại Thương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Gia An 115, Thái Hà Books...

Video liên quan

Chủ Đề