Chiến lược suy giảm là gì

vi chiến lược khi suy giảm = en

volume_up

endgame

chevron_left

chevron_right

VI

Nghĩa của "chiến lược khi suy giảm" trong tiếng Anh

Bản dịch

VI

chiến lược khi suy giảm {danh từ}

Ví dụ về đơn ngữ

Vietnamese Cách sử dụng "endgame" trong một câu

They were then reassured that the production was not about the endgame but about the journey.

At the end of our street stands the tall spectre of the endgame and it paralyses us.

And now, more and more people want to know: what is the real endgame of this exercise?

We're not in the endgame, we're in the middle-game.

At the higher level of buildings, this is really the endgame.

Hơn

  • A
  • Ă
  • Â
  • B
  • C
  • D
  • Đ
  • E
  • Ê
  • G
  • H
  • I
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • Ô
  • Ơ
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • Ư
  • V
  • X
  • Y

Phân loại chiến lược theo định hướng hoạt động

    Theo định hướng hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp có thế được phân thành chiến lược ổn định, chiến lược phát triển và chiến lược suy giảm.

Chiến lược ổn định

     Chiến lược ổn định có đặc trưng là không có những thay đổi đáng kê trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ duy trì quy mô sản xuất – kinh doanh, duy trì thế ổn định của mình. Doanh nghiệp tiếp tục phục vụ một bộ phận khách hàng có cùng nhu cầu bàng cách cung cấp cùng một sản phẩm hay dịch vụ, duy trì thị phần. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược ổn định khi họ cho rằng hoạt động của doanh nghiệp mình là thỏa đáng, môi trường kinh doanh có vẻ ổn định và không thay đổi. Chiến lược ổn định không đem lại sự phát triển nên không phải là chiến lược hấp dẫn các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi không có điều kiện để tiếp tục phát triển bền vững hoặc khi có nguy cơ suy giảm hoạt động như ngành hoạt động đang chững lại hoặc chậm phát triển, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực yếu, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược này để duy trì thế cân bằng trong một khoảng thời gian nhất định.

Chiến lược phát triển

    Chiến lược phát triển là chiến lược nhằm tìm kiếm những cách thức để làm tăng mức độ hoạt động của tổ chức. Chiến lược này bao gồm việc đưa ra những biện pháp nhằm gia tăng về mặt số lượng như tăng doanh số bán hàng, tăng số lượng nhân viên và thị phần hay các loại tài sản của doanh nghiệp. Phát triển có thể đạt được thông qua việc mở rộng trực tiếp, hội nhập dọc, hội nhập hàng ngang hoặc đa dạng hóa. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này khi có những cơ hội mới trên thị trường, khi doanh nghiệp có các nguồn lực tài chính, nhân sự dồi dào, khi môi trường kinh doanh có  nhiều yếu tố thuận lợi. Khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tập trung, huy động các nguồn lực để mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại hoặc sang các lĩnh vực kinh doanh mới.

Chiến lược suy giảm


    Chiến lược suy giảm là chiến lược nhằm mục đích giảm quy mô hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thườngtheo đuổi chiến lược suy giảm khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động của họ hoặc buộc họ tốt hơn nên tập trung vào những hoạt động chính. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chiến lược suy giảm giúp cho doanh nghiệp tập trung vào nhiệm vụ chính, củng cố các nguồn lực và năng lực sản xuất, sẵn sàng để tiếp tục cạnh tranh.

Chiến lược cắt giảm hay chiến lược thu hẹp [tiếng Anh: Retrenchment Strategy] xảy ra khi một doanh nghiệp cơ cấu lại nhằm cắt giảm chi phí và tài sản trong nỗ lực lật ngược lại xu hướng suy giảm của doanh thu và sản lượng tiêu thụ.

Hình minh họa. Nguồn: Instantreward

Chiến lược cắt giảm [Retrenchment Strategy]

Định nghĩa

Chiến lược cắt giảm hay chiến lược thu hẹp trong tiếng Anh là Retrenchment Strategy. Chiến lược cắt giảm xảy ra khi một doanh nghiệp cơ cấu lại nhằm cắt giảm chi phí và tài sản trong nỗ lực lật ngược lại xu hướng suy giảm của doanh thu và sản lượng tiêu thụ.

Đặc trưng

- Trong suốt thời kì cắt giảm, các nhà chiến lược phải hoạt động trong phạm vi nguồn lực hạn chế và đối mặt với áp lực đến từ các chủ sở hữu, người lao động hay giới truyền thông.

- Chiến lược cắt giảm có thể dẫn đến việc bán đất đai và bất động sản để huy động lượng tiền mặt cần thiết, cơ cấu lại tuyến sản phẩm, đóng cửa các nhà máy cũ kĩ, các lĩnh vực kinh doanh phân tán, tự động hóa quá trình, cắt giảm lao động và thiết lập hệ thống kiểm soát chi phí.

Ví dụ 

Chiến lược cắt giảm của Samsung trong cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á 1996 - 1997.

Người có công đầu vực dậy Samsung là kiến trúc sư Yun Jong Yong - Tổng giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch. Trong chiến lược cắt giảm và tái cấu trúc của mình, ông đã mạnh dạn sử dụng các biện pháp như:

- Sa thải 1/3 lượng công nhân [24.000 người]

- Thay 1/2 số nhà quản trị cấp cao

- Bán tài sản thừa [1,9 tỉ USD]: 16 nhà máy, máy bay riêng…

- Cắt giảm 50% chi phí các loại.

Các trường hợp sử dụng chiến lược cắt giảm

- Theo Fred R.David, chiến lược cắt giảm có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

+ Khi một doanh nghiệp có năng lực riêng biệt nhưng thất bại trong việc đạt được các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn.

+ Khi doanh nghiệp ở vị thế cạnh tranh yếu hơn tron ngành.

+ Khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận thấp, người lao động không có động lực làm việc đồng thời chủ sở hữu gây áp lực nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

+ Khi doanh nghiệp thất bại trong việc tận dụng các cơ hội từ bên ngoài, tối thiểu hóa các nguy cơ, tận dụng được các điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu của doanh nghiệp.

+ Khi một doanh nghiệp tăng trưởng quá nhanh và quá rộng đến mức việc cấu trúc lại tổ chức là cần thiết.

[Tài liệu tham khảo: Retrenchment Strategy, Business Jargons; Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Chủ Đề