Chiến thần là gì

Lữ Bố [158-199], còn gọi là "Lã Bố", tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Lữ Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu [nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay].

Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những "trận đấu" với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố.

Lớn lên, Lã Bố được gia đình cho học cầm kì thi thư và luyện võ. Nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy mình dũng mãnh đến nhường nào.

Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố.

Lữ Bố - Vị 'Chiến Thần' dũng mãnh bậc nhất

Cũng giống như Quan Vũ cầm Thanh Long đao, hình tượng của Lữ Bố cũng được đóng khung trong nhận thức của những người hâm mộ Tam Quốc:

"Chiến Thần" Lữ Bố đầu đội Tam Xoa Thúc Phát Tử Kim Quán, khoác Tây Xuyên Hồng Miên Bách Hoa Bào, thân mặc Thú Diện Thôn Đầu Liên Hoàn Khải, lưng thắt Lặc Giáp Lung Sư Man Đới, tay cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố.

Nhắc tới Lữ Bố, gần như ai cũng sẽ hình dung ra một tạo hình uy phong lẫm liệt, khí khái anh hùng như vậy.

Lữ Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lữ Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu.

Hình ảnh Lữ Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh.

Lữ Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu Bị [gồm Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị] [Còn gọi là Tam anh chiến Lữ Bố].

Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.

Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19, Lữ Bố ra trận đầu búi tóc, đội kim quan, ngoài phủ giáp đường nghê, thắt bảo đới, mình mặc chiến bào đỏ thêu trăm hoa, ngoài khoác áo giáp thú diện liên hoàn, lưng đeo một bộ cung tên bạc, tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng.

Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" [Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố] để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này.

'Chiến Thần' không khỏi mắc sai lầm

Một khuyết điểm cực lớn của Lữ Bố là ông cậy công mà tự cao tự đại, không để ai trong mắt.

Tính cách này khiến quan hệ giữa Lữ Bố và đồng liêu trở nên vô cùng tồi tệ.

Về điểm này, có quan điểm cho rằng, một phần nguyên nhân Bố ra tay giết Đổng Trác có thể xuất phát từ mâu thuẫn bè phái, giữa phe "người Bình Châu" của Bố và "người Lương Châu" của Trác.

Khi chạy về với Viên Thiệu, cũng vì Lữ Bố tin rằng bản thân "có công với Viên gia", cho nên xem thường ra mặt đám thuộc hạ của Thiệu. Kết quả Lữ Bố "không còn chỗ dung thân" trong quân Viên Thiệu.

Nghiêm trọng hơn là, Lữ Bố thực tế đã không hề nhận ra vấn đề của bản thân.

Ông từng than thở với Lưu Bị - "Lữ Bố thấy Quan Đông khởi binh, nên giết Đổng Trác để về theo. Nhưng chư tướng Quan Đông không yên lòng, mà muốn diệt Lữ Bố".

Trong trận tập kích Từ Châu, tuy Lữ Bố thể hiện được tài lĩnh binh, song lại khiến Lưu Bị rơi vào thế nguy hiểm.

Trong mắt Lữ Bố chỉ nhớ ân nghĩa mà người khác nợ ông, chứ không biết những mẫu thuẫn lớn mà mình đã để lại.

Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá, sự tồn tại cũng như diệt vong của những cá nhân như Lữ Bố là tất yếu trong giai đoạn lịch sử hỗn loạn.

Lữ Bố rõ ràng xứng đáng với danh xưng "chiến thần", các điển tích cũng như văn học đều ghi lại hình ảnh hào hùng, oai phong lẫm liệt của ông.

Tài năng của Lữ Bố đúng là kiệt xuất, song thời thế cũng định sẵn "Chiến Thần" không bao giờ trở thành vai chính thời chiến loạn, kết cục chỉ có thể rời khỏi vũ đài lịch sử.

Trang Ly [T/h]

Xem thêm:

- Uẩn khúc '13 ngày' trong cái chết của Bao Công [Kỳ 2]

- Bí mật về cuộc đời thực của Bao Công [Kỳ 1]

- Những giai thoại ly kỳ về Quan Vân Trường [Kỳ 2]

- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng và những thách thức to lớn với các nhà khảo cổ

- Lý Bạch - Bậc 'Thi Tiên' vĩ đại của nhà Đường

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Thời Tam Quốc có một vị tướng tài giỏi đến mức có thể giết Quan Vũ, đến lúc chết đi còn khiến quân vương phải hạ mình đeo tang.

  • Bị Hoàng đế giáng cấp đến 3 bậc, vị đại quan này về nhà nói với thê tử 8 CHỮ rồi ung dung hưởng lạc đến già
  • Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã chết vì nguyên nhân gì? Mưu sĩ bày trận phong thủy cũng vô phương, tên chứng bệnh khiến hậu thế rùng mình
  • Không phải Võ Tắc Thiên, đây mới là 2 nữ Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, trong đó có một người đặc biệt vì là... trẻ sơ sinh

Nhắc đến danh tướng thời Tam Quốc, nhiều người thường nhớ đến “Ngũ hổ thượng tướng” của Thục Hán, “Ngũ tử lương tướng” của Tào Ngụy. Nhưng ở phía Đông Ngô, võ tướng nổi tiếng lại hiếm hoi hơn rất nhiều, trong đó được biết đến nhiều nhất chỉ có Chu Du, Hoàng Cái.

Thật ra, dưới trướng của Tôn Quyền có rất nhiều nhân tài, danh tướng dũng mãnh cũng vô số. Trong đó, một vị từng giết Quan Vũ, đánh bại Lưu Bị, sử dụng 5000 binh mã chống lại trăm nghìn quân binh của Tào Chân và Trương Cáp, chống đỡ bất bại trong nửa năm, được xưng tụng là đệ nhất thần tướng của Đông Ngô, ngay cả Tôn Quyền cũng phải mặc áo tang báo hiếu khi ông qua đời.

Chu Nhiên. [Ảnh minh họa]

Quan Vũ của thời Tam Quốc được công nhận là chiến thần bất bại với chiến tích chấn động thiên hạ. Thế nhưng cuối cùng, ông lại phải chịu cảnh đầu lìa khỏi cổ, chết một cách thê thảm. Người giết vị chiến thần này chính là thượng tướng Đông Ngô - Chu Nhiên.

  • Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã chết vì nguyên nhân gì? Mưu sĩ bày trận phong thủy cũng vô phương, tên chứng bệnh khiến hậu thế rùng mình

Chu Nhiên, tự Nghĩa Phong, thời trẻ thường đi theo tiểu bá vương Tôn Sách [anh trai của Tôn Quyền] chinh chiến khắp Bắc Nam. Thời điểm đó, Chu Nhiên đã có rất nhiều chiến công và nổi tiếng khắp vùng Giang Đông. Sau khi Tôn Sách chết, Chu Nhiên trung thành đi theo Tôn Quyền để dẹp loạn tặc, chiến đấu với Tào Ngụy.

Giai đoạn Chu Nhiên giết Quan Vũ, binh quyền Giang Đông do Lã Mông chấp quản. Thời điểm đó, Quan Vũ đã bị trúng kế của Lã Mông nhưng ông vẫn dũng cảm chỉ huy ba quân, muốn lật ngược thế cờ nên đã gấp gáp tấn công Sở Thành. Thế nhưng mọi chuyện không như phán đoán, tiến công vô dụng, Sở Thành vẫn không thể sụp đổ. Binh lực của Quan Vũ suy yếu và tổn thất nặng nề nên chỉ đành rút lui.

Quan Vũ tiến công. [Ảnh minh họa]

Cũng trong giai đoạn này, Tôn Quyền đã công phá “Giang Lăng”, bắt rất nhiều gia quyến của binh sĩ dưới trướng Quan Vũ. Tin tức này đã gây náo động lòng quân, nhiều người tháo chạy và đầu hàng. Chính vì thế, Quan Vũ đã đại bại hoàn toàn.

Mặc dù thất bại nhưng “lạc đà gầy còn hơn ngựa béo”, Quan Vũ vẫn là vị tướng không thể xem thường. Tôn Quyền đã phái Chu Nhiên dẫn một đội quân nhỏ truy kích Quan Vũ. Chu Nhiên không hề sợ dũng khí của Quan Vũ và đã điều quân bao vây “thập diện mai phục” vị chiến thần lẫy lừng đến khốn đốn.

Cuối cùng, Chu Nhiên đã thành công giết chết cả cha lẫn con Quan Vũ. Nhờ chiến công này, ông đã được phong làm “Chiêu Võ tướng quân”, “Tây An hương hầu”.

Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị lửa giận xung thiên, dẫn đại binh thảo phạt Đông Ngô. Lã Mông đã chết, tân đô đốc Giang Đông chính là Lục Tốn trẻ tuổi. Lục Tốn áp dụng sách lược dụ địch vào chỗ hiểm nhưng gặp phải sự phản đối của mưu sĩ Đông Ngô, duy chỉ có Chu Nhiên nghe theo và tôn trọng ý kiến của ông.

Chu Nhiên. [Ảnh minh họa]

Lưu Bị dẫn trăm nghìn đại quân đến Nghi Đô, Chu Nhiên mang 5000 binh mã theo sách lược của Lục Tốn. Chu Nhiên tuổi trẻ nhiệt huyết, võ nghệ siêu quần, dũng mãnh hơn người, lại còn mưu kế uyên thâm. Nhờ đó, ông đã đánh bại tiên phong của quân Thục, thành công kiềm hãm được thế tiến công của Lưu Bị, đồng thời cắt đứt đường lui và đường tiếp tế lương thực.

Lưu Bị tiến không được mà lùi cũng không xong, lại còn bị tổn thất bởi trận hỏa công của Lục Tốn. Cuối cùng, Lưu Bị đại bại ở Bạch Đế thành, không lâu sau thì qua đời. Chu Nhiên được thăng quan thành “Chinh Bắc tướng quân”, “Vĩnh An hầu”.

Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị, quân Tào Ngụy được Tào Chân thống lĩnh. Thời điểm này, Chu Nhiên tuổi đã cao.

Tào Chân ra lệnh bắn tên vào Giang Lăng. [Ảnh minh họa]

Tào Chân chỉ huy trăm nghìn đại quân đóng doanh vây quanh Giang Lăng, nơi Chu Nhiên trấn thủ. Hơn nữa, trong thành lại có dịch bệnh, binh sĩ dưới trướng Chu Nhiên bị nhiễm bệnh vô số kể, người có thể chiến đấu không đến 5000.

Tào Chân muốn chơi trò “mèo vờn chuột” với Chu Nhiên, chỉ vây mà không đánh, mỗi ngày chỉ bắn tên vào thành. Binh sĩ bên trong hoang mang vô độ, chỉ có Chu Nhiên vẫn bình chân như vại, cất cao giọng cổ vũ lòng quân.

Điều kinh ngạc hơn, Chu Nhiên đã dám dẫn binh đoàn yếu ớt của mình chủ động tiến đánh và thành công phá được 2 doanh trại lớn của quân Ngụy. Sau đó, chỉ với 5000 quân trong tay, Chu Nhiên đã cầm cự được sự tiến công của Tào Chân và Trương Cáp hơn nửa năm. Vì cảm thấy tình hình không ổn nên Tào Phi đã ra lệnh Tào Chân lui binh.

Chu Nhiên. [Ảnh minh họa]

Trận chiến này đã đưa tên tuổi của Chu Nhiên lên tầm cao mới, khiến cả một cõi Tam Quốc phải thất kinh, sau đó ông được phong thành “Đang Dương hầu”.

Năm 249, Chu Nhiên qua đời ở tuổi 68. Cái chết của ông đã khiến Tôn Quyên đau đớn khôn nguôi, tự mình mặc áo tang báo hiếu và khóc trước linh cữu. Thực lực và tài trí của Chu Nhiên không hề thua kém Quan Vũ hay Trương Cáp, chỉ là "Tam quốc diễn nghĩa" tập trung viết về Thục Hán và Tào Ngụy nên đã bỏ qua vị danh tướng Giang Đông này.

[Nguồn:Sohu]

//afamily.vn/thoi-tam-quoc-co-mot-danh-tuong-kiet-xuat-tung-giet-chien-than-quan-vu-lam-chan-dong-thien-ha-nhung-bi-lich-su-bo-roi-nhu-con-ghe-20220220201802678.chn

Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã chết vì nguyên nhân gì? Mưu sĩ bày trận phong thủy cũng vô phương, tên chứng bệnh khiến hậu thế rùng mình

Video liên quan

Chủ Đề