Có nên đọc sách nhanh không

Atsushi Innami đã chia sẻ kinh nghiệm của một người từng đọc chậm cho đến khi tìm ra bí quyết đọc hai cuốn sách một ngày.

Có không ít người yêu sách, thích đọc nhiều sách, nhưng lại không có thời gian để đọc. Lại có người do công việc buộc phải đọc sách nhưng vì tốc độ đọc quá chậm nên dù có quyết tâm đến mấy số sách đọc vẫn thấp, thậm chí số sách đọc còn ngày càng suy giảm.

Atsushi Innami - một nhà bình luận sách, biên tập viên, cây viết tự do người Nhật Bản - từng trải qua những điều này nên ông hiểu rõ cảm xúc của người đọc sách chậm và những người không có thời gian để đọc sách.

Sách Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời. Ảnh MC.

3 bước tạo “nhịp điệu đọc nhiều sách”

Trong cuốn Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời [Chi Anh dịch, NXB Công Thương liên kết với Thái Hà Books phát hành] Atsushi Innami đã chia sẻ những kinh nghiệm của một người từng đọc chậm một trang sách trong 5 phút cho đến khi tìm ra bí quyết đọc nhanh hai cuốn sách trong một ngày, một tháng viết bình luận 60 cuốn sách [một năm đọc 700 cuốn sách].

Cuốn sách của ông còn gợi ý những phương pháp giúp cho người đọc có thể: Hình thành thói quen đọc sách chuyên nghiệp; không bị mệt mỏi dù phải thu nhận nhiều thông tin; thay đổi được thói quen tích trữ sách mà không đọc.

Theo Atsushi Innami tốc độ đọc và mức độ hiểu, ghi nhớ không tỷ lệ thuận với nhau. Dù đọc kỹ đến đâu thì bạn vẫn cứ quên. Chướng ngại vật không phải là “tốc độ đọc chậm” mà là việc “ám ảnh đọc kỹ”.

Nhiều người quá căng thẳng khi phải cố nhớ những điều mình đã đọc. Nhưng kết cục của việc nhồi nhét này không hiệu quả và gây lãng phí thời gian.

Atsushi Innami khuyên người đọc trước tiên hãy từ bỏ ám ảnh đọc kỹ, vì đọc sách chậm không nằm ở đó mà nằm ở việc bạn có nắm được cách đọc sách hay không.

Ông cũng cho rằng thay vì việc đọc kỹ một cuốn sách trong vòng một tuần [sau đó một tháng bạn nhớ 1% nội dung sách] thì bạn hãy đọc nhanh 10 cuốn cũng trong tuần đó và đến một năm sau bạn vẫn nhớ 10% kiến thức.

Để việc đọc sách hiệu quả, Atsushi Innami đã gợi ý 3 bước tạo “nhịp điệu đọc nhiều sách”.

Đầu tiên là xây dựng cho mình một khung giờ đọc sách cố định. Có thể là 10 phút sau bữa ăn trưa, hoặc trước khi đi ngủ… Atsushi Innami thì khuyến khích mọi người nên đọc sách vào buổi sáng, 10 phút ngay sau khi ngủ dậy.

Tại sao lại là buổi sáng? Atsushi Innami cho biết trước kia ông là người theo trường phái hoạt động về đêm, vì cảm giác là vào buổi tối não linh hoạt hơn.

Sau khi làm xong việc, ông nhâm nhi chút rượu, sau đó lại khởi động máy tính, rồi lại đột ngột quay sang đọc sách, vừa đọc vừa gật gù trong tình trạng bắt đầu chuyếnh choáng. Và hậu quả là ông chẳng hiểu nội dung sách nói gì. Chưa kể việc thức đêm còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cho đến một ngày, bất ngờ ông không ngủ muộn và thức dậy làm việc vào sớm hôm sau. Hiệu suất làm việc cao đến không ngờ. Kể từ đó ông thay đổi và trở thành người hoạt động buổi sáng.

Bước thứ hai là ưu tiên chọn những sách có thể đọc nhanh. Theo Atsushi Innami nếu muốn biến đọc sách thành thói quen thì hãy bắt đầu bằng việc chọn những cuốn sách có thể đọc nhanh chứ không phải cuốn mình thích.

Để thực hiện điều này, ông chia sách thành 3 nhóm: [1] Sách không cần đọc, đây không phải những cuốn sách có giá trị mà là những cuốn sách không cần thiết cho mình; [2] Sách không cần đọc nhanh là những cuốn bản thân mình muốn đọc một cách từ tốn; [3] Sách đọc nhanh là những sách có thể nhanh chóng nhận định được giá trị của nó nằm ở đâu.

Bước thứ 3 là luôn đọc cuốn khác với ngày hôm qua. Nghĩa là không đọc một cuốn dang dở trong một thời gian mà nên chuẩn bị những cuốn có thể đọc nhanh, đọc xen kẽ.

Lý do dù cuốn sách bạn đọc có nội dung thú vị đi chăng nữa nhưng đọc từ tốn mãi 10 ngày chưa xong một cuốn thì sẽ nảy sinh cảm giác ngán. Tìm cách để không có cảm giác ngán là điều tối quan trọng trong việc xây dựng thói quen đọc sách.

Nhiều người biết chắc không thể đọc hết nhưng vẫn tích trữ sách.

Đọc sách cũng như hít thở và 4 bước tốc độ hóa việc đọc

Theo Atsushi Innami đọc sách như việc hít vào thở ra. Nhưng nếu bạn chỉ liên tục hít vào và thở ra thì chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu. Đọc sách cũng vậy, nếu vừa đọc vừa viết sẽ thu được những kiến thức.

Trong quá trình đọc hãy chọn và ghi lại những câu trích dẫn có giá trị nhất của cuốn sách. Đây chính là những gì thu được khi đọc xong một cuốn sách.

Chuẩn bị một tờ giấy A4, viết ra những mục mình quan tâm, những việc mình không muốn quên thì ghi lại tóm tắt [việc ghi chép bằng tay giúp bạn hiểu rõ nội dung hơn].

Sau công đoạn trên, đọc lại những mục đã ghi chép và chọn ra một dòng tóm tắt. Có thể là một chi tiết khiến mình cảm động, hay chỉ một dòng cảm tưởng có thể tái hiện ký ức về cuốn sách.

Để giúp cho việc đọc sách nhanh, hiệu quả, Atsushi Inami đã đưa ra 4 bước tốc độ hóa việc đọc đó là: Hãy đọc kỹ “Lời nói đầu - mục lục”; Chỉ đọc 5 dòng đầu tiên và 5 dòng cuối cùng; quyết định từ khóa và đọc; Đọc với nhiều nhịp điệu khác nhau.

Khi mở sách ra, điều đầu tiên bạn đọc sẽ là lời nói đầu và mục lục. Nếu sử dụng tốt phần này bạn sẽ có trải nghiệm đọc sách không hề lãng phí.

Lời nói đầu chính là phần dẫn nhập thể hiện mục đích và tóm tắt sơ lược nhất nội dung toàn bộ cuốn sách. Còn mục lục chính là sơ đồ giúp phán đoán cấu trúc của cuốn sách.

Việc nắm rõ mục đích giúp cho đọc lướt hiệu quả và việc nắm được cấu trúc sẽ quyết định được việc đọc lướt cũng như đọc nhảy cóc.

Tiếp theo là tập trung thông tin thu thập được, đọc tìm kiếm từ khóa, đồng thời luôn giữ cho mình một nhịp điệu tốt nhất để đọc sách đạt hiệu quả.

Cũng trong cuốn sách, Atsushi Innami còn đưa ra quy luật của việc đọc lướt, bí quyết của “cách đọc không quên”, hay cách đối diện với sách không thể đọc nhanh…

Trực giác của chúng ta thường hiểu sai về việc đọc. Tuy nhiên, chúng ta lại quá tin tưởng trực giác của mình đến mức các lĩnh vực liên quan cũng được xây dựng trên nền tảng trực giác. Chẳng hạn, hãy thử nghĩ về những cuốn sổ tay hướng dẫn, các khóa học và các ứng dụng hứa hẹn giúp chúng ta có thể đọc nhanh. Từ những cuốn sách của tác giả Evelyn Wood, rất phổ biến vào những năm 1960 [Tổng thống John Kenedy từng được cho là rất hâm mộ bà đã đưa các chuyên gia hướng dẫn đến Nhà Trắng để đào tạo các nhân viên theo các phương pháp của bà] cho tới những sản phẩm của người đọc nhanh nhất thế giới, Howard Stephen Berg, với chương trình dạy Đọc siêu nhanh của ông được rao bán trên mạng. Những sản phẩm như vậy đều được xây dựng dựa trên cùng ba giả thiết. Theo nhà khoa học thần kinh nhận thức có tên là Mark Seidenberg giải thích một cách hài hước trong cuốn sách của mình mang tên “Ngôn ngữ ở tốc độ của thị lực”, những giả thuyết đó nghe có vẻ đáng tin cậy , tuy nhiên, ngành khoa học đọc đã được chứng minh là sai lầm. Ông viết: “Những gì khoa học đọc tuyên bố là điều không thể, nếu ta xem xét những sự thật cơ bản về mắt người và văn bản.”


Giả thiết 1: Cách để đọc nhanh hơn là tiếp nhận nhiều thông tin hơn trong một lần đọc. Tại sao chỉ đọc 1 hoặc 2 từ trong khi bạn có thể tiếp thu được cả những đoạn văn bản nhiều chữ hơn. Seidenberg giải thích vì mắt của chúng ta chỉ có thế tập trung vào một phần tương đối nhỏ trong một trang sách. Ta có thể đọc được rõ ràng khoảng bảy đến tám chữ cái  trong mỗi khoảng cố định của mắt; khoảng thời gian cố định của mắt trung bình rơi từ 200 đến 250 mili giây; trong hầu hết các văn bản các từ  thường dài khoảng năm chữ cái. Như thế, tính ra ta sẽ đọc được khoảng 280 từ một phút – ít hơn nhiều so với tỉ lệ 25,000 từ một phút mà Berg đã tuyên bố. Đơn giản là không thể, Seidenberg cho rằng: “ Việc ra lệnh cho đôi mắt tiếp nhận tất cả các dòng chữ, đoạn văn hoặc trang sách là không thể với hệ thống trực quan của con người, do thiếu các tế bào bổ sung trên võng mạc”.

Giả thiết 2: Cách để đọc nhanh hơn là không đọc thành tiếng hoặc bỏ thói quen đọc thầm. Khi đọc sách, hầu hết chúng ta đều có trực cảm rằng chúng ta đang tự đọc cho mình nghe hoặc nghe thấy các từ được đọc ra. Trực cảm khiến ta nghĩ rằng thói quen này đang làm giảm tốc độ đọc nên càng khiến các chương trình dạy đọc nhanh trở nên hấp dẫn với chúng ta. Nhưng trên thực tế, những người có kỹ năng đọc tốt sẽ tự động kích hoạt mã âm vị học, vạch rõ ngôn ngữ viết lên ngôn ngữ nói.  Việc sử dụng thông tin âm vị học khiến việc đọc trở nên dễ dàng chứ không hề khó khăn hơn. Như Seidenberg nói thì: “Những chương trình dạy đọc nhanh “chắc hẳn” sẽ cải thiện việc đọc bằng việc loại bỏ một trong những nguồn chủ yếu của kĩ năng đọc.”

Giả thiết 3: Cách để đọc nhanh hơn là loại bỏ những chuyển động quay lại của mắt, hoặc là xu hướng di chuyển mắt trở lại những phần mình đã đọc. Giống như việc “nghe” âm thanh của các từ trong đầu khi đọc giúp chúng ta hiểu dụng ý của chúng [Ví dụ: tác giả muốn dùng PERmit hay muốn dùng từ perMIT ] thì đôi khi đọc lại một câu hoặc một cụm từ sẽ cho ta thấy sắc thái biểu đạt của nó rõ ràng hơn. Đó là một thói quen mà người có kỹ năng đọc tốt muốn nâng cao, chứ không phải cố gắng để loại bỏ. Trực giác một lần nữa lại đưa chúng ta đi sai hướng.

Là một giáo sư của khoa Tâm lý Đại học Wisconsin, Seidenberg làm sáng tỏ khoa học đọc một cách rất tinh tế. Ông là một người hướng dẫn lí tưởng – và hóa ra là, cho dù chúng ta đã đọc sách gần như cả cuộc đời, chúng ta vẫn cần một người hướng dẫn cách đọc sách. Seidenberg giải thích đó là vì trong khi “chúng ta nhận thức được kết quả sau khi đọc, rằng là chúng ta hiểu, chúng ta thấy nó hài hước, rằng nó đã truyền tải một thực tế, một ý tưởng hoặc cảm giác, nhưng chúng ta lại không biết được “thần kinh đã hoạt động như thế nào để tạo ra kết quả đó”. Ông kết luận, điều này giải thích tại sao có cả một ngành khoa học đọc: là để hiểu kỹ năng phức tạp này ở mọi cấp độ mà trực giác không dễ gì thâm nhập được.

Seidenberg lập luận rằng trực giác mù quáng vềviệc đọc chiếm ưu thế trong hệ thống giáo dục. Như là với việc đọc nhanh, một giả thiết dường như hoàn toàn hợp lí đang không chỉ mâu thuẫn với các bằng chứng khoa học, mà còn để lại các hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Tác giả này giải thích: “Vì hệ thống ngôn ngữ viết đại diện cho ngôn ngữ nói”, “rất nhiều nhà giáo dục kết luận việc học cách đọc sách nên thực hiện như việc học ngôn ngữ mẹ đẻ. Trên thực tế, không một ai học đọc sách theo cách học nói cả, vì vậy, nó dẫn đến một câu hỏi: “Điều gì xảy ra khi nhiều thế hệ trẻ em đều được dạy đọc theo giả thuyết sai lầm này?”

Tất cả chúng ta đều học nói đơn giản bằng việc được tiếp xúc với những người giao tiếp bằng nói chuyện. Dường như việc đọc sách có thể cũng sẽ hoạt động theo cách tương tự: Để trẻ tiếp xúc với sách và các tài liệu viết, và chúng sẽ thấm dần vào người. Tuy nhiên, Seidenberg cũng lưu ý rằng cách này lại bỏ qua một điểm khác biệt cốt yếu. Chúng ta là một loài đã tiến hóa qua hàng triệu năm để sử dụng được ngôn ngữ nói mà không cần phải hướng dẫn rõ ràng . Còn việc đọc sách lại là một phát kiến văn hóa hiện đại, và nó phải được dạy một cách có chủ ý. Hơn nữa, có một cách dạy đọc sách hiệu quả nhất: ngữ âm, hay nói cách khác, hướng dẫn trẻ nhận biết từ ngữ chúng nghe liên kết thế nào với các chữ cái chúng thấy trên trang sách. Nhưng rất nhiều giáo viên không hướng dẫn cho trẻ về ngữ âm mà dạy theo kinh nghiệm, sự quan sát và, tất nhiên, theo trực giác của họ.

Dù các khuynh hướng này của giáo viên có vẻ là tự nhiên, Seidenberg thẳng thắn chỉ ra mối nguy hại mà chúng gây ra: “Chỉ cần nhìn vào ngành khoa học đọc ta sẽ thấy rằng những phương pháp được sử dụng phổ biến để giáo dục trẻ đang có tính không đồng nhất với những sự thật cơ bản về nhận thức và sự phát triển của con người. Vì thế, việc học đọc trở nên khó khăn hơn bản chất thực của nó. Các thầy cô vô tình khiến trẻ dễ phải chịu rủi ro thất bại trong việc đọc. Họ đối xử phân biệt với các em kém hơn. Họ ngăn cản việc đọc của những em đáng lẽ đã có thể thành công với việc đọc sách.

Tác giả không lấy thầy cô ra để chỉ trích. Nhưng việc nhận thức sai lầm về việc đọc sách và sự thiếu hiểu biết về khoa học lại dẫn đến những hậu quả trong lớp học và trong xã hội. Seidenberg quan sát được rằng: “Những người có kỹ năng đọc sách sẽ tiếp tục có những lợi thế hơn những ai không có kỹ năng này”. Thực tế hiển nhiên là có rất nhiều người Mỹ, trong đó có cả một lượng lớn các sinh viên, không có kỹ năng đọc sách tốt. Seidenberg cho rằng: Nếu chúng ta đề cao khoa học đọc, lịch sử cũng như khía cạnh xã hội học đầy thú vị của nó, chúng ta sẽ sáng suốt nhận ra “việc hiểu kỹ năng phức tạp này nghĩa là thấu hiểu những điều cốt yếu nhất về cách làm người.”

Annie Murphy Paul, tác giả cuốn sách “Nguồn gốc: 9 tháng trong bụng mẹ định hình phần đời còn lại của bạn như thế nào?”, là một tác giả nhiều bài viết  khoa học, hiện đang thực hiện một cuốn sách về tâm trí mở.Nguồn: //www.washingtonpost.com/opinions/want-to-read-fast-and-well-ignore-the-rules-of-the-speed-reading-gurus/2017/01/27/bb77446a-d9e3-11e6-b8b2-cb5164beba6b_story.html
Dịch: Việt TrinhHiệu đính: Nevange

Bài được đăng trên wordpress của chúng tớ, mời các bạn ghé qua! ;]

//triskelesociety.wordpress.com/2017/03/24/ban-muon-doc-sach-nhanh-va-hieu-qua-hay-ngung-lam-theo-nhung-nguyen-tac-day-doc-nhanh/

Video liên quan

Chủ Đề