Thực vật đới ôn hòa thay đổi như thế nào

Câu hỏi: Tại sao thảm thực vật ở châu âu lại thay đổi từ tây sang đông?

Lời giải:

Thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông do có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa từ Tây sang Đông

Phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương, mưa nhiều. Đồng thời, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu thêm ấm áp về mùa đông. Quanh năm gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu. Từ đó dẫn đến sự phát triển đa dạng của thảm thực vật.

Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và của khối khí hải dương yếu dần. Biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá rộng phát triển.

Phía Đông, có khí hậu ôn đới lục địa, đồng thời vì nằm sâu trong nội địa nên ít chịu ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới. Khí hậu khắc nhiệt cho nên thực vật ít phát triển, chủ yếu là rừng lá kim.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về thiên nhiên Châu Âu nhé!

A. Lý thuyết Địa lý bài 52

1. Vị trí, địa hình [Bài 51]

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật [Bài 51]

3. Các môi trường tự nhiên

a] Môi trường ôn đới hải dương

- Đặc điểm: Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm

- Phân bố: Ven biển Tây Âu.

- Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng

- Thực vật: Rừng lá rộng.

b] Môi trường ôn đới lục địa

- Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi, hè nóng có mưa

- Phân bố: Khu vực Đông Âu

- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè, mùa đông đóng băng

- Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế

c] Môi trường Địa Trung Hải

- Đặc điểm: mùa đông không lạnh có mưa, mùa hạ nóng, khô

- Phân bố: Nam Âu, ven Địa Trung Hải

- Sông ngòi: Ngắn dốc nhiều nước vào mùa thu, đông.

- Thực vật: rừng thưa, cây bụi gai

d] Môi trường núi cao

- Môi trường núi cao có mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây

- Thực vật thay đổi theo độ cao.[QTT1]

B. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1:Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hương nhiều của dòng biển nóng:

A.Bắc Đại Tây Dương.

B.Gơn-Xtrim.

C.Mô-Dăm-Bích.

D.Bắc Xích Đạo.

Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hương nhiều của dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương.

=>Chọn A.

Câu 2:Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:

A.Ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.

B.Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.

C.Ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, hàn đới, địa trung hải.

D.Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, cực đới, địa trung hải.

Châu Âu có 4 kiểu khí hậu, đó là ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới và khí hậu Địa Trung Hải.

=> Chọn B.

Câu 3:Những nước nào có khí hậu ôn đới lục địa?

A.Các nước Bắc Âu.

B.Các nước Tây Âu.

C.Các nước Đông Âu.

D.Các nước Nam Âu.

Những nước có khí hậu ôn đới lục địa là các nước thuộc khu vực Đông Âu.

=>Chọn C.

Câu 4:Những nước nào có khí hậu ôn đới hải dương?

A.Các nước Bắc Âu.

B.Các nước Tây Âu.

C.Các nước Đông Âu.

D.Các nước Nam Âu.

Những nước có khí hậu ôn đới hải dương là các nước thuộc khu vực Tây Âu.

=> Chọn B.

Câu 5:Những nước nào có khí hậu địa trung hải?

A.Các nước Bắc Âu.

B.Các nưốc Tây Âu.

C.Các nước Đông Âu.

D.Các nước Nam Âu.

Những nước có khí hậu địa trung hải là các nước thuộc khu vực Nam Âu.

=> Chọn D.

Câu 6:Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu?

A.Khí hậu ôn đới hải dương.

B.Khí hậu ôn đối lục địa.

C.Khí hậu địa trung hải.

D.Khí hậu hàn đới.

Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là khí hậu ôn đối lục địa.

=> Chọn B.

Câu 7:Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước nào ở châu Âu?

A.Nước Anh.

B.Nước Pháp.

C.Nước Đức.

D.Nước Hà Lan.

Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước Hà Lan ở châu Âu.

=> Chọn D.

Câu 8:Thời tiết không lạnh lắm và mưa vào thu – đông là đặc điểm của môi trường:

A.Ôn đới hải dương.

B.Ôn đới lục địa.

C.Địa trung hải.

D.Núi cao.

Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.

=> Chọn C.

Câu 9:Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm:

A.Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.

B.Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

C.Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

D.Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm là mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, càng vào sâu trong nội địa càng lạnh và tuyết rơi nhiều. Mùa hạ nóng và có mưa.

=> Chọn A.

Câu 10:Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng:

A.Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.

B.Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.

C.Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.

D.Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.

Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá cứng và thảo nguyên rừng. Phía đông Nam là thảo nguyên và ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.

=> Chọn B.

Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông. Môi trường đới ôn hoà cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

2. Sự phân hoá của môi trường

Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông.

Môi trường đới ôn hoà cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có trường ôn đới hải dương : ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét : lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay : dần từ tây sang đông : rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải : mùa hạ nóng và khô. mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam : rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 - Xem ngay

Chọn: B.

Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa?

Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là

Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là

Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là

Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?

Trả lời: - Sự phân hóa theo thời gian: trong năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ thu, đông. - Sự phân hóa theo không gian: thay đổi khí hậu, thảm thực vật,... từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. + Khí hậu: • Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ nét. • Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải. + Thảm thực vật: • Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim. • Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao

Giải thích: Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Chọn: D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề