Cho thêm 11 7 gam NaCl vào 400 ml dung dịch NaCl 2M thì thu được dung dịch A có nồng độ mol là

Câu 1: Nồng độ mol của dung dịch chứa 25 gam NaOH trong 1250 ml dung dịch là:

  • B. 0,25 M
  • C. 0,45 M
  • D. 1M

Câu 2: Cho 94 gam $K_{2}O$ phản ứng với nước để được dung dịch KOH 5,6%. Khối lượng nước cần dùng là:

  • A. 1940 gam
  • B. 1953 gam
  • D. 1962 gam

Câu 3: Dung dich HCl 25% [D = 1,198 g/ml]. Tính $C_{M}$

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ mol của dung dịch?

  • B. Nồng độ mol là số gam chất tan trong một lít dung dịch 
  • C. Nồng độ mol là số mol chất tan trong một lít dung môi
  • D. Nồng độ mol là số gam chất tan trong một lít dung môi

Câu 5: Dung dich NaOH 4M [D = 1,43 g/ml]. Tính C%

  • A. 11%
  • B. 12,2%
  • D. 11,179%

Câu 6: Số mol trong 400 ml NaOH 6M là

  • A. 1,2 mol
  • C. 1,5 mol
  • D. 4 mol

Câu 7: Tính nồng độ mol của 456 ml $Na_{2}CO_{3}$ 10,6 gam

  • A. 0,32 M
  • B. 0,129 M
  • C. 0,2 M

Câu 8: Hòa tan 50 g đường với nước được dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần cho pha chế dung dịch

  • A. 250 gam
  • C. 50 gam
  • D. 500 gam

Câu 9: Hòa tan 20 gam $Na_{2}SO_{3}.10H_{2}O$ vào 128 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

Câu 10: Dung dịch KOH 14% có D=1,13 g/ml. Nồng độ mol của dung dịch này là:

  • A. 3,34 M
  • C. 2,736 M
  • D. 3,742 M

Câu 11: Cách cơ bản đề nhận biết kim loại chất rắn tan hay không tan là

  • A. Quỳ tím
  • C. Hóa chất
  • D. Cách nào cũng được

Câu 12: Chỉ dung duy nhất một chất để phân biệt Cu và Ag

  • A. Nước
  • B. Quỳ tính
  • D. NaOH

Câu 13: Thể tích nước cần thêm vào 1 lít dung dịch NaOH 1M để được dung dịch có nồng độ 0,1M là:

  • A. 8 lít
  • C. 7 lít
  • D. 6 lít

Câu 14: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch $H_{2}SO_{4}$, người ta làm thế nào?

  • B. Tính số gam $H_{2}SO_{4}$ có trong 1 lít dung dịch
  • C. Tính số gam $H_{2}SO_{4}$ có trong 1000 gam dung dịch
  • D. Tính số mol $H_{2}SO_{4}$ có trong 10 lít dung dịch

Câu 15: Để pha 100g dung dịch $BaSO_{4}$ 7% thì khối lượng nước cần lấy là

  • B. 9 gam
  • C. 90 gam
  • D. 7 gam

Câu 16: Cho 3 mẫu thử mất nhãn là $Fe_{2}O_{3}$,$CuO$, $Al_{2}O_{3}$. Để phân biệt mấy dung dịch trên, cần sử dụng mấy chất để phân biệt? là những chất nào

  • A. Nước, $NaOH$
  • C. $CuCl_{2}$, $NH_{3}$
  • D. Chất nào cũng được

Câu 17: Đem pha loãng 40 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 8M thành 160 ml. Nồng độ mol của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ sau khi pha loãng là:

Câu 18: Cần thêm bao nhiêu gam $Na_{2}O$ vào 400 gam $NaOH$ 10% để được dung dịch $NaOH$ 25%

  • A. 75 gam
  • B. 89 gam
  • D. 62 gam

Câu 19: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch $NaCl$ 15%.

  • A. Hoà tan 15g $NaCl$ vào 90g $H_{2}O$
  • B. Hoà tan 15g $NaCl$ vào 100g $H_{2}O$
  • D. Hoà tan 15g $NaCl$ vào 190g $H_{2}O$

Câu 20: Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A. Tính số gam KOH có trong 100g dung dịch
  • B. Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch
  • C. Tính số gam KOH có trong 1000g dung dịch

Câu 21: Độ tan của NaCl trong nước ở 20°C là 36 gam. Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì thu được dung dịch loại nào?

  • A. Bão hòa
  • C. Quá bão hòa
  • D. Không xác định được

Câu 22: Độ tan của $AgNO_{3}$ trong nước ở 20°C là 222 gam. Khối lượng $AgNO_{3}$ có trong 161 gam dung dịch bão hòa ở 20°C là:

  • A. 114 gam
  • B. 113 gam
  • C. 112 gam

Câu 23: Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

  • A. Số gam chất tan trong 100g dung môi
  • B. Số gam chất tan trong 100g dung dịch
  • C. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch

Câu 24: Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:

  • A. 2,82 M
  • B. 2,81 M
  • D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 25: Để pha thành 5 lít dung dịch axit HCl có nồng độ 0,5M cân phải lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl có nồng độ 36% [D=1,19 g/ml]?

  • A. 0,21 lít
  • C. 0,295 lít
  • D. 0,25 lít

Câu 26: Hòa tan 20 gam đường vào 180 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch nước đường là:

Câu 27: Khối lượng NaCl có trong 50 gam dung dịch NaCl 40% là:

  • A. 40 gam
  • B. 30 gam
  • D. 45 gam

Câu 28: Dung dịch $HNO_{3}$ 4,19M có khối lượng riêng D=1,137 g/ml thì có nồng độ phần trăm là:

  • A. 25,2%
  • B. 24,5%
  • D. 28,1%

Câu 29: Với một lượng chất tan xác định, khi tăng thể tích dung môi:

  • B. $C%$ tăng; $C_{M}$ tăng
  • C. $C%$ tăng; $C_{M}$ giảm
  • D. $C%$ giảm; $C_{M}$ tăng

Câu 30: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH , người ta làm thế nào?

  • A. Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch
  • B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch
  • C. Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch

Câu 31: Pha thêm 20 gam nước vào 80 gam dung dịch NaCl 15% thì dung dịch thu được có nồng độ là:

Câu 32: Nếu để pha 1 lít dung dịch KOH có nồng độ 15,33 mol/l cần dùng 731,52 gam nước thì nồng độ % của dung dịch là:

Câu 33: Thể tích dung dịch HCl 36% [D=1,19 g/ml] cần lấy để pha thành 2,5 lít dung dịch HCl 0,5M là:

  • B. 107,5 ml
  • C. 108,5 ml
  • D. 109,5 ml

Câu 34: Thể tích nước cần thêm vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để được dung dịch NaOH có nồng độ 0,1M là:

  • B. 19 lít
  • C. 17 lít
  • D. 16 lít

Câu 35: Thêm nước vào 400 gam dung dịch axit HCl 3,65% để tạo 2 lít dung dịch thì nồng độ mol của dung dịch thu được là:

  • A. 0,4 mol/l
  • B. 0,1 mol/l
  • C. 0,3 mol/l

Câu 36: Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là:

  • B. 67,5 ml 
  • C. 68,6 ml
  • D. 69,4 ml

Câu 37: Từ 100 gam NaCl có thể pha được bao nhiêu thể tích dung dịch NaCl 10% [D=1,071 g/ml]?

  • B. 833,67 ml
  • C. 733,67ml
  • D. 703,87 ml

Câu 38: Cho 15,15 gam hỗn hợp A gồm [Zn, Al] vào 200 gam dung dịch HCl 21,9%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 10,08 lít khí $H_{2}$ ở đktc. Nồng độ phần trăm của muối $ZnCl_{2}$ trong dung dịch thu được sau phản ứng là

  • A. 9,48%.
  • C. 8,18%.                    
  • D. 9,25%

Câu 39: Chất tan tồn tại ở dạng

  • A. Chất rắn 
  • B. Chất lỏng 
  • C. Chất hơi                 

Câu 40: Hòa tan 20 gam đường vào nước được dung dịch nước muối có nồng độ là 20%.  Khối lượng dung dịch nước đường thu được và khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là?

  • A. 200 gam và 180 gam
  • B. 200 gam và 160 gam
  • D. 100 gam và 60 gam

Bạn đang xem: Hoá học 8 Bài 45: Bài thực hành 7

Bài học giúp các em biết cách tính toán và pha chế những dung dịch đơn giản theo nồng độ.

  • Nồng độ phần trăm [C%] của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
  • Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch: \[C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%\]​
    • C% là nồng độ phần trăm của dung dịch.
    • mct  là khối lượng chất tan [gam]
    • mdd  là khối lượng dung dịch [gam] với [mdung dịch  =  mdung môi  +  mchất tan]
  • Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm C%

    • Công thức tính khối lượng dung dịch là: \[{m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }}\]​

    • Công thức tính khối lượng chất tan: \[{m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}\]

  • Nồng độ mol [kí hiệu là CM] của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
  • Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: \[{C_M} = \frac{n}{V}[mol/l]\]
    • n: số mol chất tan.

    • V: thể tích dung dịch.

  • Các công thức được suy ra từ công thức nồng độ mol của dung dịch:
    • Công thức tính số mol chất tan: \[n = {C_M}.V[mol]\]
    • Công thức tính thể tích dung dịch: \[V = \frac{n}{{{C_M}}}[lit]\]
  • Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.
  • Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
  • Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
  • Phải mang kính bảo hộ.
  • Phải cột tóc gọn lại.
  • Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
  • Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.
  • Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
  • Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
  • Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
  • Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

Lưu ý: Khi đong thể tích dung dịch bằng pipet, ống đong thì ta đong sao cho gợn trũng của giọt chất lỏng chạm vạch chia độ cần lấy và nhớ để mắt ngang với mực chất lỏng. Như trong hình vẽ là cách lấy chuẩn 50ml dung dịch chất lỏng. Tương tự khi thí nghiệm làm lấy số liệu ta cũng đọc số ml theo cách này.

Hình 1: Cách lấy chuẩn số ml dung dịch

Hãy tính toán và pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%.

Khối lượng chất tan [đường] cần dùng là:

\[C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \Rightarrow {m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }} = \frac{{15\% .50}}{{100\% }} = 7,5[g]\]

Khối lượng nước cần dùng là:

mdung dịch  =  mdung môi  +  mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch  mchất tan  = 50- 7,5 = 42,5[g]

Cân 7,5g đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5g nước, được dung dịch đường 15%.

[Em nào thắc mắc về con số 92,500 ghi ở cân thì quay lại xem cách cân dung dịch chất lỏng ở bài Pha chế dung dịch nhé]

Hình 1:Quá trình pha chế 50 gam dung dịch đường 15%

Hãy tính toán và pha chế dung dịch Natri clorua [NaCl] có nồng độ 0,2 M

Số mol chất tan [NaCl] cần dùng là:

\[{n_{NaCl}} = {C_M}.V = 0,2.0,1 = 0,02[mol].\]

Khối lượng NaCl cần dùng là:

\[{m_{NaCl}} = {n_{NaCl}}.{M_{NaCl}} = 0,02.[23 + 35,5] = 1,17[gam]\]

Cân 1,17g NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M.

Hình 2: Quá trình pha chế 100ml dung dịch NaCl 0,2M

Hãy tính toán và pha chế dung dịch 50g dd đường 5% từ dd đường có nồng độ 15% ở phần thực hành 1.

Khối lượng chất tan [đường] có trong 50g dd đường 5% là:

\[C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \Rightarrow {m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }} = \frac{{5\% .50}}{{100\% }} = 2,5[gam]\]

Khối lượng dd đường 15% có chứa 2,5g đường là:

\[C\% ‘ = \frac{{{m_{ct}}’}}{{{m_{dd}}’}}.100\% \Rightarrow {m_{dd}}’ = \frac{{{m_{ct}}’.100\% }}{{C\% ‘}} = \frac{{2,5.100}}{{15}} \approx 16,7[gam]\]

Khối lượng nước cần dùng là:

mdung dịch  =  mdung môi  +  mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch  mchất tan  = 50- 16,7 = 33,3 [gam].

Cân 16,7g dd đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml. Thêm 33,3g nước [hoặc 33,3ml] vào cốc, khuấy đều, được 50g dd đường 5%.

Hình 3: Quá trình pha chế 50 gam dung dịch đường 5%

Lưu ý: Lấy dung dịch có thể sử dụng cân phân tích hoặc dùng ống đong để lấy lượng thể tích mong muốn.

Hãy tính toán và pha chế dung dịch 50ml dd NaCl có nồng độ 0,1M từ dd NaCl có nồng độ 0,2M ở thực hành 2.

Số mol chất tan [NaCl] có trong 50ml dd 0,1M cần pha chế là:

\[{n_{NaCl}} = {C_M}.V = 0,1.0,05 = 0,005[mol]\]

Thể tích dd NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005mol NaCl là:

\[{C_M}’ = \frac{n}{{V’}} \Rightarrow V’ = \frac{n}{{{C_M}’}} = \frac{{0,005}}{{0,2}} = 0,025[l] = 25[ml]\]

Đong 25ml dd NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc đến vạch 50ml. Khuấy đều, được 50ml dd NaCl 0,1M.

Hình 4: Quá trình pha chế 50 ml dung dịch NaCl 0,1M

Sau bài học cần nắm:

Cách tính toán và pha chế những dung dịch đơn giản theo nồng độ.

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 45 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Muốn pha 400ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

    • A.
      10,8 gam
    • B.
      1,078 gam
    • C.
      5,04 gam
    • D.
      10 gam
  • Câu 2:

    Cho 3 mẫu thử mất nhãn là Fe2O3,CuO, Al2O3. Để phân biệt mấy dung dịch trên, cần sử dụng mấy chất để phân biệt? là những chất nào

    • A.
      Nước, NaOH
    • B.
      NaOH, HCl
    • C.
      CuCl2, NH3
    • D.
      Chất nào cũng được
  • Câu 3:

    Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

    • A.
      75 gam
    • B.
      89 gam    
    • C.
      80 gam
    • D.
      62 gam

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa LuatTreEm thảo luận và trả lời nhé.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề