Chủ đầu tư sân bay vân đồn là ai

QNP - Chỉ còn một tháng nữa [tháng 12-2018], Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ chính thức đón chuyến bay thương mại đầu tiên. Đây là điểm nhấn mới trên bản đồ giao thông Quảng Ninh và cũng là minh chứng sinh động cho sự thành công của chủ trương huy động nguồn vốn tư nhân để tỉnh có thể trở thành trọng điểm du lịch hàng đầu cả nước và có tầm cỡ quốc tế.

 


Đường băng dài 3,6km, rộng 45m có khả năng đón cả những loại máy bay chuyên chở hàng hóa hạng nặng.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11-11-2013, Quảng Ninh được nhận định sẽ đón lượng lớn khách du lịch quốc tế. Vì vậy, việc không có cảng hàng không sẽ trở thành rào cản lớn cho kế hoạch phát triển. Ngày 16-3-2012, Bộ Giao thông Vận tải quyết định phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Quảng Ninh giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 [Quyết định số 576/QĐ-BGTVT], có quy mô cảng nội địa đón được các chuyến bay quốc tế. Cảng có thiết kế đường băng dài 3km, rộng 45m, lề vật liệu rộng 7,5m, dải hãm phanh 2 đầu kích thước 100x60m. Hệ thống đường dẫn, sân đỗ đón khách tối thiểu được 4 máy bay; nhà điều hành, nhà ga hành khách và hàng hoá có công suất tiếp nhận được 2 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hoá/năm…

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, với sự bứt phá mạnh mẽ của một tỉnh, vùng đất năng động như Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng thì quy mô cảng hàng không nội địa không còn phù hợp. Chính vì thế, việc điều chỉnh quy mô Cảng hàng không tại Vân Đồn là điều rất cần thiết. Bởi lẽ xu hướng vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay đang sử dụng loại máy bay chuyên dụng như Boeing 747-400 freighter. Loại vận tải này cần chiều dài đường băng là 3.6km.


Tháp không lưu tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, từ đề xuất của Quảng Ninh cũng như mong muốn của nhà đầu tư là Tập đoàn Sun Group, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là cảng hàng không hàng đầu về mức độ tiện nghi, các hạng mục công trình mặt đất có kiến trúc hiện đại, ngày 23-2-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg xác định, cảng hàng không đầu tư tại Vân Đồn là một trong 10 cảng hàng không quốc tế của mạng lưới cảng hàng không dân dụng cả nước, và cũng là sân bay quân sự trong hướng chiến lược miền Bắc.

Từ đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã quyết định điều chỉnh quy hoạch, xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đạt cấp 4E [theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO] và sân bay quân sự cấp II. Đường băng điều chỉnh kéo dài từ 3km lên 3,6km; xây dựng bổ sung 2 sân quay đầu, đường lăn nối với sân đỗ và đường lăn thoát nhanh; nhà ga điều chỉnh nâng công suất từ 2 triệu lên 2,5 triệu hành khách/năm, diện tích nhà ga mở rộng, vị trí đỗ tối thiểu được 4 máy bay. Đến năm 2030, sẽ hoàn thành đường lăn song song với đường băng, hoàn chỉnh đơn nguyên còn lại của nhà ga, nâng công suất lên 5 triệu hành khách/năm, vị trí đỗ tối thiểu lên 12 máy bay…


Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ rút ngắn khoảng cách địa lý giữa Quảng Ninh với một số tỉnh, thành trong cả nước cũng như một số nước khu vực châu Á.

Sau khi dự án được điều chỉnh, Quảng Ninh đã triển khai GPMB bổ sung, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Đồng thời, thống nhất với Tập đoàn Sun Group xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là cảng hàng không có đầy đủ các tiêu chí về đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đều được thực hiện với quyết tâm cao nhất.

Với quyết tâm cao của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh và nhà đầu tư, hiện dự án đã bước vào giai đoạn hoàn thiện các hạng mục, thủ tục cuối cùng để chuẩn bị đưa vào khác thác. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ bắt đầu thực hiện nghiệm thu, thống nhất đưa công trình vào sử dụng. Chủ đầu tư và tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chính thức mở cảng, dự kiến trong khoảng ngày 25 đến 30-12-2018.

Song song với đó, chủ đầu tư dự án còn tập trung hoàn thiện thủ tục cấp phép, đưa vào khai thác; phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay miền Bắc và các đơn vị liên quan để thành lập doanh nghiệp quản lý, thẩm định, hoàn thiện các quy chế cần thiết, tổ chức chuyển giao công nghệ, tuyển dụng và đào tạo nhân lực. Đồng thời, đẩy mạnh phát động thị trường, xây dựng, quảng bá thông tin về mạng lưới đường bay, thiết lập và mở các tuyến bay...


Tại khu vực bay, đã lắp đặt xong đèn dẫn hướng sử dụng công nghệ tiên tiến nhất.

Khẳng định về chất lượng công trình, ông Arjan Kuin, Quản lý dự án cấp cao của NACO - đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cho biết: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay tốt, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự án sẽ sớm trở thành sân bay quốc tế nổi tiếng của Việt Nam và trong khu vực. Cơ sở cho niềm tin này chính là ở vị trí chiến lược của sân bay, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như năng lực, tầm nhìn của chủ đầu tư. Để làm tốt hơn vai trò quản lý, NACO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Sun Group thực hiện đào tạo đội ngũ quản lý, vận hành, khai thác, phục vụ sân bay chuyên nghiệp, làm nền tảng vững chắc cho sân bay hoạt động hiệu quả và để lại ấn tượng đẹp cho du khách trong và ngoài nước.

Dự kiến, ngay khi Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được đưa vào hoạt động, 3 hãng hàng không lớn là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air sẽ đồng loạt triển khai các tuyến bay nối liền Vân Đồn tới thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng. Việc rút ngắn thời gian di chuyển so với trước đây khi du khách phải bay ra Hà Nội sau đó đi đường bộ tới Vân Đồn sẽ giúp đẩy mạnh phát triển du lịch tại huyện đảo Vân Đồn. Đối với các đường bay nối Vân Đồn tới các thành phố lớn tại Trung Quốc như: Quảng Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hàng Châu… cũng đã được các hàng hàng không Trung Quốc lên kế hoạch triển khai ngay khi Cảng hàng không Vân Đồn đưa vào hoạt động. Riêng các đường bay quốc tế tới Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, chủ đầu tư sẽ được triển khai chậm hơn, tuy nhiên, các đường bay này cũng sẽ được chiển khai chậm nhất là trong năm 2019.


Các xe chuyên dụng vận chuyển hành khách đã được tập kết về Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Có thể thấy rằng, từ sự mạnh dạn đổi mới trong thu hút đầu tư, ưu tiên triển khai dự án động lực, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã góp phần đáng kể trong việc kéo ngắn lộ trình để Vân Đồn trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch cao cấp gắn với giải trí hiện đại, có casino làm trụ cột để thúc đẩy các loại hình du lịch khác phát triển. 

Đây cũng là minh chứng sinh động cho sự thành công của chủ trương huy động nguồn vốn tư nhân để phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông. Đến nay, không chỉ có Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mà rất nhiều công trình giao thông tầm cỡ với số vốn hàng nghìn tỷ đồng cũng đã được triển khai đồng bộ, nhiều dự án chuẩn bị hoàn thành như: cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hành khách quốc tế Hòn Gai... Thành công của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ là cú huých quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục kêu gọi, huy động được nguồn lực đầu tư lớn nhằm phát triển nhanh, mạnh và bền vững./.

Sân bay Vân Đồn

Sân bay tại các địa phương là các dự án đặc biệt của ngành hàng không Việt Nam. Những dự án này rất quan trọng đối với sự phát triển của địa phương nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung. Vậy những ai tham gia “cuộc đua” sân bay nghìn tỷ này?

Không giống như đối với các dự án BOT giao thông đường bộ, việc dùng vốn tư nhân xây sân bay nghìn tỷ có thể đánh giá hiệu quả, nhưng là dựa trên những tiêu thức khác, phục vụ mục tiêu khác, ngoài giao thông.

Những… “chim mồi” cho “cuộc đua” sân bay tại Vân Đồn

Dự án sân bay Vân Đồn nằm tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay sân bay đang được chủ đầu tư là tập đoàn SunGroup gấp rút thi công. Tổng mức đầu tư cho dự án lên tới gần 7.500 tỷ đồng, công suất tiếp nhận dự kiến là 2 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hóa vận chuyển mỗi năm.

Đối với ngành hàng không Việt Nam, đây là dự án rất đặc biệt. Sự đặc biệt ấy thể hiện ở 2 điểm: – Thứ nhất, sân bay Vân Đồn là sân bay đầu tiên được đầu tư 100% bằng vốn tư nhân, từ nhà ga hành khách, đường băng đến trang thiết bị đi kèm.

– Thứ 2, dự án sân bay Vân Đồn khi hoàn thành cũng sẽ là dự án hoàn toàn do tư nhân khai thác cơ sở hạ tầng, ngoại trừ phần quản lý điều hành bay vẫn do Nhà nước nắm.

Vân Đồn là khu du lịch giàu tiềm năng của Quảng Ninh, đây cũng là khu vực được chọn lựa để xây dựng mô hình đặc khu kinh tế mới và đang trong tiến trình xét duyệt Đề án xây dựng Trưởng đặc khu, không tiến hành Hội đồng nhân dân. Khu vực này nhận được rất nhiều ưu đãi về cơ chế đã được chấp thuận, là một trong 3 đặc khu kinh tế trên cả nước.

Quy hoạch dự kiến đặc khu kinh tế Vân Đồn

Khi sân bay Vân Đồn hoàn thành thì đó chính là cánh cửa nối đặc khu kinh tế ấy với thế giới mà không cần qua trung chuyển. Với những giá trị tiềm năng có thể đạt được, 7.500 tỷ đồng để xây dựng và khai thác một sân bay cũng có thể coi là con số không quá lớn.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, Tập đoàn Sungroup là nhà đầu tư xứng đáng, là “chim mồi” để tạo điểm nhấn, trở thành điển hình trong chính sách thu hút đầu tư của mỗi địa phương.
Đó cũng là lý do mà mà ngoài Sân bay Vân Đồn hay hệ thống cáp treo đẳng cấp của Quảng Ninh, Sungroup còn được tỉnh Lạng Sơn trải thảm mời tham gia lấy lại dự án cáp treo Mẫu Sơn từ chủ đầu tư khác hay được tỉnh Lào Cai đề nghị làm chủ đầu tư dự án sân bay Lào Cai. Tập đoàn này cũng được Hải Phòng mời về với mong muốn giúp địa phương quy hoạch lại và sau đó là lấy lại một số dự án, chú trọng đầu tư khai thác khu du lịch Cát Bà…

Không chỉ sân bay Vân Đồn, Tập đoàn Rạng Đông cũng đang tiến hành xây dựng sân bay Phan Thiết với tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, công suất tối đa lên tới 300 hành khách mỗi giờ. Tập đoàn Rạng Đông cho biết, dự án này thực hiện theo hình thức BOT với thời gian khai thác khoảng 70 – 80 năm. Chỉ có xây dựng sân bay thì Phan Thiết mới đủ cạnh tranh với Phú Quốc khi có sân bay Cam Ranh, thu hút du khách về vùng đất nhiều tiềm năng này.

Do vậy, dù việc xây dựng sân bay có khả năng thua lỗ như trường hợp sân bay Cần Thơ, sân bay Điện Biên…, thì có sân bay vẫn là khao khát của nhiều địa phương. Ban quản lý các DA đối tác công tư [PPP] thuộc Bộ GTVT cho biết, hiện nay chỉ có 4/21 sân bay hiện đang khai thác là có lãi. Tỉnh Đắk Nông cũng đang đề nghị gửi Bộ GTVT về việc khẩn trương cho lập quy hoạch sân bay Nhân Cơ cho địa phương này.

Lợi ích từ việc đầu tư sân bay bằng vốn tư nhân

Công ty cổ phần [ACV] – Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là doanh nghiệp hiện vẫn do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. ACV hiện đang đầu tư, khai thác và quản lý hệ thống 22 sân bay trong cả nước, trong đó có 13 sân bay nội địa và 9 sân bay quốc tế. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại chính là doanh nghiệp lớn nhất cả nước trong kinh doanh hạ tầng sân bay hiện nay, với tổng tài sản đến hết quý 2/2017 vào khoảng 47.500 tỷ đồng.

Tiến độ thực tế sân bay Vân Đồn Quảng Ninh

Tình trạng nhiều địa phương đã và tiếp tục đề nghị việc đầu tư sân bay khiến Bộ GTVT phải phát đi cảnh báo về nguy cơ lãng phí vốn đầu tư. Nhưng ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp như Sunroup, VietJet hay Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh… đều khá kín tiếng về những lợi nhuận toan tính từ việc tham gia dự án đầu tư hạ tầng sân bay.

VietJet khẳng định mục tiêu hãng đề nghị được đầu tư, khai thác vận hành nhà ga hành khách tại cả loạt sân bay là nhằm khai thác tối ưu hơn lượng hành khách và tuyến bay của hãng, bài toán lợi nhuận từ khai thác hạ tầng chưa được nêu như là trọng tâm hoạt động chính.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh – Ông Johnathan Hạnh Nguyễn khẳng định việc đầu tư vào nhà ga hành khách sân bay này nhằm phục vụ lợi ích cho…. tương lai. Hiện tại, Cam Ranh chưa phải là một sân bay có thể sinh lãi kinh doanh hạ tầng, dù lượng khách vận chuyển đã vượt dự báo.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng cho rằng, việc đầu tư sân bay là cơ hội để thu hút những nguồn đầu tư khác tới địa phương, tuy nhiên với nguồn vốn hoàn toàn từ tư nhân thì điều quan trọng nhất trước tiên phải là lợi ích từ trực tiếp dự án sân bay ấy. Chính vì vậy mà doanh nghiệp trước tiên phải được phép toàn quyền khai thác dự án để thu hồi vốn đầu tư, thay vì chia sẻ quyền kinh doanh với doanh nghiệp khác.

Với quan điểm quản lý, một cán bộ BQL DA PPP thuộc Bộ GTVT cho rằng, nhà nước chỉ nên đầu tư những sân bay ở các địa phương khó khăn, chưa thực sự hấp dẫn về kinh doanh sân bay.

Còn lại, tại những sân bay có khả năng sinh lợi hoặc không quá quan trọng về mặt quân sự, thì nên sử dụng nguồn vốn tư nhân ngoài nhà nước để phân bổ nguồn lực đầu tư sân bay được tốt hơn. Dự án đầu tư sân bay Vân Đồn có thể xem như tiêu biểu cho phương án đầu tư sân bay tư nhân theo quan điểm quản lý này.

Video liên quan

Chủ Đề