Chủ doanh nghiệp là ai

Thuật ngữ CEO hay “Sếp” thường chỉ những người quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn những người này có chức danh gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm người quản lý doanh nghiệp như sau:

“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy, khái niệm về người quản lý doanh nghiệp không được quy định rõ mà chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, bao gồm:

Loại hình doanh nghiệp

Người quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

Chủ tịch công ty

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên

- Thành viên Hội đồng thành viên

Công ty cổ phần

- Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Thành viên Hội đồng quản trị

Công ty hợp danh

Thành viên hợp danh

Lưu ý: Người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được quy định theo điều lệ công ty như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban chuyên môn.

Người quản lý doanh nghiệp là ai? [Ảnh minh hoạ]
 

Vai trò của người quản lý doanh nghiệp

Như đã phân tích, người quản lý doanh nghiệp là những người mang rõ chức danh trong từng công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và trong Điều lệ công ty.

Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng chức danh cụ thể: Ví dụ: Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên [Điều 99], Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần [Điều 156]…

Người quản lý doanh nghiệp có thể được sắp xếp theo cấp bậc, những người quản lý chung và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề quan trọng được coi là những người quản lý cấp cao: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên…

Người quản lý cấp cơ sở [cấp dưới] có thể là Giám đốc hoặc các trưởng phòng/ban chuyên môn.

Tuy nhiên vai trò của người quản lý doanh nghiệp cho dù ở vị trí nào cũng gần như nhau, một số vai trò nổi bật như:

- Đại diện về mặt pháp lý cho công ty: Đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với đối tác, đại diện tham gia, giải quyết các vụ việc tranh chấp, các thủ tục hành chính…

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp

- Quyết định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty

- Thực hiện việc phân công, quản lý, kiểm tra công việc của cấp dưới quyền;

- Chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, người quản lý trong một doanh nghiệp có thể là một hoặc nhiều người. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thành viên hội đồng quản trị: Điều kiện, đặc điểm và quy trình bổ nhiệm

Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? 

Thị trường hiện nay có rất nhiều cá nhân muốn xây dựng riêng cho mình một doanh nghiệp vững chắc, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp tư nhân hiện đang là xu hướng. Vậy quý bạn đọc đã hiểu rõ như thế nào về Chủ doanh nghiệp tư nhân chưa? Hãy cùng tìm hiểu cùng công ty Luật ACC nhé.

Căn cứ theo Điều 183 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Là người có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ hoạt động phát sinh trong DNTN.

Từ định nghĩa về loại hình doanh nghiệp này có thể thấy doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ, tức do một chủ thể đứng ra thành lập, dùng tài sản của chính mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không có bất cứ sự liên kết hay chia sẻ với người nào. Tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người có toàn bộ quyền hành kể cả việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp. 

Xuất phát từ loại hình doanh nghiệp một chủ nên vai trò của Chủ doanh nghiệp tư nhân rất quan trọng. Pháp luật đã ghi nhận vai trò của chủ thể này tại Điều 190 Luật Doanh Nghiệp 2020. Theo đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp của mình với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đặc trưng của DNTN là Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động – là chủ thể chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của DNTN. Từ đặc điểm này nên Pháp Luật đã đưa ra những việc mà Chủ doanh nghiệp không được phép làm:

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều này có nghĩa khi Chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đăng ký làm chủ một DNTN mới khác nếu DNTN hiện tại chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý.

+ Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Nguồn vốn của DNTN là chính từ tài sản cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo đó, Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký một cách chính xác tổng số vốn đầu tư. Cụ thể, phải nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Ngoài ra, đối với vốn bằng tài sản khác thì phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Tuy ban đầu cần có sự rõ ràng về nguồn vốn như thế nhưng nguồn vốn này có thể xoay chuyển trong quá trình hoạt đông, có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền đó.

Chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân nên đây là được là là mối quan hệ gắn bó như hình với bóng, không thể tách rời. Như vậy, khi có sự thay đổi từ cá nhân này thành cá nhân khác, doanh nghiệp đó phải chấm dứt sự tồn tại về mặc pháp lý.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận những trường hợp đặc biệt mà Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện quyền của mình như sau:

Thứ nhất, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Thứ ba, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thứ tư, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

Thứ năm, Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.

Trên đây là bài viết của ACC về Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?. Mời quý bạn đọc tham khảo. Mọi thắc mắc, hay cần tư vấn bất kỳ vấn đề pháp lý nào hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để chúng tôi có thể được hỗ trợ bạn đọc nhanh nhất. Thông tin liên hệ của ACC phía bên dưới. Cảm ơn quý bạn đọc !

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề