Chủ tịch huyện củ chi là ai

Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM chiều 23.5, cơ quan này đã xem xét, thi hành kỷ luật nhiều đảng viên vi phạm pháp luật trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại một số trường học trên địa bàn H.Củ Chi.

Cụ thể, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Việt Dũng, Huyện ủy viên, Phó chánh văn phòng Huyện ủy; nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; nguyên Phó chủ tịch UBND H.Củ Chi.

Lý do, trong thời gian giữ chức vụ phó chủ tịch huyện, ông Dũng đã thiếu kiểm tra thủ tục hồ sơ, cập nhật các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng cơ bản khi ký kế hoạch sửa chữa nhiều hạng mục của 7 trường học không đúng quy định pháp luật.

Trường mầm non Tân Phú Trung 2 [H.Củ Chi, TP.HCM]

Cơ quan kiểm tra cũng xác định ông Dũng không giám sát, chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đúng quy định pháp luật về xác định tổng mức kinh phí sửa chữa cho từng trường, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán, dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và bản thân.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cũng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 5 đảng viên là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng một số trường học trên địa bàn huyện liên quan đến vi phạm.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 2 đảng viên vi phạm pháp luật liên quan vụ án, gồm bà Lê Thị Thanh Tuyền, chuyên viên Văn phòng Sở Tài chính; nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi, nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP.HCM, và bà Nguyễn Thị Loan, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo H.Củ Chi.

Hồi đầu tháng 1.2022, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử 5 bị cáo trong vụ sai phạm tại 7 trường học ở Củ Chi, gây thất thoát ngân sách nhà nước với số tiền là 17,7 tỉ đồng; trong đó bà Tuyền và bà Loan cùng chung mức án 3 năm tù.

Tin liên quan

[PLO]- Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có buổi làm việc tại huyện Củ Chi nhằm tháo gỡ các vướng mắc để Củ Chi khai mở tiềm năng, phát triển thành đô thị lớn. 

Ngày 19-8, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP có buổi làm việc với UBND huyện Củ Chi đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội bảy tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm tháng cuối năm 2022, và giải quyết các kiến nghị, đề xuất của huyện.

Củ chi muốn phát triển du lịch "xanh"

Báo cáo về tiến độ thực hiện 22 chỉ tiêu kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh, bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết đã có 9/22 chỉ tiêu đạt và vượt 100%. Kinh tế địa phương tiếp tục tăng trưởng ổn định, khôi phục và phát triển sau đợt dịch COVID-19.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, tại buổi làm việc với UBND huyện Củ Chi chiều 19-8. Ảnh: NT

Một trong những điểm nổi bật là huyện Củ Chi đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn để sớm phục hồi, nhanh chóng phát triển kinh tế.

“UBND huyện đã xuống thăm hỏi, động viên, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp; kết nối ngân hàng vay vốn để phục hồi sản xuất; phối hợp với doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau đợt dịch COVID19” - bà Hiền cho biết.

Lãnh đạo UBND huyện Củ Chi cũng cho biết đã và đang tổ chức các hoạt động kết nối chuỗi du lịch, quảng bá du lịch,tổ chức Ngày hội hương sắc vùng đất thép... và tin rằng với những thế mạnh của địa phương, Củ Chi sẽ phát triển du lịch xanh, để thu hút mạnh hơn nữa lượng du khách đến với vùng đất này.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao những kết quả đạt được của chính quyền huyện Củ Chi. Ảnh: NT

Trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, lãnh đạo UBND huyện Củ Chi cho biết có những chuyển biến tốt hơn, quy củ hơn.

“Sau khi có hội thảo khoa học, xúc tiến đầu tư thì giá đất trên địa bàn tăng cao. Những đầu nậu, kinh doanh bất động sản tách thửa bán nên tạo ra cơn sốt đất” – bà Hiền nêu thực trạng.

Bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, báo cáo các nội dung tại hội nghị. Ảnh: NT

Để ứng phó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức tập huấn cho 21 xã thị trấn. Sau chỉ hai tuần, giá đất đã ổn định, thị trường bất động sản hạ nhiệt và vận hành theo hướng tích cực.

Lãnh đạo huyện Củ Chi cũng nêu ra một số vấn đề tồn đọng liên quan đến dự án Safari và đề nghị cần có sự phối hợp với các sở, ngành liên quan để giải quyết. Bên cạnh đó, vấn đề về dự án treo, bồi thường giải phóng mặt bằng, năng lực của y tế địa phương, … cũng được đặt ra tại buổi làm việc.

Tháo gỡ để Củ Chi thành đô thị phát triển ở cánh Tây Bắc

Trước những điều còn vướng mắc cần tìm hướng tháo gỡ, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP, cho hay đã có nhiều phiên làm việc, hướng dẫn cho phía huyện. “Một số nội dung còn tồn đọng sẽ ngồi lại với nhau để giải quyết” – ông Nhã nói và cho rằng Củ Chi là cửa ngõ của TP, cần xây dựng hướng chiến lược phát triển lớn nhưng quy hoạch hiện chưa theo kịp.

“Trước đây chúng ta phát triển hướng về trung tâm TP, nâng cấp nội đô, chỉnh trang đô thị, phát triển bộ mặt. Nhưng nay đô thị đã phát triển rồi thì hướng ra ngoại vi. Dư địa phát triển ở Củ Chi rất lớn” – ông Nhã đánh giá và cho biết sẽ kiến nghị báo cáo, đưa vào đồ án quy hoạch chung,

Trước ý kiến của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP, ông Phan Văn Mãi đặt vấn đề về các khả năng để Củ Chi phát triển thành đô thị lớn, nên việc quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng cho mai sau.

“Công tác quy hoạch phải có sự tương tác, cọ xát quyết liệt, định hình cho Củ Chi tương lai thế nào? Điều này phải thể hiện hết trong quy hoạch” – Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP, cho hay diện tích đất nông nghiệp tại Củ Chi rất lớn. Sắp tới phải trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất. Nên yêu cầu rà soát các chỉ tiêu, định hướng để làm cơ sở.

Còn ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP, cho biết trong bảy tháng đầu năm, Củ Chi chỉ có 13 công trình không phép, việc vi phạm xây dựng giảm rất sâu là một trong những tín hiệu rất tốt về công tác quản lý của địa phương.

Đại diện các Sở tham gia đều có những đánh giá tích cực về công tác quản lý của chính quyền, tạo ra những tiền đề phát triển ổn định. Riêng về những tồn đọng thì sẽ tiếp tục làm việc để tháo gỡ.

Hỗ trợ huyện Củ Chi nâng cao năng lực y tế

Với việc trong thời gian qua, trên địa bàn có bốn người tử vong do sốt xuất huyết, phía lãnh đạo Sở Y tế TP cho hay trong đó có hai trường hợp tử vong do bệnh nền nặng. Sở Y tế đã trực tiếp xuống kiểm tra.

Phía Bệnh viện Nhiệt đới cũng cử bác sĩ xuống tận nơi “cắm chốt” ở Bệnh viện Đa khoa KV Củ Chi. Bên cạnh đó, các y bác sĩ ở đây cũng được đưa lên bệnh viện tuyến trên của TP để học tập nâng cao năng lực. Các bệnh viện tuyến trên cũng đã có những hướng hỗ trợ cụ thể cho huyện Củ Chi và hiện đã có chuyển biến tích cực.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền huyện Củ Chi đạt được trong thời gian vừa qua. “Thu ngân sách của chúng ta rất tốt. Không phải là thu từ đất đai mà thu từ công, thương nghiệp… Tôi đánh giá kinh tế xã hội đang được phục hồi mạnh,... ” – ông Mãi nhận xét.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng dành lời khen cho chính quyền huyện Củ Chi về việc tổ chức phát triển du lịch dựa trên thế mạnh sẵn có vì yếu tố táo bạo, sáng tạo. Ông yêu cầu cần chú trọng phát triển bề sâu, xây dựng thương hiệu để du khách trên thế giới biết đến mảnh đất Củ Chi là địa chỉ du lịch hòa bình khi nói tới Việt Nam.

Về thời gian sắp tới, Chủ tịch UBND TP yêu cầu địa phương cần thẳng thắn chỉ ra hạn chế. Các sở ngành cần góp ý cụ thể, bổ sung các biện pháp để giải quyết một cách mau chóng.

“Năm 2022 là năm phục hồi, hiện Củ Chi đã hoàn thành mục tiêu phục hồi tốt rồi. Năm 2023 là năm tăng tốc để phát triển. Để tăng tốc, chúng ta cần chuẩn bị điều kiện gì, nguồn lực gì, phải ngồi lại với nhau, bàn tính xác định trọng tâm để tăng tốc” – ông Mãi yêu cầu.

NGUYỄN TÂN

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm việc với UBND huyện Củ Chi - Ảnh: THẢO LÊ

Chiều 19-8, đoàn công tác TP.HCM do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi dẫn đầu đã làm việc với UBND huyện Củ Chi về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm; nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 5 tháng cuối năm 2022 và giải quyết các kiến nghị, đề xuất của huyện Củ Chi.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hiền - chủ tịch UBND huyện Củ Chi, từ đầu năm đến nay, huyện đã đạt 9/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định. Thu ngân sách nhà nước của huyện đạt 114%. 

Các tháng cuối năm, huyện Củ Chi phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, tập trung triển khai dự án vành đai 3, xây dựng huyện Củ Chi thành thành phố trực thuộc TP.HCM, xây dựng đô thị thông minh... 

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - đã biểu dương những kết quả mà huyện Củ Chi đạt được trong giai đoạn kiểm soát dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới, người đứng đầu chính quyền thành phố đề nghị huyện Củ Chi tập trung thực hiện và đạt được những chỉ tiêu đề ra, chuẩn bị điều kiện để tăng tốc phát triển trong năm 2023.

Cụ thể, ông Mãi đề nghị huyện Củ Chi tập trung giải ngân vốn đầu tư công, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền số, góp ý cho công tác quy hoạch. 

Bên cạnh đó, địa phương này cần phối hợp với các sở ngành liên quan để tập trung giải phóng mặt bằng cho dự án đường vành đai 3. Theo ông Mãi, việc chuẩn bị mặt bằng sạch, đúng thời gian là yếu tố quyết định cho tiến độ của dự án này.

Chủ tịch UBND thành phố cho biết các cơ quan chức năng cũng đang nghiên cứu một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn huyện. Khi giao thông thông thoáng sẽ khơi thông được nguồn lực phát triển của địa phương này.

Về đề án phát triển huyện Củ Chi lên thành phố trực thuộc TP.HCM, ông Mãi cho biết hiện nay chỉ đang dừng lại ở việc nghiên cứu. Tuy nhiên ông Mãi cho rằng địa phương này nên tư duy phát triển đô thị theo cụm, không nên tách riêng với khu vực lân cận. Nếu nhìn theo hướng phát triển TP.HCM thành thành phố đa tâm thì Củ Chi nằm trong một cụm đô thị phía Tây Bắc.

"Phải tính tới việc nếu Củ Chi là vùng đô thị phía Tây Bắc thì có vai trò với miền Đông, miền Tây như thế nào. Củ Chi là một cửa ngõ rất quan trọng để TP.HCM giao tiếp với vùng miền. Khi góp ý cho quy hoạch phải tư duy rộng lên", ông Mãi nói.

Bên cạnh đó, địa phương này phải quan tâm phát huy các lợi thế về đất đai, về các điều kiện tự nhiên. Hiện đất nông nghiệp ở Củ Chi còn 61% thì định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới thế nào. Ông đề nghị loại bỏ tư duy chuyển đất nông nghiệp sang đất đô thị, phải giữ lại cơ cấu nông nghiệp để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp có giá trị cao.

Về phát triển du lịch, chủ tịch UBND TP.HCM gợi ý huyện Củ Chi phát triển du lịch hòa bình. Ông cho rằng phát triển du lịch như thế nào để du khách yêu chuộng hòa bình nói đến Củ Chi là nghĩ về những truyền thống cách mạng hào hùng, ngưỡng mộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Thông tin về dự án Sài Gòn Safari trên địa bàn huyện Củ Chi, ông Mãi cho biết Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vụ việc tồn đọng của thành phố. Trong đó, dự án này nằm trong danh sách 8 vụ việc lớn cần tập trung giải quyết. Sắp tới, phó bí thư Thành ủy sẽ làm việc với Củ Chi về vấn đề này. Thành phố đang giao các cơ quan chức năng để xử lý. 

Vỡ mộng vì bỏ tiền tỉ mua đất Củ Chi

THẢO LÊ

Video liên quan

Chủ Đề