Chứng cứ buộc tội là gì

PHÂN LOẠI CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Đăng bởi admin ckl 30/09/2020 Hình sự , 4141
Chia sẽ bài viết:
  • Facebook
  • Google+
  • Email

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Phân loại chứng cứ là việc phân chia chứng cứ trên cơ sở những căn cứ nhất định, cụ thể:

1. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh để phân loại chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp, theo đó:

Chứng cứ trực tiếp: Bộc lộ ngay các yếu tố của đối tượng chứng minh

Chứng cứ gián tiếp: Cần có sự phối hợp, kết hợp với các sự kiện khác mới đủ khả năng xác định được các tình tiết của đối tượng chứng minh.

2. Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại

Căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ của chứng cứ để phân loại chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại, theo đó:

Chứng cứ gốc: Được phát hiện từ nơi xuất xứ đầu tiên, không qua các khâu trung gian. Mức độ chính xác về thông tin cao.

Chứng cứ sao chép lại, thuật lại: Có sự liên quan đến chứng cứ gốc. Từ chứng cứ gốc để thực hiện sao chép và thuật lại qua trung gian. Mức độ chính xác tương đối, dễ bị sai lệch.

3. Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội

Căn cứ và đối tượng buộc tội để phân loại chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, theo đó:

Chứng cứ buộc tội: Là những kết luận về yếu tố lỗi của bị can, bị cáo. Đây là căn cứ cho việc tiến hành khởi tố, truy tố xét xử,

Chứng cứ gỡ tội: Là những kết luận xác định không có việc phạm tội xảy ra. Đây là căn cứ để hủy bỏ các quyết định khởi tố, và đình chỉ các công việc liên quan đến vụ án,

Trong nhiều trường hợp, một chứng cứ ban đầu có giá trị buộc tội nhưng về sau lại là chứng cứ gỡ tội.

4. Chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể

Dựa vào hình thức tồn tại của chứng cứ để phân loại chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể, theo đó:

Chứng cứ vật thể: Tồn tại dưới dạng vật chất nhất định, cụ thể

Chứng cứ phi vật thể: Được tồn tại qua lời khai, qua các tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, kết luận giám định, biên bản điều tra,

Một chứng cứ có thể vừa là chứng cứ trực tiếp vừa là chứng cứ gốc, vừa là chứng cứ gián tiếp vừa là chứng cứ sao chép lại thuật lại, Do vậy, việc phân loại chứng cứ chỉ mang tính tương đối nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tố tụng.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

𝐂𝐎𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞://congkhanhluat.vn/
𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞://www.facebook.com/congkhanhlawfirm/

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0898.200.234
𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 33 Truong Chinh Street, Xuan Phu Ward, Hue City, Thua Thien Hue Province, Vietnam.

Hủy bỏ trả lời

Leave a Comment Hủy

Your email address will not be published. All fields are required.

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Video liên quan

Chủ Đề