Chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì

Đây là bản rút gọn của Hợp đồng mẫu. Để tham khảo chi tiết và đầy đủ các điều khoản, vui lòng xem Bản đầy đủ. Lưu ý: Cần có Luật sư tư vấn trước khi sử dụng mẫu này.

Kính gửi: [ ]

THƯ BẢO LÃNH BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Số. [ ]

Chúng tôi, Ngân Hàng [ ] [“Ngân Hàng”] có trụ sở đăng ký tại [ ], tham chiếu đến Hợp đồng/Đơn đặt hàng số [ ] ngày [ ] [“Hợp Đồng”] được ký giữa [ ] [“Bên Thụ Hưởng”] và [ ][“Bên Được Bảo Lãnh”] để thực hiện cung cấp [ ] [“Công Việc”] với tổng giá trị Hợp Đồng là [ ] [Bằng chữ: []].

  1. Ngân Hàng cam kết thanh toán vô điều kiện cho Bên Thụ Hưởng số tiền tối đa đến [ ] [Bằng chữ: [ ]] [“Số Tiền Bảo Lãnh”] trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bên Thụ Hưởng bằng văn bản [“Yêu Cầu Thanh Toán”] gửi kèm với [i] một bản sao một văn thư đã gửi bảo đảm cho Bên Được Bảo Lãnh trước ít nhất một tuần trước khi yêu cầu thanh toán theo Thư Bảo Lãnh này nêu rõ chi tiết việc vi phạm Hợp Đồng của Bên Được Bảo Lãnh, và [ii] bản chính Thư Bảo Lãnh này.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về khái niệm Bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư."

Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực [theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013] như sau:

"Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực."

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì? [Hình từ Internet]

Tải trọn bộ các văn bản về Bảo đảm thực hiện hợp đồng hiện hành: Tải về

Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định ra sao? Có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng hay không?

Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

"Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
...
3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu."

Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 như trên.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 cũng có quy định về gia hạn bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

“Điều 64. Điều kiện ký kết hợp đồng
...
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng”.

Như vậy, trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Nên theo quan điểm của người viết thì không có một quy định cụ thể nào về gia hạn bảo lãnh mà nó phụ thuộc vào quá trình thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên.

Trường hợp không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng, được ghi nhận tại khoản 5 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 với nội dung sau:

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một biện pháp đảm bảo thường được lựa chọn trong các quan hệ kinh doanh, thương mại và dân sự. Biện pháp này giúp tạo niềm tin cho các bên, tiết kiệm thời gian đàm phán ký kết hợp đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có không ít tranh chấp liên quan đến bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã xảy ra, gây tổn thất về thời gian và tài chính cho các bên. Vậy, đâu là những nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp này? Và các bên cần lưu ý điều gì khi ký kết và thực hiện hợp đồng bảo lãnh? Những phân tích, chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Phương Châm - Giảng viên Khoa Luật Dân sự- Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

PV: Trước tiên, xin cảm ơn bà đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thưa bà, đâu là những nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh thực hiện hợp đồng trên thực tế, thưa bà?

TS. Nguyễn Thị Phương Châm:

Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh là một trong các tranh chấp phổ biến hiện nay không những trong quan hệ kinh doanh, thương mại mà cả trong quan hệ dân sự.

Các tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh chủ yếu xoay quanh về tranh chấp hiệu lực của hợp đồng; bên cạnh đó cũng phải kể đến tranh chấp về vi phạm thực hiện nghĩa vụ của các bên như vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh, vi phạm nghĩa vụ hoàn trả lại của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh sau khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh; cuối cùng có thể kể đến tranh chấp liên quan đến thời điểm, căn cứ chấm dứt hợp đồng bảo lãnh.

Cụ thể,

- Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh: Thông thường là tranh chấp về giá trị pháp lý của hợp đồng bảo lãnh và giải quyết hậu quả khi hợp đồng bảo lãnh vô hiệu. Các tranh chấp thường gặp trong nhóm này là một số tranh chấp về chủ thể giao kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng, nội dung của hợp đồng,…

- Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ: bên bảo lãnh hay bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước, …

- Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng bảo lãnh: Thường là tranh chấp về cơ sở pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo lãnh như: giá trị pháp lý của biên bản hoà giải chấm dứt bảo lãnh, thời điểm nghĩa vụ được thực hiện là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh…

PV: Thưa bà,có ý kiến cho rằng, pháp luật hiện hành đang thiếu quy định bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ nhưng lại cố tình không trả để đẩy trách nhiệm cho bên bảo lãnh. Quan điểm của bà về vấn đề này thế nào?

TS. Nguyễn Thị Phương Châm:

Dưới góc nhìn của pháp luật so sánh và quy chuẩn chung của quốc tế, khi nói về khái niệm bảo lãnh thì bên bảo lãnh chỉ phải có nghĩa vụ thực hiện thay [tức nghĩa vụ bổ sung] trong trường hợp bên có nghĩa vụ chính [bên được bảo lãnh] không có khả năng thực hiện nghĩa vụ [Nguyên tắc]. Và bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu các bên có thoả thuận [Ngoại lệ]. Trong khi đó, khoản 1, Điều 335, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về khái niệm Bảo lãnh nêu rõ: “Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” Và khoản 2 Điều này quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Nếu xem khoản 1 là nguyên tắc và khoản 2 là ngoại lệ, có thể thấy, khái niệm về bảo lãnh của Việt Nam đang đi ngược với quy chuẩn chung của quốc tế. Nguyên tắc của pháp luật quốc tế lại trở thành là ngoại lệ trong quy định pháp luật Việt Nam; và ngược lại, ngoại lệ của mình thì lại trở thành nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

Khi áp dụng pháp luật hiện hành, có thể hiểu như sau: chỉ cần bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn thì bên nhận bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay thế mà không cần quan tâm đến yếu tố bên được bảo lãnh [bên có nghĩa vụ chính] có còn khả năng thực hiện nghĩa vụ hay không, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Những hạn chế này gây ra bất lợi cho bên bảo lãnh và trên thực tế xảy ra các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh. Đồng thời, trong một số trường hợp, các cơ quan thi hành án cũng gặp khó khăn. Đó là khi phán quyết của tòa đã được tuyên nhưng khi thi hành án, bên bảo lãnh lại đưa ra những lý do hợp lý rằng bên được bảo lãnh [bên có nghĩa vụ chính] có đầy đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ nhưng họ lại không thực hiện nghĩa vụ và không bị cưỡng chế thi hành. Trong khi đó, bên có nghĩa vụ bổ sung [bên bảo lãnh] lại phải thực hiện nghĩa vụ thay là điều bất hợp lý nhìn từ góc độ lẽ công bằng.

PV: Thưa bà, xin bà chia sẻ một số giải pháp để khắc phục các vướng mắc của những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thưa bà?

TS. Nguyễn Thị Phương Châm:

Theo hệ quy chiếu chung, nhìn từ góc nhìn pháp luật so sánh, các quy định về hợp đồng bảo lãnh của nhiều nước trên thế giới hướng tới mục tiêu cân bằng quyền và lợi ích của hai bên [bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh] phù hợp với bản chất pháp lý của phân loại hợp đồng đơn vụ [hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng đơn vụ]. Nhưng theo như hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, các quy định dường như đang dành ưu thế cho bên nhận bảo lãnh. Chính vì vậy, bên bảo lãnh sẽ cần được pháp luật ghi nhận thêm hai quyền kháng biện cơ bản để tránh những bất cập phát sinh như hiện nay trong giai đoạn thực hiện hợp đồng:

1. Quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh chưa yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

2. Quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh chứng minh được rằng bên được bảo lãnh đang còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này, bên được bảo lãnh phải sử dụng những tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ của mình trước.

PV: Thưa bà, và cuối cùng, xin bà chia sẻ một số lời khuyên cho các bên khi kí kết hợp đồng bảo lãnh để hạn chế tối đa các tranh chấp có thể xảy ra, thưa bà?

TS. Nguyễn Thị Phương Châm:

Các bên cần có nhận thức đầy đủ về chủ thể tham gia giao kết, hình thức, nội dung hợp đồng bảo lãnh. Đối với bên nhận bảo lãnh phải thận trọng trong việc xác định thẩm quyền của người đại diện thay mặt pháp nhân xác lập hợp đồng bảo lãnh, bởi nhiều hợp đồng bảo lãnh đã bị tuyên vô hiệu do người đại diện của bên bảo lãnh không có thẩm quyền xác lập hợp đồng bảo lãnh. Đối với bên bảo lãnh, thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, bên bảo lãnh xác định mình là bên có nghĩa vụ bổ sung và “chỉ” thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên có nghĩa vụ chính [bên được bảo lãnh] không có khả năng thực hiện. Nhưng nhận thức đó dù tiếp cận ở sự hợp lý, lẽ công bằng nhưng lại không đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy, bên bảo lãnh khi tham gia hợp đồng nếu xác định rằng mình chỉ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp trên thì phải thỏa thuận rõ và đưa điều khoản này vào trong hợp đồng bảo lãnh. Bởi vậy, nếu thiếu tự tin về kiến thức pháp luật, các bên nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia về mặt pháp lý trong quá trình soạn thảo, kí kết hợp đồng.

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO [ALO Media] phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chứng thư bảo lãnh hợp đồng là gì?

Chứng thư bảo lãnh là một văn bản cam kết giữa hai bên là bên bảo lãnh [ngân hàng] và bên nhận bảo lãnh, được lập ra nhằm đảm bảo bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán nợ đúng hạn hoặc thanh toán nhưng không đầy đủ, ...

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu phần trăm?

Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định từ 2 - 10% giá trị hợp đồng ký kết, mức bảo lãnh cụ thể do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có ý nghĩa gì?

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một biện pháp đảm bảo thường được lựa chọn trong các quan hệ kinh doanh, thương mại và dân sự. Biện pháp này giúp tạo niềm tin cho các bên, tiết kiệm thời gian đàm phán ký kết hợp đồng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng vô điều kiện là gì?

Bảo lãnh vô điều kiện, đúng như tên gọi của nó, là một sự bảo lãnh cho phép bên thụ hưởng đòi lại tiền mà gần như không cần bất kỳ điều kiện nào [trừ một vài điều kiện tối thiểu như phải gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn bảo lãnh, v.v.].

Chủ Đề