Chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng năm 2024

- Khởi hành : hàng ngày.

- Thời gian: 18h00 – 21h00 [vui lòng đặt tour trước 17h00]

Giá tour: 280.000 vnđ/khách

1. Giao lưu Cồng Chiêng với người dân tộc bản địa.

2. Thưởng thức rượu Cần đặc sản của người dân tộc bản địa.

3. Nhảy múa cùng các chàng trai cô gái bản địa.

4. Tham gia các trò chơi dân gian.

GIỚI THIỆU TOUR CỒNG CHIÊNG ĐÀ LẠT

“Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005 trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Địa danh “Đà Lạt”, theo tiếng của đồng bào dân tộc K’ho Lạch có ý nghĩa là “dòng nước của người Lạch”. Du khách đã một lần đặt chân đến Đà Lạt, thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ, hữu tình của vùng đất trù phú này thì cũng không thể bỏ qua nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Lạch cư ngụ tại chân núi Langbian. Chúng tôi xin gửi đến quý khách chương trình “giao lưu Văn hóa Cồng chiêng Đà Lạt “ đặc sắc; đến đây, quý khách sẽ cùng hòa mình vào đêm hội với những lời ca, tiếng hát, điệu múa, tiếng cồng chiêng của những chàng trai, cô gái trong buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng, cùng nhâm nhi những ché rượu cần và thưởng thức món thịt rừng nóng hổi.

PHẦN LỄ

  • Giới thiệu về buôn làng LơmBiêng, về phong tục tập qúan, văn hóa cồng chiêng và cuộc sống của dân tộc Chil, Lạch với núi rừng.
  • Nghi thức cầu Thần lửa- Lời cầu Yàng [ mời Trưởng đoàn đốt lửa]
  • Điệu ching Wă kwằng chào đón thần linh [nhóm nam nữ đồng bào dân tộc]
  • Múa Mừng Lúa mới
  • Điệu múa “A ráp mồ ô”, thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước [nhóm nữ múa, nhóm nam đánh ching tre]
  • Múa “Ngày hội rông chiêng”
  • Lắng nghe 6 chàng trai buôn làng đánh ching K’Ràm.
  • Thưởng thức hương vị rượu cần nồng nàn kèm thịt nướng thơm ngon.

PHẦN HỘI: GIAO LƯU VỚI NGƯỜI DÂN TỘC BẢN ĐỊA K’HO LẠCH

  • Điệu múa Soan Tây Nguyên [mọi người cùng múa]
  • Điệu múa trâu: những chàng trai dân tộc và những chàng trai miền xuôi cùng thể hiện điệu múa theo tiếng mõ trâu.
  • Điệu múa “Hoa Langbian” do những cô gái buôn làng thể hiện. [mời các cô gái miền xuôi cùng múa] Điệu múa “Đi săn Drốp P’nu”: do những chàng trai buôn làng cùng múa điệu đi săn với những cô gái miền xuôi.

Địa danh “Đà Lạt”, theo tiếng của đồng bào dân tộc K’ho Lạch có ý nghĩa là “dòng nước của người Lạch”. Du khách đã một lần đặt chân đến Đà Lạt, không thể bỏ qua nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Lạch cư ngụ tại chân núi Langbiang. Đến đây quý khách sẽ cùng hòa mình vào Đêm hội với những lời ca, tiếng hát, điệu múa, tiếng cồng chiêng của những chàng trai, cô gái trong buôn làng. Quý khách sẽ càng thêm yêu mến mảnh đất và con người Đà Lạt. Dưới làn gió mát, du khách sẽ cùng những chàng trai, cô gái dân tộc Lạch nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng. Cùng nhâm nhi những ché rượu cần và thưởng thức món thịt rừng nóng hổi.

PHẦN LỄ: Giới thiệu về buôn làng LơmBiêng, về phong tục tập qúan, văn hóa cồng chiêng và cuộc sống của dân tộc Chil, Lạch với núi rừng. Nghi thức cầu Thần lửa- Lời cầu Yàng [ mời Trưởng đoàn đốt lửa]

Điệu ching Wă kwằng chào đón thần linh [nhóm nam nữ đồng bào dân tộc]

Múa Mừng Lúa mới :Điệu múa “A ráp mồ ô”, thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước [nhóm nữ múa, nhóm nam đánh ching tre]

Múa “Ngày hội rông chiêng” :Lắng nghe 6 chàng trai buôn làng đánh ching K’Ràm.

Thưởng thức hương vị rượu cần nồng nàn kèm thịt nướng thơm ngon.

PHẦN HỘI : CUỘC SỐNG GẮN VỚI NÚI RỪNG CỦA BUÔN LÀNG

Điệu múa Soan Tây Nguyên [mọi người cùng múa]

Điệu múa trâu: những chàng trai dân tộc và những chàng trai miền xuôi cùng thể hiện điệu múa theo tiếng mõ trâu.

Điệu múa “Hoa Langbian” do những cô gái buôn làng thể hiện. [mời các cô gái miền xuôi cùng múa]

Điệu múa “Đi săn Drốp P’nu”: do những chàng trai buôn làng cùng múa điệu đi săn với những cô gái miền xuôi.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, nằm xuyên suốt 5 tỉnh vùng Tây Nguyên. Đến với đêm hội bạn sẽ được lần lượt trải qua các nghi thức và lễ hội, tìm hiểu về những phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc xã Lát.

Hòa mình vào không khí đêm hội với lời ca tiếng hát

Những chàng trai, cô gái sẽ biểu diễn các tiết mục văn nghệ bằng tiếng dân tộc và tiếng Kinh, tái hiện các lễ hội gắn liền với người K’Ho như lễ hội cầu mùa, cúng mừng lúa mới…. Đắm mình trong bầu không khí đậm chất Tây Nguyên khi vừa được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, vừa được thưởng thức thịt nướng rượu cần, hòa mình vào các giai điệu cồng chiêng cùng những nghệ sĩ K’Ho trên sân khấu. Bạn cũng có thể tham gia vào những điệu múa, âm nhạc bốc lửa, các trò chơi dân gian để không khí đêm hội thêm phần vui vẻ, trọn vẹn. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một nét đặc sắc mà bạn nên trải nghiệm một lần khi đã dừng chân ghé thăm thành phố mộng mơ Đà Lạt.

Chủ Đề