Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đà Nẵng

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾNGUYỄN THỊ NHƯ TRANGCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGLUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂNĐà Nẵng - Năm 2017ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾNGUYỄN THỊ NHƯ TRANGCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGLUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂNMã số: 60 31 01 05Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNHĐà Nẵng - Năm 2017MỤC LỤCMỞ ĐẦU..........................................................................................................11. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 12. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................34. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................35. Kết cấu của đề tài................................................................................56. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................5CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ........................................................................................................111.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.............................................................................. 111.1.1. Cơ cấu kinh tế..............................................................................111.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................................... 131.1.3. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu..................................................141.1.4. Tính chất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................151.2. CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ........................161.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế.......................................161.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành..........................191.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế...............................201.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ . 211.3.1. Nhóm nhân tố địa lý tự nhiên......................................................211.3.2. Nhóm nhân tố về nguồn vốn đầu tư, lao động, công nghệ sản xuất.. 231.3.3. Nhóm nhân tố về xu thể chính trị - xã hội - kinh tế, thị trườngtiêu thụ và cơ chế chính sách...........................................................................241.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐĐỊA PHƯƠNG................................................................................................ 261.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp.............................................................................. 261.4.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Bình Dương theohướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp....................................................27KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................29CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ30THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................302.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁCNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦATHÀNH PHỐ..................................................................................................302.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................... 302.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế......................................................342.1.3. Điều kiện về nguồn lực............................................................... 362.1.4. Cơ chế chính sách........................................................................412.1.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấukinh tế của thành phố Đà Nẵng....................................................................... 432.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNHPHỐ ĐÀ NẴNG..............................................................................................462.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế.......................................462.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành..........................522.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế...............................552.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..............................................................572.3.1. Những thành tựu đạt được.......................................................... 572.3.2. Những tồn tại, hạn chế................................................................ 572.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại.................................................. 58KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................59CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................603.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP........................................................... 603.1.1. Quan điểm phát triển chung........................................................ 603.1.2. Dự báo sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô.......................613.1.3 Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng...................613.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀNẴNG............................................................................................................. 633.2.1. Phát triển các ngành dịch vụ........................................................633.2.2. Công nghiệp và xây dựng............................................................653.2.3. Nông nghiệp [nông - lâm nghiệp - thủy sản]...............................673.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020.................................................. 693.3.1. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.......................693.3.2. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................... 723.3.3. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kỹthuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý...........................743.3.4. Thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện phát triển thị trường . 763.3.5. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng. 793.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRUNG ƯƠNG..................................85KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................ 86DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOQUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN [Bản sao]BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂNBIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨPHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCCKT: Cơ cấu kinh tếCDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tếCNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóaDN: Doanh nghiệpFDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP: Tổng sản phẩm trong nướcGRDP: Tổng sản phẩm trên địa bànKTQD: Kinh tế quốc dânKT-XH: Kinh tế - xã hộiQLNN: Quản lý nhà nướcSXKD: Sản xuất kinh doanhUBND: Ủy ban nhân dânDANH MỤC CÁC BẢNGSố hiệu bảngTên bảngTrang2.1.Tốc độ tăng GRDP bình quân năm qua các thời kỳ362.2.Dân số thành phố bình quân qua các thời kỳ372.3.Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của thành phốĐà Nẵng năm 2010-2015Nguồn vốn đầu tư qua các thời kỳ39Giá trị sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 20102015Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo ngành của thành phố Đà NẵngHệ số cos φ đo mức độ dịch chuyển cơ cấu kinh tếtheo ngànhCơ cấu lao động trong các doanh nghiệp trên địabàn thành phố Đà NẵngNăng suất lao động xã hội thành phố năm 20102015Vốn đầu tư phát triển vào các ngành theo giá hiệnhànhCơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngànhnông nghiệpCơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngànhcông nghiệpChỉ số sản xuất công nghiệp [IIP]46Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngànhdịch vụTình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo thành phần kinh tế của thành phố Đà NẵngTình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước củathành phố Đà Nẵng552.4.2.5.2.6.2.7.2.8.2.9.2.10.2.11.2.12.2.13.2.14.2.15.2.16.4047484951525353545656DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu đồ2.1.2.2.Tên biểu đồBiểu đồ Cơ cấu lao động xã hội và cơ cấu giá trịtăng thêm năm 2015Biểu đồ Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 20112015 theo giá so sánh 2010Trang40471MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiChuyển dịch cơ cấu đúng hướng là tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinhtế nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Cùng với quátrình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tếvà xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinhtế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đốinội, cơ cấu kinh tế đối ngoại… Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế thì việc lựachọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đốivà khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sởcho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi.Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện nhiềutrong nước và nước ngoài, chủ yếu là các nghiên cứu với đối tượng nền kinhtế quốc gia và lãnh thổ lớn nhưng đối với nền kinh tế cấp tỉnh thành thì chưanhiều. Tùy thuộc những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau mà mỗitỉnh thành có những cơ cấu kinh tế khác nhau.Thành phố Đà Nẵng được xác định là một trong 5 tỉnh, thành thuộcvùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạođộng lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực. Trong những năm qua, kinh tếthành phố Đà Nẵng đã có sự tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn ướctăng 9,7%/năm, bằng 1,6 lần năm 2010; Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP]bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt tương đương 2.908 USD, gầnbằng 2 lần năm 2010. Tỷ trọng dịch vụ trong GRDP ước đạt 62,6%, côngnghiệp 35,3% và nông nghiệp 2,1%.Nhân tố chính gây ra sự chuyển dịch cơ cấu của thành phố Đà Nẵng là2do thành công bước đầu của tái cơ cấu nền kinh tế địa phương phát triển theohướng xây dựng Đà Nẵng trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ củakhu vực, một điểm đến du lịch của Việt Nam. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởĐà Nẵng 10 năm qua được đánh giá như một quá trình tái cơ cấu nền kinh tếtheo hướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giátrị sản xuất ước đạt 16%/năm. Trong cơ cấu theo ngành kinh tế của thành phốĐà Nẵng, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm hơn 98% và nông nghiệp chỉ cònchiếm 2%. Cơ cấu kinh tế này đã thể hiện cơ cấu ngành của một thành phốhiện đại hóa. Thay đổi của cơ cấu kinh tế ngành những năm qua đã chậm dầnvà đang thiên về dịch vụ. Tuy nhiên đã thể hiện xu thế rõ nét nhưng mức độchuyển dịch chưa cao, chất lượng chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năngcủa thành phố, chưa thực sự tạo động lực cho sự phát triển của thành phố. Sựtăng trưởng của ngành công nghiệp vẫn chưa ổn định. Ngành dịch vụ đã đượcnâng dần về mặt đầu tư được xem là ngành mũi nhọn nhưng mức đóng gópvào GRDP vẫn chưa thực sự ấn tượng so với đầu tư. Tại Văn kiện Đại hội Đạibiểu lần thứ XXI của thành phố Đà Nẵng cũng đã chỉ ra những hạn chế:“Kinh tế thành phố tăng trưởng khá nhưng chưa thật bền vững, quy mô nềnkinh tế còn nhỏ”. Do vậy với mong muốn được góp phần làm rõ hơn nhữngcơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đề ranhững giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, vấnđề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn làm đềtài để nghiên cứu.2. Mục tiêu nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.-Khái quát được lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;3- Đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phốĐà Nẵng thời gian qua;- Đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa thành phố trong thời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơcấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng.- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào chuyển dịch cơ cấu ngành, thànhphần kinh tế.- Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu thu thập phân tích về chuyểndịch cơ cấu kinh tế của thành phố từ năm 2010-2015.- Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đề xuất là từ năm 2016-2020- Khu vực nghiên cứu: Địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng nằm ở vịtrí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về KT - XH và quốc phòng an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng, là trung tâm lớn về kinh tế, chínhtrị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyênsâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Sự phát triển kinh tếcủa thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng không những ở khu vựcmiền Trung - Tây Nguyên mà còn ở cả nước. Đây là lý do để chọn thành phốlàm điểm nghiên cứu.4. Phương pháp nghiên cứuĐề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong nghiêncứu do tính phức tạp của đề tài.44.1. Phương pháp thu thập tài liệuĐây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở những nguồn tàiliệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu thu thập được từ sách báo,tạp chí khoa học, internet, niên giám thống kê của Cục Thống kê thành phốĐà Nẵng, các báo cáo thường niên, bản tin nội bộ, quy hoạch tổng thể của Ủyban nhân dân và các sở, ban, ngành thành phố; Các tài liệu thông tin đã đượccông bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trongvà ngoài nước; tác giả mới rút ra được các đặc điểm về tình hình Phát triểnkinh tế Xã hội cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác sự chuyển dịch cơ cấukinh tế thành phố Đà Nẵng.4.2. Phương pháp phân tíchCác phương pháp bao gồm phân tích thống kê, so sánh, khái quát vàtổng hợp.Số liệu: Do tính chất của nghiên cứu nên luận văn chủ yếu sử dụng sốliệu thứ cấp từ các cơ quan của thành phố như UBND thành phố, Cục Thốngkê, Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng.4.3. Phương pháp thống kêĐây là phương pháp được sử dụng thường xuyên như công cụ để phântích, lựa chọn những giá trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các nguồnsố liệu thu thập được để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tếXã hội đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng. Đồng thời,phương pháp Toán học cũng được sử dụng trong việc phân tích, dự báo và lựachọn các giải pháp thích hợp cho định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếthành phố Đà Nẵng trong tương lai.Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến5hành trên máy tính theo các phần mềm Excel.4.4. Phương pháp phân tích, so sánhTrong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phântích, so sánh mang lại nhiều lợi ích. Thông qua việc tiến hành phân tích, sosánh, đối chiếu các số liệu thống kê để thấy được quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế qua các giai đoạn. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợpnhất, đầy đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặtra.5. Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của đề tài gồm có 3 chương:Chương 1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tếChương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà NẵngChương 3. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thànhphố Đà Nẵng6. Tổng quan tài liệu nghiên cứuLý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra đời kể từ khi lý thuyết kinh tếbắt đầu có sự quan tâm đáng kể đến sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế[Quesnay, 1758; Turgot, 1766; and Steuart, 1767]. Theo Adam Smith [1776],các đặc trưng của cơ cấu có liên quan chặt chẽ đến mức độ phát triển củamột nền kinh tế; trong khi đó, David Ricardo [1817] lại cho rằng: chính sựthay đổi của các thành phần cấu thành hệ thống sản xuất là điều kiện tiênquyết đối với tăng trưởng kinh tế.Nghiên cứu của Chenery và các đồng sự, 1986; Syrquin, 2007 đã chỉ ra:Mặc dù khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu theo nhiều6cách khác nhau, song ý nghĩa chung nhất đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tếluôn gắn liền với sự thay đổi mang tính dài hạn về mối quan hệ giữa các bộphận cấu thành nền kinh tế. Về vấn đề này, tác giả cho rằng: Chuyển dịch cơcấu kinh tế liên quan đến sự suy giảm hay gia tăng của mỗi bộ phận trong nềnkinh tế, do sự thay đổi của các yếu tố cơ bản của sản xuất bao gồm: côngnghệ, nhân lực, sự xuất hiện của các nghề mới, sự suy giảm hay biến mất củanghề cũ và dẫn đến sự phân bổ lại của các yếu tố đầu vào trong dài hạn.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không quan tâm đến những thay đổi mang tínhngắn hạn như khi nền kinh tế phản ứng tức thời với các thay đổi trong chínhsách tài chính tiền tệ, hay sự tác động ngẫu nhiên ngắn hạn của thiên tai.Nghiên cứu của Fisher, 1939; Clark, 1940; Chenery, 1960; Kuznets,1961; Chenery và Syrquin, 1975; Kongsamut và các đồng sự, 1999;Eichengreen và Syrquin, 2009: Lịch sử tăng trưởng và phát triển kinh tế luôngắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dù ở phương diện quốc gia haytổng thể kinh tế thế giới. Điều này đã được minh chứng trong các nghiên cứuthực nghiệm cũng như trong các mô hình lý thuyết.Nghiên cứu của Dovring [1959] chỉ ra rằng quy mô lớn của khu vựcnông nghiệp làm khó khăn cho việc dịch chuyển lao động nông nghiệp sanglĩnh vực phi nông nghiệp. Trong khi Johnston và Kilby [1975] thì lại cho rằngsự chuyển dịch cơ cấu lao động chậm là do nhu cầu của khu vực công nghiệpcòn nhỏ và lương của người lao động còn thấp.Các nghiên cứu đầu tiên về tăng trưởng kinh tế của Fisher [1939] vàClark [1940] đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của các quốc gia sẽ gắn liền với sựphát triển của ba khu vực, đó là: khu vực I [primary production - khu vựcnông nghiệp], khu vực II [secondary production - khu vực sản xuất hay7khu vực công nghiệp] và khu vực III [tertiary production - khu vực dịch vụ].Trong đó, khu vực I là khu vực sản xuất các loại hàng hóa cơ bản và tiềmnăng phát triển của khu vực này trong một chừng mực nào đó là bị hạn chế;khu vực II tạo ra các loại hàng hóa lâu bền để phục vụ cho các nhu cầu tiêudùng trung gian; khu vực III sản xuất các loại hàng hóa xa xỉ và các đầu vàotrung gian dưới nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, và đây là khu vực có nhiềutiềm năng phát triển trong xã hội hiện đại. Về sau, Pasinetti [1981] cũng đãnhận định rằng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một hệ quả tất yếu của tăngtrưởng kinh tế, do trong quá trình tăng trưởng sẽ có ngành đạt đến mức giớihạn, khi đó nguồn lực sẽ dịch chuyển đến các ngành khác. Thêm vào đó, tăngtrưởng kinh tế sẽ giúp thay đổi cơ cấu của cầu về hàng hóa theo qui luậtEngle, tăng tích lũy vốn, tạo điều kiện phát triển công nghệ và do đó thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xét theo chiều ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấukinh tế một cách phù hợp sẽ giúp gia tăng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, từđó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế và cơ cấukinh tế phải kể đến đóng góp của Kuznets [1961, 1971]. Trong những nghiêncứu này,ông đã chia nền kinh tế thành ba ngành: nông nghiệp, công nghiệp vàdịch vụ; đồng thời nhận thấy một xu hướng rõ nét rằng: tỷ trọng ngành nôngnghiệp trong GDP của các nước được nghiên cứu đều giảm nhanh, còn tỷtrọng ngành công nghiệp và dịch vụ lại gia tăng. Cũng chính ông là người đãchỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế này và mứcthu nhập bình quân đầu người: mức thu nhập bình quân đầu người càng caothì tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ càng giảm. Ông xem mối quan hệ này làkết quả tổng hợp của các yếu tố: thay đổi trong cầu về hàng hóa, thay đổi vềlợi thế tương đối của các nước và thay đổi trong công nghệ. Từ đó, ông chỉrõ: tiến bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất8trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng khá nhiều. Ở đây sẽ trình bày một sốnghiên cứu tiêu biểu:Ngô Đình Giao [1994] và các tác giả đã đề cập đến cơ sở khoa học đểthực hiện quá trình CNH, HĐH, một số mô hình CNH và phân tích đánh giáthực trạng CNH, HĐH ở Việt Nam trước năm 1994; nghiên cứu phươnghướng, giải pháp đảm bảo thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa Việt Nam, trong đó nghiên cứu thực tiễn ở một số địa phương và tập trungnhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Tuy nhiên, giai đoạn nàyđất nước ta mới thực hiện đổi mới chưa được 10 năm, biến động ở các nướcĐông Âu, các số liệu thống kê hiện nay điều kiện kinh tế xã hội của Việt Namđã có nhiều thay đổi, nước ta đã hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới.Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình tăng trưởng kinh tếViệt Nam từ năm 1987 đến năm 2008 của PGS.TS Bùi Quang Bình [2010]cũng đáng lưu tâm: Cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương và vùng lãnh thổ luônvận động thay đổi không ngừng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Sự thayđổi cơ cấu kinh tế do nguyên nhân khách quan như nguồn tài nguyên, laođộng, vốn, trình độ công nghệ, điều kiện thị trường hay nguyên nhân chủquan như các chính sách của chính phủ và chính quyền địa phương. Đồngthời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị.Nghiên cứu của TS. Trần Anh Phương năm 2009 về chuyển dịch cơ cấukinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác địnhlà con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậmphát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung9và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của cácngành công nghiệp, xây dựng [gọi chung là công nghiệp] và thương mại- dịch vụ [gọi chung là dịch vụ], đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trịtrong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp [gọi chunglà nông nghiệp]. Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽdẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng laođộng xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…Phân tích chuyển dịch cơ cấu của thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ từnăm 1997 đến năm 2009 và định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa thành phố đến năm 2020 của TS. Võ Duy Khương [2009]: Để thực hiệnmục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, thành phố sẽ tiếp tụcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp;để nền kinh tế thành phố sớm trở thành một nền kinh tế hiện đại, phát triểnđòi hỏi phải có các chính sách nhằm biến các tiềm năng, thế mạnh thành cáclợi thế so sánh, tranh thủ ứng dụng tiến bộ công nghệ và tiếp tục chuyển dịchsâu cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đồng thờicó các chính sách sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào, nâng cao chất lượngtăng trưởng và phát triển bền vững.Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã phần nào tổng hợp, hệthống hóa lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũngnhư đưa ra thực trạng tại một số địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằmthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương đó. Tuy nhiên, có thể thấyđược những hạn chế trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bàiviết nêu trên và thực tế chưa có đề tài nào nghiên10cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã định hướng, tập trung nghiên cứuvấn đề này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong luận văn.11CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU KINH TẾ1.1.1. Cơ cấu kinh tếSự phát triển của LLSX đã thúc đẩy phân công lao động xã hội. Cácngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹthụât. Khi các ngành, lĩnh vực kinh tế được hình thành, nó đòi hỏi phải giảiquyết mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mối quan hệ đó vừa thể hiện sự hợptác, hỗ trợ nhau, song cũng cạnh tranh với nhau để phát triển. Sự phân côngvà mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hìnhthành CCKT.Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷtrọng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quátrình tái sản xuất xã hội.Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tếcùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và pháttriển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điềukiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. Cơcấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọnghơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.Cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều loại: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinhtế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu theo khu vực thể chế, cơ cấu tái sản xuất,cơ cấu thương mại quốc tế. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhấtvì nó phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ chuyên12môn hóa sản xuất của các ngành và của nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế thểhiện quan hệ cả mặt định lượng và định tính giữa các ngành trong nền kinhtế.Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng về sản lượng, lao động, vốncủa mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí vàvai trò [tiền đề, hỗ trợ, thúc đẩy, ...] của mỗi ngành trong hệ thống kinh tếquốc dân.Từ khái niệm trên, cần phân tích CCKT trên hai phương diện:- Phương diện vật chất kỹ thuật CCKT:+ Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí tỷtrọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.+ Cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổchức sản xuất phản ánh chất lượng của các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thànhnền kinh tế.+ Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khaithác tài nguyên, tiềm lựuc KT - XH của các vùng phục vụ cho mục tiêu pháttriển ndền kinh tế quốc dân thống nhất.- Phương diện kinh tế xã hội CCKT:+ Cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác nănglực tổ chức SXKD của mọi thành viên xã hội.+ Cơ cấu theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hoá tiền tệ, nó phảnánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành,lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.Như vậy cách tiếp cận về CCKT xuất phát từ cấu trúc bên trong của nóqua quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế bao hàm các mối quan hệkinh tế đa dạng và phức tạp, được nhìn nhận trên quan điểm hệ thống không13chỉ mang tính chất số lượng mà còn mang tính chất về mặt chất lượng. Nókhông chỉ là mối quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận kinh tế mà phải là nhữngquan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành nền kinh tế bao gồm các yếu tổkinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thànhphần kinh tế.CCKT hợp lý là một cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mởrộng. CCKT hợp lý được xem xét trên các điều kiện: phải phù hợp với cácquy luật khách quan; phản ánh được khả năng khai thác sử dụng các nguồnlực kinh tế trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực,nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững; phải phù hợp với xu thế kinh tế,chính trị của khu vực và thế giới.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếCDCCKT là sự thay đổi CCKT từ trạng thái này sang trạng thái kháccho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơcấu trên ba mặt biểu hiện [ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế] nhằm hướngsự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược KT - XH đã được đề ra chotừng thời kỳ cụ thể.CDCCKT chỉ diễn ra khi:- Có những sự thay đổi lớn về điều kiện phát triển;- Có những khả năng và giải pháp mới làm thay đổi phương thức khaithác các điều kiện hiện tại;- Trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế cónhững trở ngại dẫn đến việc hạn chế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến sự phát triểnchung.141.1.3. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấuCCKT phải được hiểu là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượngvà số lượng tương đối ổn định của các yếu tố hoặc các bộ phận của lực lượngsản xuất và các quan hệ sản xuất trong một hệ thống nhằm tái sản xuất xã hộivới những điều kiện xã hội nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định.Như thế CCKT bao giờ cũng được đặt trong những điều kiện không gian vàthời gian cụ thể, trong điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cụ thể và thích hợpvới mỗi nước, mỗi vùng hoặc có thể của mỗi doanh nghiệp. CCKT không bấtbiến mà luôn có sự vận động, chuyển dịch cấn thiết để ngày càng hợp lý hơn,mọi sự duy trì quá lâu hay sự thay đổi quá nhanh chóng CCKT, không phùhợp với những biến đổi tự nhiên - kinh tế -xã hội đều ảnh hưởng đến hiệu quảcủa quá trình SXKD, ngăn cản tăng trưởng kinh tế. Việc duy trì hay thay đổiCCKT không phải là mục đích mà là phương tiện để đạt được sự tăng trưởngvà phát triển kinh tế.Chuyển dịch CCKT là một tất yếu trong quá trình thực hiện CNH- HĐH,để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vững chắc với tốc độnhanh đòi hỏi phải xác định một CCKT hợp lý, giải quyết hài hoà mối quanhệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thànhphần kinh tế. Mối quan hệ đó vừa thể hiện sự hợp tác, hỗ trợ nhau song cũngcạnh tranh với nhau để phát triển. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác tronghệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành CCKT.Việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơcấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Bởi vì, chuyển dịch cơcấu kinh tế hợp lý cho phép:+ Khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên, KT - XH của mỗi vùng,15+ Phát triển hợp lý, đồng đều giữa các ngành kinh tế, các thành phầnkinh tế và các vùng kinh tế,+ Khai thác và phát triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự pháttriển nhanh và bền vững.1.1.4. Tính chất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếa. Tính chấtĐể nhận thức đúng đắn xu hướng biến đổi khách quan của CCKT vàvận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng giai đoạn phát triểnnhất định cần lưu ý một số tính chất của CCKT đó là tính chất khách quan vàtính chất lịch sử xã hội.Nền kinh tế có sự phân công lao động xã hội, có các ngành, lĩnh vực, bộphận kinh tế và sự phát triển của LLSX nhất định sẽ hình thành một CCKTvới tỷ lệ cân đối tương ứng giữa các bộ phận, tỷ lệ đó được thay đổi thườngxuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội vàkhả năng đáp ứng yêu cầu đó. Đó chính là tính chất khách quan của CCKT.Sự biến đổi của CCKT gắn liền với sự thay đổi không ngừng của lượnglực xã hội, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị - xã hội của từng thời kỳ.CCKT được hình thành khi quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tếđược xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động xã hội diễn ra mộtcách hợp lý. Đó chính là tính chất lịch sử xã hội của CCKT.b. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếQuy luật chung của của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyểndịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nội dung cụ thể của xu hướngnày thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi đó tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng kể cả GDP và lao động. Xu hướng16chuyển dịch cụ thể trong mỗi loại hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau,nhưng phải đảm bảo:+ Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự cân đối trongphát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội.+ Chuyển dịch CCKT nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tàinguyên, lao động, kỹ thuật hiện có trong nước, nhanh chóng thích ứng vơinhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.+ Chuyển dịch CCKT phải nhằm duy trì có hiệu quả nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tếnhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng, đảm bảo định hướng XHCN.+ Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo triển khai thành công quá trìnhCNH - HĐH, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, từng bước chuyểnsang nền kinh tế tri thức.1.2. CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tếa. Khái niệm- CDCCKT theo ngành chính là quá trình làm thay đổi các mối quan hệsố lượng và chất lượng giữa các ngành [nông lâm thủy sản, công nghiệp - xâydựng và dịch vụ] của nền KTQD trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các nguồnlực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoàikhác nhau.Cơ cấu ngành được thể hiện bằng tỷ trọng giá trị gia tăng của từngngành trong tổng sản lượng GDP của nền kinh tế. Nếu tiếp cận theo đầu vàothì cơ cấu ngành kinh tế còn được biểu thị bằng tỷ trọng vốn, lao động, tài

Video liên quan

Chủ Đề