Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch Cu(NO3)2

[1]CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO Dạng 1: Nhận biết, giải thích hiện tượng Câu 1: Nhận biết các chất bột đựng trong các lọ mất nhãn: NH4Cl,[NH4]2SO4, [NH4]2CO3, NH4NO3. Câu 2: Chỉ dùng một hoá chất để nhận biết các dd : [NH4]2SO4, NH4 NO3, FeSO4 và AlCl3. Câu 3: Tinh chế NH3 trong hỗn hợp gồm :NH3, NO, SO2 và CO2. Câu 4: Lấy dd Cu[NO3]2 thổi từ từ khí NH3 vào dd, lúc đầu thấy tạo kết tủa xanh A1, sau đó kết tủa tan hết tạo thành dd A2 có màu xanh nước biển. Thêm khí HCl vào dd A2 thì lại thấy xuất hiện kết tủa xanh A3. Tiếp tục thổi khí HCl vào kết tủa A3 lại thấy kết tủa tan tạo dd xanh lam A4. Xác định A1, A2, A3, A4. Viết ptpư. Câu 5: Có 4 dd muối riêng biệt : CuCl 2 , ZnCl2 , FeCl3 , AlCl3 . Nếu thêm dd KOH dư rồi thêm tiếp dd NH3 dư vào 4dd trên thì số chất kết tủa thu được là bao nhiêu? Câu 6: Dẫn không khí có lẫn hơi nước lần lượt đi qua dd H 2SO4 đậm đặc, dd Ca[OH]2 và vụn Cu dư nung đỏ. Chất nào sẽ bị từng chất trên hấp thụ? Chất nào sẽ còn lại sau cùng? Viết ptpư. Câu 7: Hiện tượng gì xảy ra khi tiến hành các TN sau: a. Khí NH3 lấy dư tác dụng với CuO khi đun nóng b. Khí NH3 lấy dư tác dụng với khí Clo c. Khí NH3 tác dụng với oxi không khí khi có Pt làm chất xúc tác ở t0 850-9000C Câu 8: dung dịch amoniac có thể hoà tan được Zn[OH]2 là do: a Zn[OH]2. là hiđroxit lưỡng tính. b Zn[OH]2 là một bazơ ít tan c.NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu d. Zn[OH]2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu[OH]2 Câu 9: Cho cân bằng hoá học sau: N2 +3H2 → 2NH3 ; ∆ = -92 kj Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào[có giải thích] khi: a.Tăng nhiệt độ . b.Hoá lỏng amoniac để tách amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng; c.Giảm thể tích của hệ phản ứng d.Tăng áp suất chung của hệ phản ứng. e.Giảm nhiệt độ. g.Thêm khí nitơ. h.Dùng chất xúc tác thích hợp. Câu 10: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thuận cần phải đồng thời: a.Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B.Tăng áp suất và giảm nhiệt độ. c.Giảm áp suất và giảm nhiệt độ d.Giảm áp suất và tăng nhịêt độ. Câu 11 :Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm ,vì khi đó: a.thoát ra một chất khí mầu lục nhạt b.thoát ra một khí không mầu ,mùi khai,làm xanh giấy quì tím ẩm. c.thoát ra một chất khí mầu nâu đỏ, làm xanh giấy quì tím ẩm. d.thoát ra một chất khí không mầu ,không mùi. Câu 12: Bằng TN nào có thể biết N2 có lẫn 1 trong những tạp chất sau: Cl2 , NO, H2S , NH3 Câu 13: Chọn 1 chất thích hợp để phân biệt các chất sau: NH4Cl , [NH4]2SO4 , NaNO3 , FeCl2 , FeCl3 , Al[NO3]3 Câu 14: a. Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học thực hiện dãy biến hoá sau: 0. 0. O2 O2 H 2O Cu t  0 A4    A5 t  A3 A1   N2    A2    A3  . b. Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt các dung dịch tđựng trong các lọ mất nhãn sau: BaCl2 ; NH4Cl ; [NH4]2SO4 ; NaOH ; Na2CO3. Câu 15: Hợp chất MX2 khá phổ biến trong tự nhiên. Hòa tan MX 2 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, dư ta thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với BaCl2 thấy tạo thành kết tủa trắng, còn khi cho A tác dụng với NH3 dư thấy tạo thành kết tủa nâu đỏ. a. Hỏi MX2 là chất gì ? Gọi tên nó. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Viết cấu hình electron của M và của các ion thường gặp của kim loại M. Câu 16: Có 4 ống nghiệm đánh số 1, 2, 3, 4, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau: Na 2CO3 , HCl, FeCl2 , NH4HCO3. Lấy ống 1 đổ vào ống 3 thấy có kết tủa. Lấy ống 3 đổ vào ống 4 thấy có khí bay ra. Hỏi ống nào đựng dung dịch gì?. [2] Câu 17: Làm thế nào để nhận biết sự có mặt đồng thời của các ion sau đây trong một dung dịch: Na + , NH4+ , CO32- , HCO3-. Câu 18: Trong một dung dịch có chứa đồng thời các ion sau: NH4+ , SO42-, HCO3-, CO32-.Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các ion đó. Câu 19: Bằng phương pháp hoá học hãy chứng tỏ sự có mặt đồng thời của các ion sau đây trong một dung dịch: NH4+, Fe3+, NO3-. Câu 20: Chỉ dùng quỳ tím, dung dịch HCl và dung dịch Ba[OH] 2 có thể nhận biết được các ion nào sau đây trong cùng một dung dịch: Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42-, SO32-. Câu 21: Hãy tìm cách nhận biết các ion [ trừ H + và OH- ]có mặt trong dung dịch chứa hỗn hợp các chất sau bằng phương pháp hoá học: AlCl3 , NH4Cl, BaCl2, MgCl2. Câu 22: Dung dịch A chứa các ion sau đây: Na +, CO32-, SO32-, SO42-. Bằng những phản ứng hoá học nào có thể nhận biết được các ion đó trong dung dịch. Câu 23: Cho 1 ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dd NH 3 loãng thu được dd A. Màu dd A thay đổi thế nào khi : a. Đun nóng dd một hồi lâu b. Thêm 1 số mol HCl = số mol NH3 có trong dd A c. Thêm 1 ít Na2CO3 d. Thêm AlCl3 tới dư Câu 24: Cho 1 lượng Cu2S tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 đun nóng tạo thành dd A1 và giải phóng khí A2 không màu hoá nâu trong không khí. Chia A2 thnàh 2 phần - Thêm dd BaCl2 vào phần 1 tạo ra kết tủa trắng A3 thực tế không tan trong axit dư - Thêm lượng dư NH3 vào phần 2, khuấy đều thu được dd A4 màu xanh lam đậm. a. Xác định A1, A2, A3, A4 b. Viết ptpư Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm : [1] bỏ mẩu Cu vào dung dịch axit HCl rồi sục oxi vào; [2] bỏ mẩu Cu vào dung dịch KNO3 rồi sục hiđroclorua vào. Màu sắc của dung dịch sau mỗi thí nghiệm là A. cả [1] và [2] đều xanh lam. B. cả [1] và [2] đều không màu. C. [1] không màu, [2] có màu xanh. D. chỉ [1] có màu xanh, [2] không màu. Câu 26: Một học sinh tiến hành đo tỉ khối một oxit nitơ với C 3H8 được kết quả = 2,091. CTPT của oxit nitơ là A. NO2. B. N2O5. C. không xác định đựoc.D. N2O4 Câu 27: Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất clo, ta có thể dẫn khí qua A. nước cất có pha sẵn vài giọt phenolphtalein. B. bình chứa liti kim loai C. dung dịch NaOH [ có thả vài cánh hoa hồng] ở nhiệt độ thường. D. bình nước vôi trong Câu 28: . Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dung dịch muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do hiện tượng : khí [1] làm tàn lửa cháy bùng lên; [2] khí [2] làm mất màu của giấy; khí [3] làm giấy tẩm dung dịch muối X hóa đen. Kết luận sai : A. X là muối Pb[NO3]2, khí [2] là Cl2. B. khí [1] là O2, X là muối CuSO4. C. X là muối CuSO4; khí [3] là Cl2. D. khí [1] là O2, khí còn lại là N2. Câu 29: Sục khí NH3 từ từ đến dư vào dung dịch CuCl2 thì hiện tượng quan sát được là A. không có hiện tượng gì xảy ra B. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, tới một lúc nào đó thì kết tủa lại bị hòa tan dần đến hết, dung dịch trở nên trong suốt có màu xanh thẩm. C. có kết tủa màu đỏ xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, tới một lúc nào đó thì kết tủa lại bị hòa tan dần đến hết, dung dịch trở nên trong suốt có màu xanh lam. D. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện Câu 30: Xét các nhận định: [1] đốt cháy amoniac bằng oxi có mặt xúc tác, thu được N 2, H2O. [2] dung dịch amoniac là một bazơ có thể hòa tan được Al[OH] 3. [3] phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch, [4] NH3 là một bazơ nên có thể làm đổi màu giấy quỳ tím khô. Nhận định đúng là A. [3]. B. [1], [3]. C. [1], [2], [3], [4] D. [1], [2], [3]. Dạng 2: Bài tập amoniac Câu 1: Cho 1,5 lít NH3 [đktc] đi qua ống đựng 16g CuO nung nóng thu được một chất rắn X. a] Tính khối lượng CuO đã phản ứng? Đ/s: m = 8g. [3] b] Tính thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng với X? VHCl = 0,1 l Câu 2: Dẫn 1,344 lít khí NH3 vào bình có chứa 0,672 lít khí Cl2 [thể tích các khí được đo ở đktc]. a] Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng? Đ/s: %N2 = 33,3%; %HCl = 66,7% b] Tính khối lượng của muối NH4Cl thu đựoc sau phản ứng? Đ/s: m [NH4Cl] = 2,14g Câu 3: Hỗn hợp A gồm 3 khí NH3, N2 và H2. Dẫn A vào bình có nhiệt độ cao. Sau phản ứng phân hủy NH3 [ coi như hoàn toàn] thu đựoc hỗn hợp khí B có thể tích tăng 25% so với khí A. Dẫn B đi qua ống đựng CuO nung nóng sau đó loại được nước thì chỉ còn lại một chất khí có thể tích giảm 75% so với B. Tính thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A? Đ/s: %NH3 = 25%; %H2 = 56,25%; %N2 = 18,75% Câu 4:Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NH 3 35%[d = 0,88 g/ml] cho vào 400ml dd NH 3 15%[d =0,94] để thu được dd 25%. Câu 5 :Trong một bình kín dung tích 56 lit chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4, ở 00C và 200atm và một ít chất xúc tác.Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 0 0C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. 1.Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3. 2.Nếu lấy 1/2 lượng NH 3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lit dd NH 3 25% [d = 0,907 g/ml]? 3. Nếu lấy 1/2 lượng NH 3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lit dd HNO 3 67% [d = 1,40 g/ml], biết hiệu suất quá trình điều chế HNO3 là 80%. Câu 6: Hấp thụ 5,6lit NH3 vào nước được 0,5lit dd A. Sau đó hấp thụ tiếp 3,36lit khí SO 2 vào dd A được 0,5lit ddB. Nếu thêm rất chậm 0,1lit dd HCl 0,4M vào dd B thì được dd C[ko thấy có khí thoát ra]. Nếu lại thêm rất chậm 0,4lit dd NaOH 0,1M vào ddC thì thu được dd D [ko có khí thoát ra] a. Viết pthh của các pư trên b. Tính nồng độ ion trong dd A,B,C,D Câu 7:Một hỗn hợp khí gồm : NH 3,N2,H2. Để tách NH3 khỏi hỗn hợp, đầu tiên người ta cho hỗn hợp đó tác dụng hoàn toàn với 1kg dd H 2SO4 60% sản phẩm thu được cho tác dụng hoàn toàn với dd NaOH 1M.Biết rằng hiệu suất của mỗi phản ứng bằng 90%. 1.Tính thể tích NH3 thu được ở đktc. 2.Tính thể tích dd NaOH cần dùng. Câu 8:Oxi hoá hoàn toàn 5,6lit NH3 ở 00C,1520mmHg có xúc tác người ta thu được khí A, oxi hoá A thu được khí B mầu nâu đỏ.Hoà tan toàn bộ khí B vào 146ml H 2O với sự có mặt của oxi tạo thành dd HNO3. 1.Tính nồng độ % của dd axit. 2.Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 ,biết tỉ khối của dd là 1,2. Câu 9: Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và co người trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối : +X. +X N2. NO. [1 ] +H. 2. [5]. M. [2 ] +X [6]. NO2 NO. + X + H 2O [3 ] +X [7 ]. Y. NO2. +Z [4 ] + X + H 2O [8 ]. Ca[NO3]2 Y. +M [9 ]. NH4NO3. Câu 10: Cho sơ đồ các phản ứng sau: Khí X + H2O → dung dịch X X + H2SO4 → Y Y + NaOH → X + Na2SO4 + H2O X + HNO3 → Z Z → T + H2O . X, Y, Z, T lần lượt là : A. NH3 , [NH4]2SO4, N2, NH4NO3. B.NH3, [NH4]2SO4, N2, NH4NO2. C. NH3, [NH4]2SO4,NH4NO3, N2O. D. NH3, N2, NH4NO3, N2O Câu 11: Trong số các chất sau đây : AgCl, CaCO 3, Cu[OH]2, Al[OH]3, Fe[OH]3, AgBr, Mg[OH]2, Zn[OH]2, BaSO4. Số chất tan được trong dung dịch amoniac dư là A. 4 B. 5 C.6 D. 3 Câu 12: Đun nhẹ hh gồm 100ml dd NaOH có PH=13 và 1dd chứa 1,07g NH 4Cl. Sau pư để nguội thu được dd B. PH của dd B trong khoảng?. [4] A. 8

Chủ Đề