Chuyển phôi thất bại bao lâu có kinh lại

Khoảng thời gian trung bình từ lúc bắt đầu thụ tinh trong ống nghiệm cho tới chuyển phôi và biết chính xác kết quả có thai hay không là 5 tuần. Ở những trường hợp đã thực hiện chuyển phôi nhưng thất bại, thì cặp vợ chồng có thể phải bắt đầu các bước lại từ đầu.

Nếu không phải nguyên nhân vô sinh là do bị tắc hay cắt vòi trứng, không có tinh trùng thì các cặp vợ chồng vẫn có thể mang thai tự nhiên, chính vì thế mà chuyển phôi không thành công bao lâu có kinh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh? Cùng theo dõi thông tin được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuyến [Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City].

——————

————————

Tham khảo thêm

  • 04:00 23/10/2021
  • Xếp hạng 4.8/5 với 20491 phiếu bầu

Hỏi

Chào bác sĩ. Sau chuyển phôi thất bại, mất khoảng bao lâu thì người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại? Mong sớm nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Phương Huyền [1992]
Trả lời

Chào bạn. Sau khi chuyển phôi thất bại thì người phụ nữ dừng thuốc khoảng 2-3 ngày sau sẽ xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Bên cạnh đó bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe trong thời gian này.

Để chuẩn bị cho những lần chuyển phôi tiếp theo đạt được kết quả tốt nhất, bạn có thể đến những bệnh viện lớn như bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ tư vấn chuyên sâu và có hướng điều chỉnh phù hợp.


Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những lo lắng tới Vinmec. Trân trọng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuyến - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là biện pháp giúp tăng tỷ lệ có con cho các cặp đôi.

Trứng và tinh trùng được kết hợp trong môi trường thuận lợi tạo thành phôi thai. Phôi thai đến 1 mức độ nhất định sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Đây chính là giai đoạn chuyển phôi. Thông thường, sau khi chuyển phôi thai thì từ 3 - 5 ngày phôi thai sẽ làm tổ trong thành tử cung và sẽ cho những dấu hiệu mang thai đầu tiên.

Để đảm bảo nâng cao tỷ lệ thành công thì trong giai đoạn chuyển phôi, sẽ có 2 - 3 phôi thai được cấy vào tử cung, được thực hiện vào khoảng thời gian sau giai đoạn rụng trứng, lúc này lớp niêm mạc tử cung đủ dày phù hợp cho quá trình phôi thai làm tổ.

Sau khi phôi thai được cấy vào tử cung của phụ nữ, từ 3 - 5 ngày sau đó sẽ tiến hành làm tổ trong tử cung. Thường sau 14 ngày sau khi chuyển phôi sẽ có thể thử thai để biết có thai hay không. Tuy nhiên, nếu như chuyển phôi thất bại sẽ có những dấu hiệu nhận biết sớm.

Chuyển phôi là quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung [Ảnh minh họa]

Sẽ có những dấu hiệu chuyển phôi thất bại sớm mà các chị em có thể để ý sẽ nhận thấy, tất cả đều là những thay đổi trên cơ thể. Những dấu hiệu chuyển phôi thất bài như sau:

- Ra máu âm đạo nhiều, có màu nâu sẫm kèm theo đau bụng

Sau từ 5 - 7 ngày chuyển phôi, nếu phôi thai không làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể không tiết ra các hormone đồng nghĩa lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, phản ứng cơ thể giống với chu kỳ kinh nguyệt đã đến.

Ra máu âm đạo nhiều, máu có màu nâu sẫm và kèm theo biểu hiện đau bụng dưới khá giống với đau bụng kinh là dấu hiệu điển hình nhất của chuyển phôi thất bại.

Sau chuyển phôi từ 5 – 7 ngày không thành công sẽ có dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều kèm đau bụng như đau bụng đến chu kỳ [Ảnh minh họa]

- Nồng độ hCG không đạt mức

Sau 2 tuần chuyển phôi, xét nghiệm thì nồng độ hCG không đạt mức thì đó là dấu hiệu chuyển phôi đã thất bại.

- Không có các dấu hiệu có thai

Sau khi chuyển phôi 2 tuần, nếu cơ thể không có những dấu hiệu như ngực căng tức, cảm giác buồn nôn, uể oải, cảm giác sốt nhẹ, bụng dưới âm ỉ, rỉ ra một vài giọt máu... thì chưa chắc đã chuyển phôi thành công.

Có rất nhiều nguyên nhân chuyển phôi thất bài, nhưng chủ yếu vẫn là yếu tố tâm lý ảnh hưởng. Những nguyên nhân chuyển phôi thất bại điển hình:

- Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của người mẹ

Tâm lý lo âu, căng thẳng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, từ đó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Chị em có thể nhận thấy nếu bản thân quá căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, thì với tâm lý bất ổn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình chuyển phôi.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bất hợp lý cũng là một trong những yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển phôi [Ảnh minh họa]

- Độ tuổi

Sau 30 tuổi số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm và khi 40 tuổi chỉ còn 10% trứng bình thường. Do đó, nếu chuyển phôi khi tuổi đã nhiều thì tỷ lệ thành công cũng sẽ thấp hơn.

- Chất lượng trứng và tinh trùng

Tinh trùng khỏe mạnh, trứng tốt sẽ cho ra phôi chất lượng, tăng khả năng bám vào tử cung. Nhưng nếu tinh trùng và trứng không tốt thì cũng giảm đi tỷ lệ chuyển phôi thành công.

- Khả năng tiếp nhận phôi

Từ cung có lớp niêm mạc không quá dày, không mỏng, đủ độ nhày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phôi bám vào tử cung. Nhưng nếu tử cung có niêm mạc quá dày hay quá mỏng cũng là yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Sau 2 tuần chuyển phôi thất bại, kiểm tra các chỉ số chắc chắn quá trình chuyển phôi thất bại, người mẹ sẽ dừng uống thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi từ 3 - 5 ngày là sẽ có kinh trở lại.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thuốc kích trứng trước và khi thực hiện thủ thuật chuyển phôi, người mẹ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường nên chu kỳ kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng của người mẹ sẽ mất 1 - 3 tháng mới trở lại bình thường.

Chuyển phôi thất bại có thể gây nên các yếu tố tâm lý cho người mẹ, tuy nhiên cần phải vượt qua được nỗi buồn, ổn định lại tâm lý để có thể sớm thực hiện lần chuyển phôi sau. Sau khi chuyển phôi thất bại người mẹ:

- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

- Tâm lý thoải mái

- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cafein...

- Tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.

- Theo dõi chu kỳ để biết tình trạng sức khỏe chuẩn bị cho lần chuyển phôi sau.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-that-bai-nguyen-nhan-va-viec-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-that-bai-nguyen-nhan-va-viec-nen-lam-d271066.html

Xem thêm chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Thùy Dương. [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Sau chuyển phôi, có nhiều chị em muốn biết về các dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Những dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai thành công. Bài viết dưới đây, BV Hồng Hà sẽ giúp chị em nhận biết được 3 dấu hiệu chuyển phôi rõ ràng.

1. Chuyển phôi là như thế nào

Chuyển phôi được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng trong kỹ thuật IVF. Trong môi trường thuận lợi, trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi thai.

Khi phôi phát triển đến một mức độ thích hợp, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Đây chính là giai đoạn chuyển phôi trong thụ tinh IVF.

Để đảm bảo tỷ lệ thành công, các chuyên gia sẽ cấy từ 2 đến 3 phôi vào tử cung. Chuyển phôi được tiến hành sau giai đoạn rụng trứng ở phụ nữ và khi niêm mạc tử cung có độ dày phù hợp.

Sau khi đưa phôi vào tử cung, phôi thai sẽ phát triển và làm tổ tại đây. Trong khoảng thời gian này bạn phải theo dõi và chăm sóc thật cẩn thận để chuyển phôi đạt hiệu quả tốt nhất.

Quá trình chuyển phôi ivf

2. Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại thường gặp

Thời gian sau khi chuyển phôi luôn khiến chị em lo lắng. Thông thường, phải chờ sau 14 ngày thì bạn mới có thể dùng que thử thai để biết kết quả chuyển phôi.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể lắng nghe cơ thể để biết dấu hiệu chuyển phôi thất bại hay không.

2.1. Không có các biểu hiện có thai

Sớm nhất là 1 tuần sau chuyển phôi thì cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai cơ bản.

Nếu bạn không thấy những dấu hiệu này thì rất có thể quá trình chuyển phôi đã gặp thất bại. Một số biểu hiện rõ ràng có thể kể tới như:

– Ngực căng tức, đau ở đầu núm vú do hormone HCG tăng.

– Cảm giác bị buồn nôn liên tục

– Cơ thể uể oải, mệt mỏi

– Thèm ăn một số đồ ăn lạ, khẩu vị khác bình thường

– Cảm giác cơ thể nóng, sốt nhẹ

– Táo bón, đau âm ỉ bụng dưới

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại

2.2. Rong kinh ra nhiều máu

Khi mang thai thành công, bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo. Máu có màu hồng, lượng máu ít. Tuy nhiên, khi chuyển phôi thất bại, biểu hiện kinh nguyệt sẽ thay đổi.

Thời gian hành kinh kéo dài, lượng máu kinh nhiều đã gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của chị em.

Nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu có thể khiến cơ thể suy nhược.

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công

2.3. Nồng độ beta HCG không đạt mức

Để biết chắc chắn nhất chuyển phôi có thất bại không, bạn có thể thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG.

Xét nghiệm HCG được làm vào khoảng tuần thứ 2 sau chuyển phôi. Nếu nồng độ HCG tăng chứng tỏ quá trình chuyển phôi đã thành công.

Trong trường hợp nồng độ này không đạt mức thì bạn cần tiếp tục theo dõi vì có thể đã chuyển phôi thất bại.

3. 4 Nguyên nhân chính khiến chuyển phôi không thành công

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chuyển phôi thất bại phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và tâm lý của người mẹ.

3.1. Độ tuổi

Khi phụ nữ càng lớn tuổi, chất lượng trứng giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Trên thực tế, phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi có khả năng mang thai cao nhất, tie lệ thành công khoảng 45%.

Từ 30 đến 40 tuổi, tỷ lệ thụ thai thành công giảm dần. Đối với độ tuổi trên 40, tỷ lệ thành công của IVF chỉ còn khoảng 15%.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

3.2. Chất lượng trứng, tinh trùng

Nếu bố và mẹ có sức khỏe kém, trứng và tinh trùng yếu, phôi thai tạo ra sẽ không ổn định và khó có thể phát triển trong tử cung.

Nếu phôi thai được tạo từ trứng và tinh trùng khỏe mạnh thì tỷ lệ đậu thai cao hơn rất nhiều.

3.3. Khả năng tiếp nhận phôi

Trước IVF, bạn cũng được thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra khả năng tiếp nhận phôi của tử cung.

Tử cung thích hợp có lớp niêm mạc dày vừa phải, đủ độ nhày. Tạo điều kiện thuận lợi để phôi bám vào tử cung và làm tổ.

3.4. Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ

Quá trình IVF trải qua nhiều công đoạn với những yêu cầu khác nhau. Điều này khiến cho rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Khi căng thẳng lo âu, nội tiết tố trong cơ thể sẽ mất cân bằng, khiến khả năng thụ thai bị giảm đi. Bên cạnh đó, với chế độ ăn thiếu chất, không khoa học, bạn sẽ không đủ dinh dưỡng cho phôi phát triển.

Chính vì vậy, bạn nên có thể độ ăn nghỉ hợp lý, giữ tâm lý tốt để tỷ lệ thụ thai cao nhất có thể.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại nhiều lần

4. 5 kỹ thuật bổ trợ nâng cao tỷ lệ chuyển phôi thành công tại BV Hồng Hà

Chuyển phôi thất bại đồng nghĩa với làm ivf thất bại. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng không cần quá lo lắng bởi trong các lần chuyển phôi tiếp theo, bác sĩ sẽ can thiệp một số phương pháp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ chuyển phôi thành công, giúp các cặp vợ chồng mau chóng đón con về nhà. Tại Hồng Hà, các bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật bổ trợ sau: 

– Phẫu thuật xử lý dị dạng tử cung

Một số phụ nữ bị bất thường về tử cung như tử cung hình chữ T, dính tử cung, tử cung đôi hoặc polyp tử cung… sẽ khiến quá trình chuyển phôi thất bại [tình trạng sảy thai liên tiếp]. Để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công, bệnh nhân cần được thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc mổ phanh tùy trường hợp. Nếu phẫu thuật không khắc phục được, gia đình cần tính đến phương án mang thai hộ. 

– Nuôi dưỡng phôi bào ngày 5

Phôi ngày 5 được đánh giá có chất lượng tốt hơn nhiều so với phôi vừa được thụ tinh. Vì vậy, dùng phôi ngày 5 để cấy ghép cho tỷ lệ thành công cao hơn gấp 1.35 lần so với thông thường. Khi cấy, phôi có khả năng bám dính tốt hơn vào niêm mạc cho khả năng đậu thai cao. Trong quá trình nuôi cấy, kỹ thuật viên sẽ tiến hành sàng lọc, giúp trẻ sinh ra bình thường, phòng ngừa dị tật bẩm sinh. 

Mỗi lần chuyển phôi ngày 5, bác sĩ chỉ chuyển được từ 1 – 2 phôi nên hạn chế được tối đa tình trạng mang nhiều thai 1 lúc [đa thai]. 

– Kiểm soát đông máu

Bào thai phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào các dưỡng chất và kháng thể của mẹ nhờ nhau thai. Vì vậy, nếu máu của người mẹ chứa các chất đông máu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. 

Để kiểm soát đông máu, người mẹ có thể phải uống aspirin và heparin trước khi chuyển phôi và kéo dài đến khi vượt cạn để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công và thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

– Xét nghiệm ERA

Xét nghiệm ERA thực chất là thao tác phân tích độ thụ cảm của niêm mạc tử cung với các gen bằng cách sinh thiết. Xét nghiệm này còn giúp bác sĩ chẩn đoán các bất thường trong tử cung. Trong trường hợp tử cung có vấn đề, bác sĩ khuyến cáo nên trữ lạnh phôi chờ đến khi niêm mạc tử cung bình thường để phôi dễ bám dính và làm tổ. 

– Hỗ trợ phôi thoát màng ZP

Trong sinh sản tự nhiên, noãn trứng được bảo vệ bởi 1 lớp màng trong suốt, gọi là  ZP. Sau khi thụ tinh, phôi được hình thành và phát triển trong lớp vỏ ZP từ 5 – 7 ngày. Sau đó, phôi phá màng, đậu dính vào niêm mạc và tạo tổ để phát triển bình thường thành thai nhi.

Tuy nhiên, với IVF, lớp ZP của phôi trữ đông lạnh khá dày khiến phôi khó tự thoát ra. Vì vậy, các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ giúp phôi thoát màng dễ dàng, nhanh chóng bám vào tử cung và làm tổ hơn. 

Kỹ thuật này được chỉ định với những người: 

– Nữ giới cao tuổi, trứng chất lượng thấp, thụ tinh được ít phôi

– Nữ giới chuyển phôi nhưng phôi không thể làm tổ 

– Người có nồng độ  FSH tăng cao

– Người cấy ghép phôi trữ đông

– Trường hợp cấy ghép phôi IVM 

– Phôi cấy ghép có màng ZP không bình thường, dày hoặc không đều. 

Sinh sản hỗ trợ

Sinh sản hỗ trợ là cách tốt nhất cho các cặp vợ chồng vô sinh gặp tình trạng cả trứng và tinh trùng không đạt chất lượng khiến chuyển phôi thất bại nhiều lần. Nếu tử cung của người vợ bình thường, đảm bảo quá trình mang thai, cặp đôi nên tính đến phương án dùng trứng và tinh trùng hiến tặng có chất lượng tốt để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công.

Gửi niềm tin vào trung tâm IVF uy tín

Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam càng cao cũng đồng nghĩa với số lượng các trung tâm hỗ trợ sinh sản, làm IVF hoạt động càng nhiều. Tuy vậy, mỗi trung tâm lại có chất lượng dịch vụ và giá thành không giống nhau. Các cặp vợ chồng nên tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn được trung tâm uy tín gửi gắm niềm tin. 

BVĐK Hồng Hà sở hữu công nghệ điều trị vô sinh mới nhất chính là lựa chọn hàng đầu cho các cặp đôi. Tại BV, các bác sĩ và kỹ thuật viên thực hiện chuẩn xác toàn bộ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, giúp tỷ lệ IVF thành công cao. Tính đến thời điểm hiện tại, BV Hồng Hà đã giúp hàng ngàn cặp đôi chào đón những thiên thần bé nhỏ nhờ phương pháp IVF với tỷ lệ thành công đạt trên 80% tổng số ca thực hiện. Con số này cho thấy sự chất lượng dịch vụ, độ uy tín cũng như nỗ lực BV Hồng Hà trên hành trình mang lại hạnh phúc cho các gia đình. 

5. Chuyển phôi không thành công bao lâu thì có kinh nguyệt?

Sau khi dừng sử dụng thuốc từ 4- 6 ngày, bạn sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại.

Trong một số trường hợp, do tác dụng phụ của thuốc kích trứng thì vài tháng sau kinh nguyệt của bạn sẽ bình thường trở lại.

Chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh

6. Sau khi chuyển phôi thất bại nên làm gì?

Đa số chị em mong chờ lần chuyển phôi tiếp theo sau khi chuyển phôi thất bại. Thông thường, chuyển phôi có thể được thực hiện vào sau chu kỳ tiếp theo. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và sự ổn định tâm lý của các cặp đôi.

6.1. Tìm hiểu lý do cấy phôi thất bại

Các cặp đôi nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân khiến chuyển phôi thất bại là gì. Việc xác định lý do thất bại giúp bác sĩ có những phương án phù hợp để cặp đôi mau chóng có con, cụ thể: 

– Nguyên nhân chuyển phôi không thành công do hệ miễn dịch, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị. 

– Lý do xuất phát từ tử cung người phụ nữ, tùy tình trạng cụ thể sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp khác nhau. 

– Nếu thất bại do phôi thai kém chất lượng, có thể áp dụng kỹ thuật: chuyển phôi ngày 3 – 6, làm xét nghiệm di truyền kiểm tra bất thường của nhiễm sắc thể, thực hiện kỹ thuật giúp phôi dễ dàng thoát màng ZP. 

6.2. Ổn định tâm lý, không stress

Hành trình tìm con bằng kỹ thuật IVF sẽ là một chặng đường dài và đầy khó khăn. Vì vậy, các cặp đôi nên chuẩn bị tâm lý vững vàng, thoải mái và lạc quan trước mọi tình huống. Đừng quá nôn nóng, stress hoặc suy sụp khi thực hiện lần đầu không thành công. Thư giãn tinh thần, giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan. Tinh thần càng lạc quan, thoải thoải mái  thì tỷ lệ đậu thai càng khả quan. 

6.3. Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, thiết lập lối sống khoa học

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chuyển phôi thất bại đến từ sức khỏe của cặp đôi cũng như chất lượng trứng và tinh trùng không đảm bảo. Vì vậy, trước khi làm ivf, cặp đôi nên chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thói quen xấu như… Sau chuyển phôi không thành công, bạn nên cải thiện chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày để phục hồi cơ thể.

– Không sử dụng bất cứ chất kích thích, cafein có hại cho sức khỏe

– Tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức

– Theo dõi định kỳ để biết tình trạng sức khỏe phù hợp chuyển phôi hay chưa

Sau chuyển phôi thất bại nên làm gì

Nhanh tay đăng ký!!!

Qua bài viết trên, hy vọng giúp chị em có thêm kinh nghiệm về những dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Chị em quan tâm và muốn tham khảo thêm thông tin có thể để lại bình luận bên dưới bài viết.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề