Có bao nhiêu nhân tố chi phối quá trình tiến hóa nhỏ

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Các nhân tố tiến hóa bao gồm quá trình đột biến, di - nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

I. Đột biến

- Đột biến là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá.

- Đột biến là nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể.

- Tuy tần số đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng trong quần thể số lượng gen vô cùng lớn nên đột biến có thể tạo nên nhiều alen mới, là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể.

- Đột biến cung cấo nguồn biến bị sơ cấp, quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

II. Di – nhập gen

- Di – nhập gen hay dòng gen là hiện tượng lan truyền gen từ quân ftheer này qua quần thể khác.

- Di – nhập gen được thực hiện qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, phát tán quả và hạt; ở động vật là hiện tượng di cư.

- Di – nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào số cá thể vào – ra khỏi quần thể

III. Giao phối không ngẫu nhiên

- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm giao phối có chọn lựa, giao phối gần và tự phối.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp, tăng tần số kiểu gen đồng hợp.

- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

IV. Chọn lọc tự nhiên

- CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó là niến đổi tần số alen của quần thể.

- Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo hướng xác định.

- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá.

-Tốc độ làm thay đổi tần số alen của CLTN phụ thuộc vào các yếu tố:

- Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Chọn lọc chống lại alen lặn: tốc độ đào thải chậm hơn và không thể đào thải hết được alen lặn ra khỏi quần thể.

V. Các yếu tố ngẫu nhiên

- Trong trường hợp không có đột biến hoặc CLTN hay di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể vẫn có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra.

- Các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đối với các quần thể có kích thước nhỏ, không có hướng xác định

- Yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể

Xem thêm kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập Sinh học lớp 12 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

chuyen-de-bang-chung-va-co-che-tien-hoa.jsp

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Quá trình hình thành loài mới bao gồm các nhân tố làm thay đổi & không làm thay đổi tần số alen, thành phần KG. Trong đó nhân tố làm thay đổi tần số alen & thành phần KG gọi là nhân tố tiến hóa.

Có 5 nhân tố tiến hóa: quá trình đột biến, di-nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

  • Đột biến: là chuỗi nguyên nhân & cơ chế phức tạp tác động vào vật liệu di truyền -> thay đổi.

Vai trò: tác động của tử ngoại, phóng xạ, hóa chất độc làm phát sinh đột biến -> 1 gen biến đổi thành nhiều alen -> biến đổi tần số alen không theo chiều hướng xác định -> tạo nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.

Đặc điểm: 

- làm thay đổi tần số alen và thành phần KG rất chậm.
- đột biến gen là chủ yếu [do đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống hơn -> có ý nghĩa tiến hóa].

- tần số đột biến thấp: 10^-6 đến 10^-4, mặt khác 1 số gen dễ bị đột biến [10^-2] & sv có hàng vạn gen -> tỉ lệ mang gen đột biến là khá lớn.

- phần lớn có hại, nhưng phần lớn là alen lặn đi vào dị hợp chưa biểu hiện ra KH, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi [tùy tổ hợp gen: hại ở tổ hợp này nhưng ở tổ hợp khác có lợi do tương tác gen; tùy điều kiện môi trường: điều kiện thường kém thích nghi nhưng điều kiện mới thích nghi hơn].

  • Di-nhập gen: hiện tượng lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác [dòng gen].

Ở thực vật: thông qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, quả, hạt.

Ở động vật: thông qua sự di cư & giao phối.

Vai trò: nhập cư -> làm giàu vốn gen, di cư -> làm nghèo vốn gen. Là nhân tố tiến hóa không theo chiều hướng xác định.

  • Giao phối không ngẫu nhiên: hiện tượng tự thụ [ở thực vật]; tự phối, giao phối gần, giao phối có chọn lựa [ở động vật].

Vai trò: 

- không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần KG: dị hợp giảm, đồng hợp tăng -> đa hình giảm -> giảm đa dạng di truyền -> là nhân tố tiến hóa có hướng, không xác định.

  • Chọn lọc tự nhiên: sự phân hóa khả năng sống sót [Darwin] & sinh sản [hiện đại] của các cá thể với KG khác nhau

- Nguồn nguyên liệu: đột biến [đột biến gen là chủ yếu] là sơ cấp, biến dị tổ hợp là thứ cấp [thường biến có ý nghĩa gián tiếp đến tiến hóa: nhờ nó sinh vật mới sống mà phát sinh đột biến].

- Đối tượng: mọi cấp độ của sự sống [quan trọng nhất là cá thể, quần thể].

- Chọn lọc cá thể: CLTN tác động trực tiếp lên KH -> gián tiếp tác động lên KG, giữ lại alen lợi, sa thải alen hại -> có hướng xác định. 

Tốc độ chọn lọc phụ thuộc chọn lọc chống lại alen trội [sa thải cả đồng hợp trội, dị hợp -> nhanh hơn] hay chống lại alen lặn [chỉ sa thải đồng hợp lặn -> chậm hơn].

=> Kết quả: tăng tỉ lệ cá thể thích nghi nhất của nội bộ quần thể.

- Chọn lọc quần thể: CLTN tác động lên quần thể -> giữ lại quần thể thích nghi, sa thải quần thể kém thích nghi. [VD: quần thể ong] 

=> Kết quả: hình thành đặc điểm thích nghi giữa các cá thể [về kiếm ăn, tự vệ, sinh sản] đảm bảo sự tồn tại phát triển của những cá thể thích nghi nhất

- Kết quả: chọn lọc cá thể & quần thể diễn ra song song.

- Vai trò: quy định chiều hướng và tốc độ tiến hóa => CLTN là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất.


- Các hình thức:  3 hình thức
+ CL ổn định: 
- điều kiện: môi trường không đổi.- hình thức: giữ lại cá thể mang tính trạng trung bình, sa thải cá thể vượt xa mức trung bình.- kết quả: giữ nguyên kiểu gen đã đạt được.
+ CL vận động [phổ biến nhất]:
- điều kiện: môi trường thay đổi có hướng.- hình thức: thay đổi tần số KG theo hướng thích nghi.

- kết quả: chọn lại KG mới thích nghi hơn.


+ CL gián đoạn [CL phân hóa]
- điều kiện: môi trường thay đổi vô hướng.- hình thức: đào thải giá trị trung tâm, tích lũy giá trị vùng biên.

- kết quả: phân hóa quần thể ban đầu thành nhiều KH.

- Nguyên nhân: sự xuất hiện vật cản địa lí, sự phát tán của 1 nhóm cá thể đi lập quần thể mới, sự hình thành quần thể mới từ quần thể lớn vào thời điểm số lượng cá thể giảm sút ở vào thể cổ chai

- Thường xảy ra với quần thể có kích thước nhỏ.

- Làm tần số alen biến đổi nhanh nhất

- Không theo chiều hướng xác định.

- không tác động độc lập mà kết hợp với chọn lọc tự nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề