Cô giáo ngọc hà là ai

Mong muốn mang lại hiệu quả học tập cao cho học sinh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hà giáo viên Sử, Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt [huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên] luôn tìm tòi, sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy.

Suốt 14 năm gắn bó với môn Lịch sử, cô Ngọc Hà đã cho ra đời cuốn sách Các chuyên đề Lịch sử Việt Nam [1858 – 2000] ôn thi Trung học phổ thông qua hình thức thơ – trắc nghiệm – từ khóa là công trình thể hiện tình yêu Sử nước nhà, góp phần quan trọng trong việc phát huy, gìn giữ truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ trước đã tạo dựng.

Co Nguyễn Thị Ngọc Hà tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: NVCC

Tình yêu lịch sử

Từng phấn đấu và đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi Sử cấp phổ thông, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà luôn mong muốn trở thành người lan tỏa tình yêu về môn học này cho các em học sinh. Cô Hà luôn trăn trở về những khó khăn trong công tác giảng dạy môn Lịch sử hiện nay và tìm hiểu, phân tích kết quả những kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia qua các năm 2017, 2018, 2019.

Để góp phần khắc phục những khó khăn trong việc lưu truyền truyền thống tốt đẹp của lịch sử nước nhà trong cuộc sống học sinh, cô giáo Hà luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và đổi mới phương thức giảng dạy trên lớp.

Năm 2020, cuốn sách Các chuyên đề Lịch sử Việt Nam [1858 – 2000] ôn thi Trung học phổ thông qua hình thức thơ – trắc nghiệm – từ khóa của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà, giáo viên Sử tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt đã đạt giải Ba Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ X tỉnh Thái Nguyên.

“Là một giáo viên Lịch sử, bản thân tôi đặc biệt chú trọng giáo dục cho học sinh về truyền thống yêu nước của dân tộc. Khi dịch Covid – 19 diễn ra gây ảnh hưởng lớn đến kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020. Những thử thách đó đã chắp bút cho những vần thơ gắn liền với các sự kiện Lịch sử đầu tiên của tôi ra đời” cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà chia sẻ.

Cuốn sách vận dụng những kiến thức Lịch sử cơ bản dưới dạng thể thơ tự do, có nội dung hình thức phù hợp, bài tập trắc nghiệm cơ bản, xác định từ khóa trọng tâm có thể tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập, ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Lịch sử ở trường phổ thông.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà hướng dẫn học sinh 12 sử dụng cuốn sách ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông qua thơ.

Học sử qua… thơ

Cuốn sách Các chuyên đề Lịch sử Việt Nam [1858 – 2000] ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông qua hình thức thơ – trắc nghiệm – từ khóa. Các tư liệu, sự kiện lịch sử được thể hiện bằng hình thức thơ và hệ thống hóa thành 3 phần là thơ, trắc nghiệm và từ khóa. có sự so sánh đánh giá, nguyên nhân, kết quả nội dung sách được sắp xếp theo cấp độ từ thấp đến cấp độ cao.

Sau khi cuốn sách phát hành đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhà khoa học thuộc các trường đại học. Các thầy giáo, cô giáo phổ thông và các em học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc thể hiện sự quan tâm. Nó cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho giáo viên và học sinh trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp.

Cuốn sách được đánh giá nội dung kiến thức cơ bản có nâng cao, trình bày khoa học; hệ thống, diễn đạt dưới hình thức mới dễ hiểu, dễ nhớ; lời thơ ngắn gọn, súc tích; hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và kiến thức từ khóa được sắp xếp hệ thống.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Hiển giảng viên cao cấp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội [Đại học Quốc gia Hà Nội] đánh giá: “Cuốn sách này bằng một hình thức diễn đặt tóm tắt lịch sử thành thơ và xác định từ khóa của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà đã góp phần cơ bản, phục vụ việc dạy, học và thi cử tốt nghiệp Trung học phổ thông tốt theo kiến thức hiện hành”.

Em Dương Thu Hiếu học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên là một trong những độc giả đầu tiên sử dụng cuốn sách làm tài liệu ôn thi tốt nghiệp năm 2020. Em Hiếu chia sẻ: “Tác giả có tính sáng tạo góp phần xây dựng phương pháp ôn thi phong phú, cuốn sách này thích hợp để làm tài liệu tham khảo cho em và các bạn học sinh ôn thi tốt nghiệp. Em mong rằng trong tương lai cuốn sách sẽ được hoàn thiện tốt hơn nữa”.

Công trình của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà trong buổi triển lãm Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ X.

Cuốn sách đã được phát hành đến các trường học khoảng 40 tỉnh thành trên cả nước kể cả các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Cô giáo Ngọc Hà mong rằng, cuốn sách sẽ hỗ trợ được các bạn học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Góp phần làm cho môn học Lịch sử thú vị, giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị của lịch sử dân tộc. Từ đó, tiếp thêm tình yêu Tổ quốc, giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước.

Một đoạn trích từ cuốn sách Các chuyên đề Lịch sử Việt Nam [1858 – 2000] ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông qua hình thức thơ – trắc nghiệm – từ khóa:

"Ngày 1-9-1858

Liên quân Pháp-Tây Ban Nha

Nổ súng tại Sơn Trà

Mở đầu xâm lược nước ta.

Nhà Nguyễn có Kháng Pháp

Nhưng không tập hợp nhân dân

Đường lối lại sai lầm

Chỉ nặng về phòng thủ

Bỏ lỡ cơ hội vàng [1860]

Nên càng bị động hơn.

Bị dồn vào thế bí

Lại lo sợ hiểm nguy

Nên trượt dài hòa Pháp

Dần đi tới đầu hàng,

Từ hiệp ước Nhâm Tuất

Mất ba tỉnh miền Đông

Thêm cả thành Vĩnh Long

Nuôi ảo tưởng đòi đất

Bằng cách chống nhân dân

Từ đó cuộc kháng chiến

Chia thành hai trận tuyến

Nhân dân luôn tin tưởng

Cuộc kháng chiến thành công

Luôn ra sức chống giặc

Bằng tinh thần chủ động

Bằng ý chí nước Nam

Ngay từ đầu chống giặc

Bước đầu phá sản kế hoạch

Lấy Đà Nẵng đánh nhanh[[1858]

Từ đó phải chuyển thành

Chinh phục từng gói nhỏ [1859]

Gương sáng Nguyễn Trung Trực

Đánh chìm tàu Ét pê răng

Trên con sông Vàm Cỏ

Bị địch bắt sau đó

Trên chiến trường miền Taya

Ông khẳng khái nói rằng:

“Bao giờ diệt hết cỏ”…

“Thì mới hết… đánh Tây”

Từ Gò Công Trương Định

Lập căn cứ chống pháp

Với lá cờ Bình Tây

Dám chống cả triều đình

Là ra lệnh bãi binh.

Làm quan thời loạn đó

Giữ tư tưởng trung quân

Lại thành không yêu nước"

Đặng Lường

Cô giáo Lê Thị Ngọc Hà - người chắp cánh cho ĐT Hoá Việt Nam tại IChO 46

Trong vai trò tổ phó tổ Hóa học của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, cô Lê Thị Ngọc Hà là giáo viên dày dạn kinh nghiệm với nhiều năm dẫn dắt những lứa học sinh giỏi tham dự các kì thi Olympic Hóa học Quốc tế. Trong đó, năm học 2013-2014, học sinh Phạm Mai Phương và Phạm Ngân Giang dưới sự chỉ bảo tận tình của cô đã xuất sắc đoạt 2 tấm HCV tại kỳ thi Olympic Hoá học Quốc tế 2014.

Cô giáo Lê Thị Ngọc Hà chủ nhiệm các lớp Chuyên Hóa 1 nhiều năm của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Với cô Hà đây là niên khóa thứ 3, cô có học sinh tham dự kì thi Olympic Hóa Học Quốc tế. Trong số 6 học sinh của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có may mắn lọt vào top 4 của đội tuyển quốc gia tham dự IChO qua các năm, có tới 4 học sinh đã được mài dũa dưới sự chỉ bảo của cô.

Niềm hạnh phúc khi chứng kiến sự thành công của học trò có lẽ chính là động lực để ngày hôm nay, cô Ngọc Hà lại tiếp tục cố gắng không mệt mỏi, đem những học sinh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thực sự tài năng đến gần với tấm huy chương xứng đáng dành cho họ.

Ấn tượng với cô nhất trong những năm lãnh đội đó là học sinh Bùi Tuấn Linh - thí sinh đầu tiên mang màu cờ sắc áo của Hà Nội - Amsterdam tham dự kì thi Hóa học quốc tế. Vào khoảng thời gian đó [2008], có học sinh lọt vào top 4 đội tuyển tham dự ICho, đã là một thành công của người thầy nhưng Linh thật sự khiến cô Hà bất ngờ khi không chỉ dành được huy chương, bạn còn dành được huy chương cao quý nhất. Ngay sau đó, thành tích của Bùi Tuấn Linh đã trở thành niềm cảm hứng, là động lực mạnh mẽ cho những thế hệ học sinh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

‘ Cô Lê Thị Ngọc Hà [phải] chung vui cùng cô học trò đạt giải cao tại IChO 46, Phạm Mai Phương [Ảnh: Quang Phát]

Trong những năm tháng dìu dắt từng lứa học trò, điều khiến cô Hà cảm thấy may mắn và thành công đó là đã ở bên và động viên được nhiều học sinh giỏi có thêm tự tin, không bỏ cuộc. Ngân Giang là một trong số đó, cô gái này đã từng có ý muốn tạm gác sách vở lại và tập trung ôn luyện để chuẩn bị cho kì thi Đại học.

Cô Hà chia sẻ, vào thời điểm ấy, với tâm trạng hay lo lắng và suy nghĩ không được tuyển thẳng vào Đại học Y mà bạn hằng mơ ước, Ngân Giang đã lựa chọn dừng bước. Nhưng với sự động viên, khuyên nhủ bằng cả tấm lòng và sự lo lắng thực sự cho học trò mà cô Hà đã thuyết phục được Giang, để bạn học sinh này không phí hoài tài năng và lợi thế vốn có.

Cô Hà chia sẻ, vì niềm yêu mến nhưng đứa trẻ tài năng và hiếu học mà càng ngày cô càng có thêm tình yêu với nghề. Sự tâm huyết và lòng yêu nghề của cô Ngọc Hà thực sự đã trở thành ngọn lửa, thành nguồn cảm hứng truyền tới trái tim của hàng trăm học trò.

Rồi chúng ta sẽ lại lớn lên, dời xa mái trường Hà Nội - Amsterdam, nhưng kí ức về những người thầy đã hết lòng dìu dắt chúng ta sẽ mãi là điều thiêng liêng cao quý nhất. Tin rằng, những giá trị vật chất có thể đổi thay nhưng tình cảm thầy trò theo năm tháng sẽ càng bền chặt.

* Đoàn học sinh Việt Nam có 4 học sinh tham dự thì cả 4 học sinh đều giành huy chương, trong đó có 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. Trong đó, 2 HCV Olympic Hoá học đều thuộc về những học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Phạm Mai Phương và Phạm Ngân Giang.
* Trong số 271 thí sinh tham gia kỳ thi có 28 Huy chương Vàng [9,6%], 63 Huy chương Bạc [21,5%] và 92 Huy chương Đồng [31,6%]. Theo kết quả của ban tổ chức, không có thí sinh nào đạt từ 90-100 điểm. Ba thí sinh đạt điểm cao nhất thuộc về đoàn Việt Nam, Singapore và Ukraine.

Từ khóa:

người thầy, Olympic, cô giáo, học sinh, THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Ngọc Hà, hóa học, khuyên nhủ

Video liên quan

Chủ Đề