Đồng bạc trắng hoa xòe nghĩa là gì

Không chỉ là tiền tệ

Ký ức của ông Sồng A Mang ở Làng Chêu, Bắc Yên, Sơn La vẫn còn đọng một nỗi buồn không thể xoá nhòa theo năm tháng. Ông kể: “Ngày ấy, nếu nhà có thêm 10 đồng bạc trắng thì tôi đã lấy được người con gái mình yêu ở bên Ngọc Chiến [Mường La, Sơn La]. Nhưng bố mẹ nghèo, còn tôi thì chưa làm gì ra được bạc trắng. Vậy là phải chấp nhận số phận. May mà ngày ấy, có cô gái nghèo cùng bản lại yêu thương, bày cách cho tôi đi bắt cô ấy về làm vợ. Bây giờ hai vợ chồng đã có hơn 10 đứa cháu rồi...”.

Nơi vùng cao này, không chỉ ông Mang có nỗi đau khổ do thiếu bạc hoa xoè mà cả trăm, cả ngàn người khác cũng đau khổ vì nó. Có người mất nhà cửa, ruộng nương, trâu, ngựa; có người mất cả vợ, con hoặc chính bản thân vì vay nợ bạc trắng. Nhiều khi cái nợ ấy lại do từ đời cha, đời ông để lại.

Ông Đinh Xuân Tôn  [hơn 80 tuổi], người cán bộ cách mạng nằm vùng một thời ở huyện vùng cao Bắc Yên kể: “Tôi ăn cùng dân, ở cùng dân, vào đồn địch cứu dân, huấn luyện dân quân du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, gắn bó với dân mới biết dân mình ngày ấy nghèo đến mức nào. Khi ấy, đồng bạc trắng vẫn đang được lưu hành với tính chất tiền tệ mà cả ngàn hộ dân mấy ai có được bạc trắng đâu. Mỗi khi nhà có ma chay, cưới xin, cúng lễ... là phải đi vay bạc trắng của nhà giàu, thế là thành người ở, con nợ truyền kiếp của người giàu có”.

Cũng bởi nghèo nên cả đời chưa được một lần nắm trong tay đồng bạc hoa xoè [loại bạc 1 đồng do Pháp sản xuất] và một phần tâm tưởng cho rằng “trong bạc có thần” nên bà con các dân tộc vùng cao trân trọng đồng bạc trắng hơn cả giá trị tiền tệ.

Bà Lò Thị Phanh ở xã Chiềng Nơi [Mai Sơn, Sơn La] tâm sự: “Thực ra, người dân tộc vùng cao trước đây làm gì đã có văn hoá mua - bán mà dùng bạc với tính chất tiền tệ. Mọi hàng hoá ngày ấy hầu hết chỉ mang tính chất trao đổi, còn bạc trắng được coi là của quý để biếu, tặng, làm sính lễ, chia của hồi môn, chia phần cho người chết, chế tác ra những đồ dùng quý như trâm cài đầu, cúc bướm...”. Đồng bạc hoa xoè kỵ gió độc còn được dùng làm vật phòng thân. Vì thế, ai cũng muốn có được trong tay những đồng bạc trắng. Người giàu có thì dùng làm trang sức, khoe ra ngoài để tạo thế lực cho mình. Người nghèo thì kiếm lấy một vài đồng, cất kỹ để phòng khi cần dùng đến. Còn những gia đình quá nghèo thì cả đời chỉ được nhìn thấy, nghe thấy chứ đâu được làm chủ đồng bạc hoa xoè lấy một ngày!

Thiếu nữ Thái duyên dáng cùng những trang sức từ bạc trắng

Sau khi Nhà nước Việt Nam phát hành tiền tệ mới thay thế đồng tiền của Pháp thì bạc hoa xoè vẫn được lưu thông mạnh giữa vùng cao Tây Bắc và Lào, Thái Lan, Trung Quốc với tính chất là hàng hoá đặc biệt. Ông Nguyễn Văn Tú, lái xe tải thuộc Đoàn 3 - đơn vị chuyên quá cảnh sang Lào kể: “Thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, muốn mua được dép tông, áo thun, đèn pin... của Lào với giá rẻ thì chỉ có cách mang bạc trắng từ Việt Nam sang đổi hàng với người Lào. Nếu mua thẳng bằng tiền Việt hoặc tiền kíp thì đắt gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với đổi bạc trắng”. Khi ấy, mua bạc trắng ở Việt Nam rất dễ, nhất là tại vùng Sơn La, Điện Biên. Cứ vào nhà nào ven phố hỏi bạc thì hầu như ai cũng có. Hầu hết những đứa trẻ người dân tộc ngày ấy đều đeo bạc trắng trên cổ, còn các cô gái thì đeo bạc đầy người: Đính trên khăn piêu, vòng tay, vòng cổ, cúc bướm, dây lưng...

Sau một hồi lục tìm dưới đáy chiếc hòm gỗ, chị Lò Thị Len ở xã Phiêng Pằn, Mai Sơn cũng tìm ra được 3 đồng bạc trắng loại 1 hào đã xỉn màu, có niên hạn từ 1905 và 1907. Chị bảo: “Khi mình đi lấy chồng, nhà nghèo lắm nên bố mẹ chỉ cho được 3 đồng này thôi. Nhiều lần mình định đem đi làm cái trâm hay vòng tay nhưng nghĩ lại, phải để làm hồi môn cho con gái hoặc lo việc lớn sau này...”.

Theo bố chồng chị Len, với phong tục người Thái, Sinh Mun, Khơ Mú... người chết sẽ được chia một số của theo mộ, trong đó có bạc trắng. Ngoài ra, còn cần 2 đồng bạc trắng để kê bờ vai người chết khi đặt trong áo quan. Có như vậy thì cái hồn mới vui vẻ ra đi, không làm hại người sống. Ngày nay, dù đã dùng cả tiền giấy thật và vàng mã nhưng nếu thiếu 2 đồng bạc kê vai thì người thân vẫn cảm thấy như chưa hoàn thành nhiệm vụ với người đã khuất.

Tìm đâu ra bạc hoa xoè chính hiệu?

Chính bởi đồng bạc hoa xoè đã đi vào đời sống văn hoá của bà con các dân tộc vùng cao nên nhu cầu bạc trắng hiện nay ở vùng Tây Bắc vẫn ngày một tăng mạnh. Bên cửa hàng vàng bạc Trường Ký, thành phố Sơn La, chị Lù Thị Thanh đang loay hoay với 2 đồng bạc trắng mà chủ tiệm vừa cho xem: “Mình đi tìm mua bạc trắng về để cho con trai lấy vợ. Ngày xưa, bố mẹ mình nghèo, không lo nổi đồng bạc cho con. Giờ no đủ rồi, phải cố lo cho đủ lễ theo phong tục của ông bà mình chứ. Nhưng nhiều người cứ bảo bây giờ toàn bạc giả, chả biết chọn thế nào”.

Trở lại với ông Tú - lái xe kiêm buôn bạc nổi tiếng ở đất Sơn La mấy chục năm trước - để nhờ ông kiếm cho mấy đồng bạc hoa xoè chính hiệu, ông trợn mắt nhìn tôi, bảo: “Chú kiếm bạc nếu chỉ để dùng trị cảm gió thì cũng được nhưng phải cho tôi thời gian mới kiếm được bạc xịn. Còn nếu đi buôn bạc thì đừng. 20 năm trước, ai dám bảo thằng buôn bạc như tôi nay lại vất vả thế này. Những tay cùng buôn bạc ngày ấy, nếu không chuyển nghề sớm thì đến nay cũng vất vả như tôi thôi. Nghề buôn bạc trắng cũng bạc lắm”.

Từ đồng bạc trắng, nhiều đồ trang sức cho bà con được chế tác

Cũng theo ông Tú, trên “vựa bạc” Tây Bắc bây giờ, kiếm đồng bạc trắng xịn - loại do người Pháp đúc từ những năm 1930 trở về trước - còn khó hơn cả mua kim cương hay vàng khối, bạch kim. Thậm chí, có những đồng bạc còn đắt hơn vàng nhiều lần do tính chất “hàng độc” đối với dân chơi bạc hoa xoè. Tìm được đồng bạc thời xưa rất khó, hầu hết là bạc dân ta mới đúc để đáp ứng nhu cầu sử dụng theo tập tục của các dân tộc vùng cao. “Sành bạc như tôi mà chủ quan thì cũng dễ mắc phải bạc giả” - ông Tú khẳng định.

Nói rồi, ông lục tủ lấy ra một đồng bạc hoa xoè niên hạn 1905 có màu vàng óng pha chút đen xỉn như màu chì, một bên mép còn mảnh giấy vuông ghi giá 400.000 đồng: “Năm ngoái, tôi mua được ở hiệu vàng Ký Đúc [thành phố Sơn La] đấy. Màu vàng và đen này là do hôm trước đánh cảm gió cho bà ấy chưa kịp lau đi. Chỉ quệt vào quần là sạch thôi mà, đừng đánh cát, đánh gio mà nó nhanh mòn. Đã là bạc xịn, không biết thử bằng cách thổi hơi hay nghe âm thanh thì cứ mang ra đánh cảm là rõ nhất. Bạc nhiễm màu đỏ là cảm nắng, màu đen là cảm gió, đánh xong nhẹ người ngay. Cho chú xem để biết chứ không bán được. Khi nào thấy bạc xịn, tôi sẽ mua cho chú sau”./.

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 5
  • Tiếng việt lớp 5
  • Tiếng Anh lớp 5

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bài 4: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng, cho biết những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.

a. [1] Cái nhẫn bằng bạc.

[2] Đồng bạc trắng hoa xòe.

[3] Cờ bạc là bác thằng bần.

[4] Tóc ông Ba đã bạc.

[5] Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

[6] Cái quạt máy này phải thay bạc.

b. [1] Cây đàn ghi ta.

[2] Vừa đàn vừa hát.

[3] Lập đàn để tế lễ.

[4] Bước lên diễn đàn.

[5] Đàn chim tránh rét trở về.

[6] Đàn thóc ra phơi.

Các câu hỏi tương tự

Thứ bảy, 04/05/2019 - 13:05 PM

Cách đây hơn 100 năm khi thực dân Pháp đô hộ Dông Dương, những đồng bạc trắng hoa xòe được sản xuất và lưu hành rộng rãi. Giờ đây những đồng bạc cổ ấy được săn tìm ráo riết và ngày càng hiếm dần, trong khi những đồng bạc giả được bày bán ở nhiều nơi.

Chợ phiên Mường Khương mở vào sáng chủ nhật hàng tuần, đây là một trong những chợ phiên còn giữ được nhiều nét bản sắc nguyên vẹn nhất của vùng cao Lào Cai. Ngay từ sáng sớm, đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Nùng, Thu Lao,… từ các thôn bản xa đã mang đủ thứ sản vật xuống chợ phiên bán. Đặc biệt, khu vực bán thổ cẩm và đồ lưu niệm rực rỡ sắc màu, những thiếu nữ vùng cao chen vai đến đây thử mua váy áo, xúng xính nụ cười.

Người dân xem những đồng xu bày bán tại chợ Mường Khương

Là người thích sưu tầm những đồng bạc cổ, anh bạn tôi sà ngay vào một quầy hàng lưu niệm nhỏ, nơi bày bán rất nhiều những đồng xu to nhỏ. Tuy không hiểu nhiều về tiền xu, nhưng tôi cũng bị hấp dẫn bởi những biểu tượng được chạm khắc nổi trên những đồng bạc. Nhiều nhất là những đồng xu Piastre de Commerce có biểu tượng nước Pháp là Nữ thần Tự do Marianne mà dân gian quen gọi là “bạc bà đầm”, “bạc trắng hoa xòe”, một số đồng xu khác rất đặc biệt như đồng Peso México có hình chim ó biển đang cắp con rắn [dân gian gọi là đồng bạc con cò, đồng bạc con ó], ngoài ra có đồng xu khác có hình rồng, đầu hươu, hình mặt người với những chữ Hán cổ… Nhiều đồng bạc hoa xòe đã xỉn màu, xem số hiệu in trên đó vào đầu những năm 1800 như năm 1803, 1806,1809,…

- Bao nhiêu tiền một đồng bạc này? Tôi hỏi một đồng bạc trắng hoa xòe in năm 1806 mệnh giá 1 đồng, với ý định mua về làm kỷ niệm, khi cần thì để đánh cảm cho trẻ nhỏ.

- Đồng đấy 600 nghìn anh ạ.

Thấy tôi rút ví định mua đồng xu, anh bạn bấm tay ra hiệu bảo đừng mua. “Có 600 nghìn một đồng bạc cổ cách đây những hơn 200 năm. Quá rẻ sao anh bạn lại ngăn tôi lại?”. Tôi băn khoăn nghĩ. Lúc ra khỏi quầy hàng, anh bạn bảo làm gì có đồng bạc cổ thực sự nào mà giá rẻ như thế, đó đều là những đồng bạc giả làm bằng hợp kim đồng, kẽm mạ bạc, còn bạc hoa xòe thực sự gắn với sự đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương, được Ngân hàng Đông Dương phát hành từ năm 1885 lưu thông ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đến năm 1954. Ai hiếu kỳ, không hiểu biết về tiền cổ mà vội mua thì dễ “ăn quả lừa”.

Những đồng bạc giả được làm rất tinh vi

Không chỉ ở chợ phiên Sín Chéng, dành thời gian đến thăm những chợ phiên nổi tiếng khác trên vùng cao Lào Cai như chợ Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Hum… Chúng tôi cũng gặp rất nhiều quầy hàng lưu niệm bán những đồng xu như thế.

Ký ức đồng bạc trắng hoa xòe

Chuyện về những đồng bạc giả bày bán ở chợ phiên khiến tôi không khỏi tò mò. Vậy những đồng bạc trắng hoa xòe thực sự có giá trị như thế nào? Tại sao người ta lại săn lùng, tìm mua nhiều như thế? Vì sao đồng bào vùng cao lại quý đồng bạc trắng hoa xòe như vậy? Câu trả lời không tìm được ở những chủ quầy hàng bạc bán ở chợ phiên mà tôi phải tìm đến những già làng, trưởng bản ở vùng cao. Trong các dân tộc, từ xưa người Dao và người Mông là sở hữu nhiều trang sức bạc hơn cả.

Ngồi bên bếp lửa trong ngôi nhà gỗ đơn sơ, ông Chảo Kin Sài, 70 tuổi, người Dao đỏ ở xã Tòng Sành, huyện Bát Xát nhớ lại: Trước đây, người Dao thường trao đổi, mua bán với nhau bằng bạc trắng. Nhà nào càng có nhiều bạc trắng thì càng giàu có và được tôn trọng. Bạc trắng được dùng trong các lễ cúng quan trọng, trở thành sính lễ không thể thiếu mà nhà gái thách cưới nhà trai. Năm tôi 15 tuổi đã được bố mẹ đi hỏi vợ cho.

Ngày đó gia đình tôi phải đưa cho nhà gái 99 đồng bạc trắng hoa xòe thì mới được đón dâu về. Số bạc trắng đó ngày ấy có thể mua được 3 con trâu to. Con trai người Dao mà nhà nghèo, không có bạc trắng thì khó lấy được vợ. Bây giờ xã hội thay đổi, người Dao không thách cưới nhiều bạc trắng nữa vì bị coi là hủ tục, nhưng đám cưới vẫn cần một hai đồng bạc để làm lý”.

Câu chuyện của ông Sài khiến tôi nhớ đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, phản ánh cuộc sống đồng bào các dân tộc Tây Bắc trước 1945. Trong truyện, nhân vật A Phủ để hổ bắt mất trâu của thống lý Pá Tra, nhà quá nghèo nên buộc phải vay bạc trắng của thống lý để trả và phải làm người ở cho thống lý đến khi nào có đủ bạc trắng để trả mới được tự do. Những đồng bạc trắng gắn liền với cuộc đời đau khổ của bao nhiêu số phận đồng bào vùng cao Tây Bắc trong xã hội phong kiến nửa thực dân. Ở vùng cao Lào Cai cách đây hơn 100 năm có lẽ cũng không nằm ngoài thực tế đó.

Đồng bạc hoa xòe được người Dao dùng để chế tác đồ trang sức

Đến vùng cao Bắc Hà, tôi gặp ông Long Văn Trai, dân tộc Nùng, thôn Cốc Mòi, xã Na Hối, người cả đời gắn bó với nghề chạm khắc bạc. Ông Trai chia sẻ: “Những đồng bạc hoa xòe cổ trên 100 năm tuổi được coi là tích tụ linh khí đất trời, đem lại nhiều may mắn, nên càng ngày càng bị săn lùng ráo riết và hiếm dần. Giá mỗi đồng bạc cổ hiện nay dao động từ 1 - 2 triệu đồng”.

Bí quyết phân biệt đồng bạc trắng hoa xòe

Vậy câu hỏi đặt ra là trong khi những đồng bạc cổ giả được bày bán tràn lan ở chợ phiên như hiện nay, làm thế nào để phân biệt được những đồng bạc cổ thực sự? Ông Long Văn Trai chia sẻ: Kỹ thuật đúc bạc giả rất tinh vi, bằng mắt thường nếu không quan sát kỹ và không có kinh nghiệm thì khó có thể phân biệt được thật- giả.

Theo kinh nghiệm của tôi thì những đồng bạc hoa xòe thật có hoa văn sắc nét, đường răng cưa ở viền đều nhau, còn bạc giả thì đường nét thô hơn, tuy hình dáng giống đồng xu thật nhưng trọng lượng nặng hoặc nhẹ hơn bạc thật. Cách phân biệt chính xác nhất là dùng lửa nung đỏ đồng bạc, khi để nguội bạc thật sẽ trắng ra, còn bạc giả sẽ xỉn màu, lộ ra kim loại khác.

Hiệnông Chảo Kin Sài ở xã Tòng Sành, huyện Bát Xát còn giữ được những đồng bạc hoa xòe cổ do tổ tiên để lại. Tôi phải đợi một lúc lâu để ông Sài nói bằng tiếng Dao thuyết phục thì vợ ông mới đồng ý lấy ra cho xem “báu vật” của gia đình. Theo ông Sài, những đồng bạc cổ thật khi đặt trên đầu ngón tay khẽ gõ vào nhau sẽ phát ra tiếng kêu trong và ngân khá lâu, còn bạc giả tiếng kêu trầm đục. Đồng bạc hoa xòe bao giờ cũng in trọng lượng thật là 27,215g hoặc 27g.

Những đồng bạc hoa xòe cổ càng ngày càng hiếm do bị săn lùng ráo riết.

Anh Giàng A Dế, dân tộc Mông, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai cũng là người may mắn sở hữu một đồng bạc hoa xòe cổ bật mí: “Một lần đi đến thôn xa nhất xã Quan Thần Sán tôi may mắn mua được đồng bạc hoa xòe cỏ của một già làng làm nghề thầy cúng. Bạc thật thường mềm và dẻo, người có kinh nghiệm cho lên miệng cắn sẽ biết được”. Tôi quan sát đồng bạc cổ của Dế in năm 1809, có lẽ đồng xu này đã qua tay quá nhiều người nên biểu tượng nữ thần Marianne đã bị mòn nhẵn không còn rõ đường nét nhưng nước bạc thì sáng bóng.

Trên hành trình đi tìm những đồng bạc trắng hoa xòe trên vùng cao Lào Cai chúng tôi còn được nghe nhiều câu chuyện ly kỳ, thú vị về những người đào được hũ bạc cổ hàng trăm đồng bạc; chuyện về đồng bạc hoa xòe sản xuất năm 1890 là năm Bác Hồ sinh ra là “hàng độc” mà dân sưu tầm tiền cổ sẵn sàng trả giá hàng chục triệu đồng để sở hữu; chuyện kẻ xấu dùng thủ đoạn lấy đồng bạc giả tráo đổi lấy bạc thật của người dân vùng cao… Những đồng bạc trắng hoa xòe hiếm hoi cuối cùng còn lại vẫn được nhiều gia đình ở vùng cao Lào Cai cất giữ như “ báu vật” để truyền lại cho con cháu sau này.

Video liên quan

Chủ Đề