Có mấy cách cầm máu tạm thời

Hướng dẫn cách cầm máu tạm thời khi bị tai nạn

Thứ Năm ngày 23/11/2017

  • Hướng dẫn băng bó vết thương đúng cách
  • Những kiến thức về sơ cứu cầm máu mà bạn cần biết
  • Bố mẹ nên làm gì để sơ cứu khi bé bị rắn cắn

Vết thương dù lớn hay dù nhỏ thì phương pháp cầm máu tạm thời là vô cùng cần thiết để hạn chế mắt máu và cứu sống tính mạng người bị thương. Khi bất cứ

Khi bất cứ một vết thương nào xảy ra đều dẫn đến hiện tượng chảy máu, mức độ máu chảy nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương như mao mạch, động mạch hoặc tĩnh mạch. Khi đó, cầm máu tạm thời là biện pháp sơ cứu ban đầu vô cùng quan trọng để hạn chế mất máu và cứu sống tính mạng người bị thương trước khi chuyển đến bệnh viện.

Khi bất cứ một vết thương nào xảy ra đều dẫn đến hiện tượng chảy máu, mức độ máu chảy nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương như mao mạch, động mạch hoặc tĩnh mạch. Khi đó, cầm máu tạm thời là biện pháp sơ cứu ban đầu vô cùng quan trọng để hạn chế mất máu và cứu sống tính mạng người bị thương trước khi chuyển đến bệnh viện.

Cầm máu tạm thời là biện pháp sơ cứu ban đầu vô cùng quan trọng để hạn chế mất máu

Trường hợp tử vong thương tâm 23/09/2016 đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng thiếu hụt kiến thức cần thiết về sơ cứu vết thương mạch máu tạm thời của người dân. Các vết thương mạch máu khi trải qua những thao tác sơ cứu đúng cách ban đầu sẽ giúp ngừng chảy máu, hạn chế mất máu tại khu vực bị thương, đồng thời hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị của các bác sĩ tại bệnh viện. Trong nhiều trường hợp, sơ cứu cầm máu tạm thời là chìa khóa để có thể cứu sống tính mạng của nạn nhân.

Tầm quan trọng của sơ cứu cầm máu tạm thời

Những vết thương mạch máu, đặc biệt là động mạch lớn, máu chảy mạnh thành tia thường khiến nạn nhân bất tỉnh, choáng, tụt huyết áp nhanh chóng do sự mất máu đột ngột. Ngoài ra, tâm trạng lo lắng, sợ sệt khi nhìn thấy máu cũng dẫn đến tình trạng ngất xỉu. Thêm vào đó, tại hiện trường, đa phần người dân mang theo tâm lý sợ, chẳng hạn mất bình tĩnh trong quá trình sơ cứu người bị gãy xương khiến cho việc sơ cứu cầm máu tạm thời diễn ra không đúng cách hoặc bị trì trệ. Và nếu như không có những thao tác sơ cứu kịp thời, thể tích máu chảy ra lớn hơn 50% thể tích máu trong cơ thể, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái sốc mất máu không hồi phục và dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Những điều cần biết khi cầm máu vết thương

Có thể thực hiện các thao tác sơ cứu nhanh chóng cho nạn nhân bằng những dụng cụ, vật liệu ngay tại hiện trường. Đây được coi là một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng mà mỗi người ai cũng cần phải có để xử trí trong trường hợp cấp bách. Tuy nhiên, mọi người cũng cần cẩn trọng với các thao tác sơ cứu nhằm tránh những hệ quả ngược lại khiến vết thương nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí là tử vong.

Có thể thực hiện các thao tác sơ cứu nhanh chóng cho nạn nhân bằng những dụng cụ, vật liệu ngay tại hiện trường

– Đầu tiên, ngay lập tức thực hiện thao tác dùng tay đối diện ép chặt vào vết thương để giúp vết thương ngừng chảy máu

– Thay vì khẩn trương bế sốc nạn nhân, mọi người nên sử dụng một số dụng cụ ngay tại hiện trường, chẳng hạn như vải, khăn mặt, khăn giấy, quần áo…hoặc bất kỳ vật dụng gì có thể ép sát vào vết thương nhằm cầm máu cho nạn nhân. Đây là một trong những kỹ thuật cơ bản trong quá trình sơ cứu tạm thời.

– Trong trường hợp, vết thương mạch máu ở cổ nếu không cẩn thận có thể dẫn đến bắt chẹt đường thở của nạn nhân. Do đó, người tiến hành sơ cứu có thể đặt một vật gì đó, chẳng hạn như thanh gỗ nhỏ vào phía đối trọng, sau đó mới thực hiện kỹ thuật băng ép

– Sau khi những thao tác sơ cứu cơ bản đã thực hiện xong, người sơ cứu cần chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để tiến hành cấp cứu kịp thời.

Bảo Bảo

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cầm máu
  • sơ cứu
  • vết thương chảy máu

Các thao tác cầm máu cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.
  • Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể. Mao mạch phụ thuộc vào 2 mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch.
  • Nếu bạn thấy vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự động đông lại trong vài phút thì có nghĩa là vết thương chỉ gây tổn thương ở mao mạch.
  • Nếu máu có màu sẫm, chảy từ từ, hình thành máu đông thì đó là chảy máu tĩnh mạch.
  • Tuy nhiên, nếu thấy chảy máu ồ ạt thì có nghĩa là đang chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, cần phải cấp cứu ngay kẻo nguy hiểm.
  • Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Khi thấy máu phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hay chậm thì chính là chảy máu tĩnh mạch.
  • Cần tiến hành cầm máu vết thương nhanh nhất và khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Đối với các vết thương mao mạch, máu chảy từ từ và sẽ tự động đông máu trong vài phút thì bạn chỉ cần tiến hành những biện pháp cầm máu đơn giản như dùng bông, gạc chặn lại.

Tuy nhiên, với những vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải cầm máu bằng dụng cụ y tế chuyên dụng giúp máu ngừng chảy. Các thao tác này cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.

– Gấp chi tối đa: Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. Chỉ áp dụng ở những vết thương không có gãy xương kèm theo.

– Ấn động mạch: Dùng ngón tay, có thể bằng một ngón cái, 2 ngón cái, 4 ngón tay khác hoặc cả nắm tay ấn vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy ngay tức khắc. Cách này phải tiến hành rất khẩn trương, không nên cởi quần áo của nạn nhân.

– Dùng băng ép: Băng các vòng băng xiết tương đối chặt, đè ép mạch vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều điện thuận lợi cho việc hình thành các cục để cầm máu. Thích hợp với các vết thương không có tổn thương không có thương tổn mạch máu lớn. Cách làm băng ép:

  • Đặt một lớp gạc – bông hút phủ kín vết thương.
  • Đặt lớp bông mỡ dày trên lớp bông gạc.
  • Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng xiết tương đối chặt. Phương pháp này áp dụng cho mọi loại vết thương.

– Băng chèn: Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròng hoặc số 8. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn. Hai yêu cầu cơ bản:

  • Đặt con chèn đúng đường đi của động mạch.
  • Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt.

– Băng đút nút: Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương, thích hợp với các vết thương động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vùng cổ, chậu. Cách làm: Dùng kẹp ấn gạc đến đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Sau đó băng ép như trên.

– Băng kẹp để tại chỗ: Dùng kẹp cầm máu kẹp cả cụm các mạch máu và tổ chức xung quanh để kẹp tại chỗ, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông để cầm máu sau đó chuyển người bị thương về cơ sở y tế.

– Garo: Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.

  • Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông máu từ trên xuống và ngược lại. Tuy nhiên, nếu garo không đúng hoặc để lâu quá 60 – 90 phút sẽ làm hoại tử đoạn chi ở phía dưới garo.
  • Vì vậy khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4 – 5 phút nới 1 lần.
  • Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ.
  • Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.

Trên đây là những cách cầm máu cơ bản. Đối với những vết thương lớn, máu chảy nhiều thì sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để được theo dõi và truyền máu nếu cần thiết.

Với vết thương nhỏ chảy máu ở mao mạch chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và cầm máu cơ bản bằng bông gạc bình thường là đủ.

Nguồn: [theo Trí Thức Trẻ]

Video liên quan

Chủ Đề