Có nên cho bé ăn cá nục

Cá là nguồn thực phẩm bổ sung DHA dồi dào cho trẻ nhưng khi cho con ăn dặm mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây …

Thành phần dinh dưỡng của cá là điều không thể phủ nhận bởi chúng là một trong nguồn axit béo và omega 3 giúp phát triển trí não và thị lực của bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn khi dùng cá cho con ăn dặm bởi vị cá tanh, một số loại bị nhiễm thủy ngân cao nếu chế biến không tốt sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh và trí não của bé. Chính bởi vậy, mẹ cần biết thời điểm nào phù hợp và nên cho bé ăn loại cá nào để tốt cho con.

Nấu cháo cá hồi cho bé yêu ăn dặm

Mẹ nên cho con ăn dặm cá khi nào?

Thông thường từ 6 tháng tuổi trở đi là mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm được rồi. Lúc này mẹ nên cho bé làm quen với các thực phẩm dễ tiêu hóa trước để con quen dần với mùi vị của đồ ăn. Sau đó từ tháng thứ 7-8 trở đi mẹ bắt đầu bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Tuy nhiên, do cá là thực phẩm khá kén chọn nên không phải bé nào cũng thích ăn cá ngay từ đầu. Thậm chí, một số bé còn có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn như tiêu chảy, nổi mẩm … Mẹ cần theo dõi trẻ trong bữa ăn đầu tiên, nếu con có dấu hiệu bị dị ứng thì nên ngưng lại. Chờ đến khi trẻ được 1 tuổi thì mẹ hãy cho bé sử dụng tiếp.

Nên cho trẻ ăn cá biển hay cá đồng?

Trong các loại cá biển thường chứa nhiều Omega 3 rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thích giác của bé sau khi sinh, đặc biệt giúp tăng chỉ số IQ của trẻ. Tuy nhiên, trong các biển lại có thể chứa thủy ngân, bởi vậy mẹ nên cân nhắc chọn loại cá biển có hàm lượng thủy ngân thấp để cho nấu ăn dặm cho bé.

  • Cá hồi: Đây là loại cá có chứa nhiều axit béo không bão hoa nên tốt cho trẻ. Cá hồi cũng nổi tiếng giàu vitamin A, D,E, B, canxi, sắt, kẽm. Khi nấu cá hồi mẹ có thể phối hợp với rau củ để đem tới cho con một bữa ăn đầy màu sắc hấp dẫn.
  • Cá basa: Mỡ của cá basa thường có chứa nhiều omega 3 và các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não của bé.

Cá đồng không chứa nhiều axit béo như cá biển nhưng chúng lại chứa nhiều chất đạm dễ hấp thụ và ít gây ra dị ứng cho bé như cá biển . Theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ nên lựa chọn cá đồng cho bé tập ăn trước khi chọn cá biển. Hãy lựa chọn các loại cá nạc, ít xương và cho bé ăn 3 bữa/ tuần.

Cá thu được khuyến cáo chứa hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ cần cân nhắc khi cho con ăn dặm cá thu

  • Cá quả : Đây là loại cá đồng chứa nhiều thịt, ít xương cung cấp hàm lượng canxi, photpho và sắt dồi dào. Chính bởi vậy, cá quả được xem là lựa chọn đầu tiên cho các mẹ cho con ăn dặm.
  • Cá kèo: Mẹ có thể hấp hoặc luộc cá kèo rồi gỡ trộn cùng với cháo cho bé ăn. Loại cá này chứa hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Cá trê: Được xem là loại cá sông rất hiệu quả trong việc cải thiện nguy cơ biếng ăn cho bé. Mẹ cần chú ý khi gỡ xương dăm của cá trê, thịt cá khá chắc nên chắc chắn bé sẽ nhanh chóng yêu thích.

Các loại cá không tốt cho bé: Một số loại cá được xem là chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé được liệt kê như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá nước biển sâu …

Khi chế biến cá cho bé ăn dặm mẹ có thể luộc, chiên hoặc nướng cá đều được. Sau đó mẹ dùng tay gỡ hết thịt cá cẩn thận, không được để xót xương nhằm tránh gây nguy hiểm cho bé. Thông thường cá chiên hoặc nướng sẽ tạo được hương vị thơm ngon cho món ăn dặm của bé. Ngoài ra, những món ăn chế biến nên kết hợp với các loại rau củ như súp lơ, cà chua, cà rốt, khoai tây … để tạo màu sắc hấp dẫn bé hơn.

Từ khóa được tìm kiếm:
  • các loại cá biển tốt cho bé
  • các loại cá cho bé ăn dặm
  • nấu cháo các loại cá cho bé
  • ăn dặm cho bầu
  • cháo cá kèo cho bé
  • các loại cá cho trẻ ăn dặm
  • nhung loai ca tot cho tre
  • cá sông nâu vơi gi cho be ăn d
  • cháo cá kèo cho bé an dam
  • các loại cá tốt cho bé ăn dặm

Nhiều bậc bố mẹ vẫn băn khoăn “Tôi có nên cho con mình ăn cá?” Câu trả lời là có, nhưng bạn phải vô cùng cẩn thận khi lựa chọn.

Nghiên cứu cho thấy rằng cá cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con bạn. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng hai chất quan trọng nhất là hai loại axit béo omega-3 DHA và EPA khó có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Cá cũng chứa ít chất béo bão hòa và giàu chất đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.

Mặt khác, có lẽ bạn đã từng được nghe rằng cá cũng chứa cả độc tố như thủy ngân, có thể gây tổn hại cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng trẻ em nên ăn cá. Theo đó, sách hướng dẫn chế độ ăn 2015 khuyên rằng trẻ em 2-8 tuổi nên ăn 90-180 g cá mỗi tuần, và trẻ em từ 9 tuổi trở lên nên ăn 250-300 g cá mỗi tuần. Nhưng thật không dễ để tìm ra loại cá nào là tốt nhất.

Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn hạn chế cho trẻ ăn phải cá chứa thủy ngân trong khi vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tại sao trong cá lại có thuỷ ngân?

Thủy ngân ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở.

Chất này có trong tự nhiên do núi lửa và cháy rừng. Ngoài ra, nó được thải ra không khí qua chất thải của các ngành sản xuất công nghiệp, nhà máy điện, nhà máy xi măng và một số loại hóa chất nhất định.

Thực tế, thủy ngân đã được sử dụng từ nhiều thập kỉ trước trong nhiệt kế, đèn huỳnh quang, và các sản phẩm khác. Khi các vật dụng này thành đồ phế thải, thủy ngân có thể phát tán ra ngoài không khí.

Khi hấp thu vào nước, vi khuẩn chuyển hóa thành thủy ngân thành độc tố. Cá hấp thụ chất này từ nước và các sinh vật mà chúng ăn. Hợp chất thủy ngân độc này liên kết chặt chẽ với các protein trong thịt cá và vẫn tồn tại ngay cả sau khi cá được nấu chín.

Điều gì có thể xảy ra nếu con tôi ăn cá chứa thuỷ ngân?

Cơ thể dễ dàng hấp thụ thủy ngân từ cá. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc thậm chí với liều thấp thủy ngân có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Trẻ nhỏ [bao gồm cả những thai nhi trong bụng mẹ] là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi hàm lượng cao hợp chất thủy ngân độc vì bộ não và hệ thống thần kinh của bé vẫn đang phát triển.

Vậy tại sao trẻ em vẫn lại phải ăn cá?

Cá là một sự lựa chọn dinh dưỡng vô cùng tốt – đặc biệt là khi còn nhỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ nhận được đủ omega-3 trong giai đoạn đầu đời [thông qua sữa mẹ hoặc các chất bổ sung] có phát triển nhận thức và có thị lực tốt hơn.

Trẻ ăn loại cá nào là tốt nhất?

Cá hồi, cá hồi chấm, cá cơm, cá trích, cá mòi, và cá trích Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu.

Những loại cá nào bạn nên tránh?

Cục thực phẩm và Dược Hoa Kỳ [FDA] khuyên các phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không nên ăn bốn loài có chứa hàm lượng thủy ngân cao bao gồm: cá kiếm, cá mập, cá thu và cá kình từ Vịnh Mexico.

Các bậc phụ huynh cũng nên tránh cho trẻ ăn tất cả những loại cá ngừ tươi hoặc đông lạnh, cá vược, cá bạc má, cá chẽm Chile, cá hường vàng, cá thu ảo, v.v.

Ông cũng khuyến cáo không nên ăn cá vược sọc và cá bạc má vì chúng chứa nhiều thuỷ ngân và polychlorinated biphenyls [PCBs] – một hóa chất từng được dùng phổ biển trong các thiết bị điện nhưng hiện tại đã bị cấm sử dụng.

Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con bạn. Tuy nhiên trước các nguy cơ từ độc thủy ngân, bạn nên sáng suốt lựa chọn loại cá và khẩu phần phù hợp để giúp bé có một bữa ăn đủ dinh dưỡng nhưng vẫn hạn chế tối đa hàm lượng chất độc hại nhé.

Các bài viết liên quan:

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề