Cơ quan nào quản lý thực phẩm biến đổi gen năm 2024

Đây là một trong những điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thành phần từ sinh vật BĐG, đang được Bộ Y tế xây dựng tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Thực phẩm biến đổi gen [GMF-genetically modified food] là thực phẩm mà bản thân chúng hoặc chế biến từ các cơ thể sinh vật mang các gen tái tổ hợp được chuyển vào một cách nhân tạo nhằm phục vụ các lợi ích kinh tế.

Theo Nghị định 69/2010/NĐ-CP, sinh vật BĐG được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng ATTP BĐG thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật BĐG đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm kết luận sinh vật BĐG đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người.

2. Sinh vật BĐG được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

Phân tích cho thấy, thực phẩm BĐG có thể góp phần tăng chất lượng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của con người. Tuy nhiên, cũng cần phải có những biện pháp tích cực để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người của loại sản phẩm này.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thực phẩm BĐG, ngoài Giấy xác nhận, Bộ Y tế cũng yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thành phần từ sinh vật BĐG phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm và quy định của pháp luật về vận chuyển, lưu giữ loại sinh vật này.

Các lô hàng sinh vật BĐG, sản phẩm của sinh vật BĐG nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm hoặc chế biến làm thực phẩm đều phải kèm theo Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu và các giấy chứng nhận khác về ATTP.

Lập Hội đồng ATTP BĐG

Theo đề xuất của Bộ Y tế, với trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP đối với sản phẩm thực phẩm BĐG, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NNPTNT] sẽ thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng ATTP BĐG.

Đồng thời, Bộ NNPTNT cũng chịu trách nhiệm công bố báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người; quy định thủ tục nhập khẩu thực phẩm BĐG, sinh vật BĐG…

Ghi các thông tin về sinh vật BĐG lên nhãn hàng

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân lưu thông thực phẩm có chứa sinh vật BĐG, sản phẩm của sinh vật BĐG trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật BĐG trên nhãn hàng hóa. Điều này cũng đã được quy định rõ tại Nghị định 69/2010/NĐ-CP.

Bộ NNPTNT sẽ chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn đối với loại thực phẩm này.

Về việc ghi nhãn hàng, để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng, theo dự thảo, thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật sẽ bắt buộc phải ghi “ngày hết hạn sử dụng”, hoặc “hạn sử dụng cuối cùng” trên nhãn hàng. Khi quá thời hạn này, sản phẩm sẽ không được phép bán ra thị trường.

Ngoài ra, hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với từng loại sản phẩm thực phẩm. Sau thời điểm ghi trên nhãn, các thực phẩm này vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn.

Bộ Y tế nhấn mạnh: Với những sản phẩm nói trên, chỉ nhà sản xuất ra thực phẩm đó mới được kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm.

Chủ Đề