Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [tên giao dịch tiếng Anh: State Securities Commission of Vietnam] là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcTên viết tắtThành lậpLoạiVị thế pháp lýMục đíchTrụ sở chínhVị trí

Ngôn ngữ chính

Phụ trách điều hành

Chủ quản

Trang web

Biểu trưng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

SSC
28 tháng 11 năm 1996
Cơ quan nhà nước cấp Tổng cục
Hợp pháp, hoạt động
Quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán
Số 164 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm,

  • Hà Nội Việt Nam

Tiếng Việt
Nguyễn Đức Chi
Bộ Tài chính
//www.ssc.gov.vn

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Nhiệm vụ và quyền hạn
  • 3 Cơ cấu tổ chức
    • 3.1 Lãnh đạo
    • 3.2 Đơn vị hành chính
    • 3.3 Đơn vị sự nghiệp
    • 3.4 Doanh nghiệp trực thuộc
  • 4 Bê bối
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Lịch sử hình thànhSửa đổi

  • Ngày 6 tháng 11 năm 1993, thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước] với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.
  • Tháng 9 năm 1994, Chính phủ thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế làm Trưởng ban, với các thành viên là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Văn Châu [sau đó là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán], Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
  • Ngày 29 tháng 6 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg [1] thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:
    • Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK;
    • Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
    • Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán;
    • Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam;
  • Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28 tháng 11 năm 1996 theo nghị định 75/cp của Chính phủ Việt Nam, ban đầu đây là một Ủy ban thuộc điều hành của Chính phủ, do ông Lê Văn Châu làm Chủ tịch.
  • Lúc đầu, để khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết, Ủy ban Chứng khoán đã trình Bộ Tài chính Việt Nam và được đồng ý cấp khoản kinh phí 100 triệu đồng "ngoài luồng" cho công tác vận động doanh nghiệp niêm yết và tổ chức các chiến dịch có quy mô hơn với mục tiêu thu hút doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán [2].. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân Hà Nội và Hải Phòng còn dùng tiền ngân sách để hỗ trợ toàn bộ chi phí tư vấn và kinh phí kiểm toán cho những đơn vị niêm yết đầu tiên. Hải Phòng còn ưu đãi thêm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty đăng ký giao dịch trong vòng 2 năm kế tiếp sau khi hưởng ưu đãi theo quy định chung [2].
  • Ngày 19 tháng 2 năm 2004, Chính phủ đã ban hành nghị định 66/2004/NĐ-CP [3] chuyển Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.

Nhiệm vụ và quyền hạnSửa đổi

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: a. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; b. Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: a. Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán; b. Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
  3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
  4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
  5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.
  8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.
  11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
  12. Hướng dẫn các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
  13. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
  15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt
  16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.
  17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.[4]

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Lãnh đạoSửa đổi

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức] gồm có:

  • Phụ trách điều hành: Nguyễn Đức Chi [từ 19/5/2022][5]
  • Phó Chủ tịch:
    • Phạm Hồng Sơn
    • Vũ Thị Chân Phương

Đơn vị hành chínhSửa đổi

Giúp Chủ tịch UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

  1. Vụ Pháp chế.
  2. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán.
  3. Vụ Quản lý chào bán chứng khoán.
  4. Vụ Giám sát các công ty đại chúng
  5. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán.
  6. Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán.
  7. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán.
  8. Vụ Hợp tác quốc tế.
  9. Vụ Tổ chức cán bộ.
  10. Vụ Tài vụ - Quản trị.
  11. Văn phòng.
  12. Cơ quan Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
  13. Thanh tra.
  14. Cục Công nghệ thông tin.

Đơn vị sự nghiệpSửa đổi

  1. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán;
  2. Tạp chí Chứng khoán;[6]

Doanh nghiệp trực thuộcSửa đổi

Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, bao gồm:

  1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
  2. Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam;

Bê bốiSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Quyết định 361-TTg năm 1995 về việc thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  2. ^ a b HNX từng tạo hàng bằng ngân sách ‘ngoài luồng’, VnExpress 12/7/2010
  3. ^ Nghị định 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính
  4. ^ [1] Lưu trữ 2011-06-18 tại Wayback Machine Quyết định 112/2009/QĐ-TTg về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
  5. ^ “Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”.
  6. ^ [2] Trang tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  1. [3] Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
  2. [4] Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề