Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 2023

Theo đó, tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2020 trên toàn quốc là 2.961 cơ sở, trong đó có 2.480 cơ sở sản xuất công nghiệp, 13 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 80 đơn vị vận tải, 388 công trình xây dựng.

Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương tổ chức cập nhật và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở trọng điểm để công bố trước ngày 31/3 hằng năm.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thông báo cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn và tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công Thương trước ngày 01/02 hằng năm.

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có nhiệm vụ yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là thành viên thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình thực hiện các nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở đặt trụ sở, đồng thời báo cáo Tập đoàn, Tổng công ty để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương. Tổ chức rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình; tổng hợp gửi Bộ Công Thương trước 01/02 hàng năm.

Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Ngày 20/4/2022 Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành kế hoạch số 78/KH-UBND về nhiệm vụ năm 2023 thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình tuyên truyền tiết kiệm năng lượng cho khách hàng trọng điểm

Theo đó, Mục tiêu tổng quát là:

 - Tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giai đoạn 2019 - 2030 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023. 

- Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động; đặc biệt đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng; hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. 

- Đảm bảo, ổn định an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

 Kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau:

 - Đạt mức tiết kiệm năng lượng bình quân 1,5 - 2,5% tổng năng lượng tiêu thụ toàn tỉnh năm 2023; 

- Tuyên truyền sâu rộng và thực hiện tốt Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản dưới Luật. Xây dựng, ban hành các văn bản quy định về cơ chế, chính sách của tỉnh, với các nội dung cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; 

- Giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành công nghiệp tùy từng loại sản phẩm và quy mô sản xuất; 

- Đảm bảo 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định; 

- Quản lý nhu cầu sử dụng điện, đẩy mạnh việc thực hiện tiết kiệm điện trong các khâu truyền tải, phân phối, kinh doanh và sử dụng điện; 

- Duy trì và hoạt động có hiệu quả đơn vị tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn.

Với các nhiệm vụ chủ yếu đó là: 

- Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các hoạt động: sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình, v.v…

- Xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Giao cho các Sở, Ban, Ngành phối hợp để tổ chức thực hiện. Trong đó, Sở Công Thương chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Là cơ quan đầu mối hướng dẫn các văn bản pháp lý có liên quan đến các đơn vị thực hiện kế hoạch, đề án, dự án; Tham mưu giúp UBND tỉnh điều phối, kiểm tra hoạt động, đánh giá việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở triển khai dự án, mô hình về tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh; tư vấn, hỗ trợ thông tin, kỹ thuật trong việc thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng mô hình quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp.v.v..

Đối với Công ty Điện lực Ninh Bình, việc triển khai công tác TKĐ được lập kế hoạch định kỳ năm. Mục tiêu chính của kế hoạch là tuyên truyền nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực TKĐ; giới thiệu, tư vấn và yêu cầu khách hàng áp dụng các giải pháp, mô hình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức các đợt tuyên truyền TKĐ và hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất. Triển khai chương trình TKĐ trong trường học, chương trình điều chỉnh phụ tải DR. Phát động các phong trào thi đua TKĐ trong gia đình, cơ quan công sở và trong sản xuất. Nhờ vậy, trong năm 2021 PC Ninh Bình đã tiết kiệm được 51.148.347 kWh, đạt tỉ lệ 2,04% so với tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2021. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2022, PC Ninh Bình đã tiết kiệm được 20.483.850 kWh, đạt tỉ lệ 2,06% so với tổng sản lượng điện thương phẩm.

Tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng được xem là quốc sách, không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình, Doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên lợi ích chung cho toàn xã hội. 

Chủ Đề