Cơ sở vật chất Học viện Hàng không

 Vị trí pháp lý

1.  Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam. Học viện được thành lập theo Quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

2.  Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam.

3.  Học viện Hàng không Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự,… theo quy định của pháp luật. Học viện Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước.

4.  Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

5.  Tên giao dịch của Học viện Hàng không Việt Nam

          - Tiếng Việt: HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM [viết tắt là: HVHKVN]

- Tiếng Anh: VIETNAM AVIATION ACADEMY [viết tắt là: VAA]

- Địa chỉ: Số 104, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Số điện thoại:     [028]3.8442251        - Số fax:   083.8447523

- Website: www.vaa.edu.vn

- Ngày truyền thống: Ngày 24 tháng 03.

- Logo:

Nhiệm vụ, quyền hạn

          Thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.

1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Học viện.

2. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và các chương trình giáo dục đào tạo khác, phục vụ cộng đồng.

3. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

4. Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

5. Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục và đào tạo.

6. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

9. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

10. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ  Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân Thành  phố  Hồ Chí Minh.

11. Phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm

1. Quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.

2. Báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của Học viện theo quy định của pháp luật.

3. Không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của Học viện để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Quy chế này.

Video clip

Chủ Đề