Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì

Điều kiện, thủ tục hưởng chế độ khi con ốm

[NLĐO] - Người lao động tham gia BHXH không chỉ được hưởng chế độ ốm đau khi bản thân ốm mà còn nhận được khi nghỉ chăm con ốm đau.

  • Những chế độ khi con ốm người lao động cần biết

  • Cha, mẹ được nghỉ luân phiên để chăm sóc con ốm?

  • Con ốm, cha hay mẹ hưởng chế độ ra sao?

  • Không cùng hưởng BHXH khi con ốm

Trên đây là hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ con ốm mới nhất. Người lao động có thể tìm hiểu để không bỏ lỡ quyền và lợi ích của bản thân khi tham gia BHXH.

Điều kiện và thời gian

Về điều kiện

Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH 2014, điều kiện để người lao động tham gia BHXH hưởng chế độ con ốm như sau: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau; Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

Về thời gian

Căn cứ Điều 27 của luật này, trường hợp đủ điều kiện, người lao động nghỉ chế độ con ốm với thời gian: Tối đa 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi; Tối đa 15 ngày nếu con từ đủ 3 - 7 tuổi.

Lưu ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định trên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hồ sơ hưởng chế độ

Theo quy định tại mục 1.3, Phần C Quyết định số 777/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng chế độ con ốm của người lao động bao gồm:

Trường hợp điều trị nội trú

- Bản sao Giấy ra viện của con người lao động dưới 7 tuổi [trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện].

- Nếu chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.

Trường hợp điều trị ngoại trú

Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao, hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Trường hợp con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài

Người lao động cần chuẩn bị bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ

Trình tự, thủ tục thực hiện

Căn cứ mục 1.1, Phần C Quyết định 777/QĐ-BHXH ngày 24-6-2019, trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết chế độ con ốm như sau:

Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động

Bước 1: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ theo hướng dẫn trên cho người sử dụng lao động.

Bước 2: Người sử dụng lao động tập hợp hồ sơ và lập thủ tục.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, người sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động [Mẫu số 01B-HSB ].

Nơi nhận hồ sơ tại quan BHXH cấp quận, huyện nơi đơn vị đóng BHXH.

- Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 3: Cơ quan BHXH nhận hồ sơ

- Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.

- Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.

Hình thức nhận trợ cấp của người lao động

- Người lao động có thể đăng ký nhận trợ cấp qua thẻ ATM của mình; Nhận thông qua đơn vị sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH thì nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.

H.Lê

Luật sư tư vấn về quy định của pháp luật đối với trường hợp hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định của pháp luật về thời gian hưởng chế độ khi con ốm, hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm khi nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi. Nếu gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

1. Tư vấn về việc hưởng chế độ khi con ốm đau.

Ốm đau là một trong năm chế độ bảo hiểm xã hội ở nước ta, thuộc nhóm chế độ bảo hiểm bắt buộc, được giải quyết thường xuyên liên tục bởi bất cứ người lao động nào cũng có thể bị ốm đau hoặc gặp rủi ro. Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi trả trợ cấp cho hàng nghìn người lao động giúp cho cuộc sống của họ và gia đình họ giảm bớt được phần nào khó khăn khi phải nghỉ việc khi gặp rủi ro về sức khỏe, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thể tái ra nhập vào lực lượng sản xất của xã hội. Vậy quy định của pháp luật liên quan đến chế độ ốm đau là như thế nào? Đặc biệt là chế độ hưởng bảo hiểm khi nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi được pháp luật quy định ra sao. Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Quy định về chế độ ốm đau ;

+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau ;

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định ;

2. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm khi nghỉ việc chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm!

Câu hỏi: Luật sư tư vấn về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Nội dung hỏi và trả lời như sau: Xin chào Luật Sư! Hôm nay em có một vấn đề xin nhờ bên Luật Sư tư vấn giúp em ạ. Vấn đề của em là thế này:  Con em 13 tháng tuổi, vừa rồi bé có bị viêm phổi và em có cho bé nhập viện. khi ra về thì phía Bệnh Viện có cho em một cái GIẤY RA VIỆN. Trên đó có ghi: tên bé, tuổi, số BHYT, thời gian nhập viện và ra viện…..[nhưng không có tên mẹ].

Em cũng có hỏi rõ Bệnh Viện về chế độ Bảo Hiểm thì họ nói “chỉ cần phiếu đó là Bảo Hiểm sẽ thanh toán”. Em mang về Cty thì nhân sự lại nói là “vì không xác định được mẹ là ai” nên sẽ không được thanh toán, vậy em xin hỏi là: em có được thanh toán hay không, và nếu không được thì em cần phải bổ sung những giấy tờ gì để được thanh toán? Quy định pháp luật thế nào? Mong được tư vấn Em chân thành cám ơn sự hỗ trợ của Luật Sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Hồ sơ giải quyết trường hợp hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội là:

- Sổ BHXH [bản chính];

- Giấy ra viện [bản chính] hoặc Bản sao sổ y bạ của con;

- Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm [bản chính];

Trong trường hợp của bạn, nếu cơ quan bảo hiểm không chấp nhận giấy ra viện không có tên của bố mẹ thì bạn có thể bổ sung bằng Bản sao sổ y bạ của con.

------------

Câu hỏi thứ 2 - Thời gian nghỉ chăm con ốm đau là bao nhiêu ngày?

Dear MINHGIA LAWFIRM Tôi xin có câu hỏi như sau: Cháu tôi phải nhập viện vì bệnh tinh hoàn. Cháu năm nay 2 tuổi. Cháu nhập viện từ ngày 10/4/2017 đến hết 20/4/2017. Trong quá trình nghỉ chăm con ốm, Em tôi nghỉ từ ngày 10/4 đến hết 11/4 sau đó đi làm ngày 12/4[ do có người trông giúp], đến ngày 13/4 thì tiếp tục nghỉ chăm con ốm đến ngày 20/4.[ Em tôi có tham gia bảo hiểm]. Tuy nhiên khi nộp giấy vào công ty, Có nhận được câu trả lời là hai ngày 10, 11/4 không được tính nghỉ chăm con ốm do đã đi làm ngày 12/4 , mà chỉ tính nghỉ hưởng bảo hiểm từ ngày 13 đến 20/4. Hậy Xin hỏi công ty luật về câu trả lời trên của công ty em tôi đang làm có đúng không ạ? Rất mong sớm nhận được câu trả lời. Thank all.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Quy định của Luật bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau

Căn cứ Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau:

"1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần".

Như vậy, trường hợp cháu của anh 2 tuổi thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con và tối đa là 20 ngày làm việc. Pháp luật về BHXH không có quy định về việc phải nghỉ dồn trong 1 đợt mà số ngày nghỉ khi con ốm đau được tính cộng dồn trong 1 năm không quá 20 ngày đối với con dưới 3 tuổi. Do đó, câu trả lời của công ty là không có căn cứ.

Video liên quan

Chủ Đề