Công bố chỉ số giá xây dựng của Bộ xây dựng

Mục lục bài viết

  • 1. Chỉ số giá xây dựng là gì ?
  • 2. Việc xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng được thực hiện như thế nào?
  • 3. Hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng gồm cơ sở dữ liệu gì ?
  • 4. Nguyên tắc xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ?
  • 5. Trách nhiệm xây dựng và quản lý hệ thống cơ sờ dữ liệu?

Luật sư tư vấn:

Theo TheoVăn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 02/VBHN-VPQHngày 15-07-2020 của Văn phòng Quốc hội,Nghị định 10/2021/NĐ-CPngày 9-02-2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

1. Chỉ số giá xây dựng là gì ?

1. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, làm cơ sở xác định, điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Chỉ số giá xây dựng gồm chỉ số giá xây dựng theo loại công trình, theo ca cấu chi phí [gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác], yếu tố chi phí [gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng, chỉ số giá máy và thiết bị thi công xây dựng] và chỉ số giá của một số vật liệu chủ yếu.

2. Việc xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng được thực hiện như thế nào?

1. Việc xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng được thực hiện như sau:

a] Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; xác định và công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia theo năm;

b] Sở Xây dựng tổ chức xác định chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn làm cơ sở để ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng công bố theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc sớm hơn khi cần thiết; đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

2. Trường hợp sử dụng chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, đối với các công trình chưa có trong danh mục chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thì chủ đầu tư tổ chức xác định chỉ số giá theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn, gửi Bộ Xây dựng [đối với công trình xây dựng theo tuyến trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên] hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh [đối với công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh] cho ý kiến về sự phù hợp của phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng, tính đúng đắn, hợp lý của việc xác định chỉ số giá.

3. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực hoạt động, hành nghề theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng để tính toán chỉ số giá xây dựng tại khoản 2.

4. Kinh phí cho việc thu thập số liệu, xác định và công bố chỉ số giá xây dựng được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm.

3. Hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng gồm cơ sở dữ liệu gì ?

1.Hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng [gọi tắt là hệ thống cơ sở dữ liệu] là một bộ phận của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo Luật Xây dựng, gồm:

a] Các thông tin, dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố;

b] Cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng thu thập được thông qua các cuộc điều tra, khảo sát hoặc do các tổ chức, cá nhân cung cấp theo cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin và chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật;

c] Cơ sở dữ liệu về giá các dịch vụ xây dựng, sản phẩm xây dựng, vật liệu và thiết bị xây dựng và các thông tin khác có liên quan do các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng cung cấp hoặc thông qua điều tra, khảo sát.

2.Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu trên phạm vi cả nước, là đầu mối kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và địa phương; cung cấp thông tin, dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

3.Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về chi phí Đầu tư xây dựng trong lĩnh vực ngành, địa phương.

4. Nguyên tắc xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ?

Nguyên tắc xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu:

a] Hệ thống cơ sở dữ liệu phải bảo đảm kết nối đồng bộ và phù hợp với các quy định của pháp luật; phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

b] Các thông tin, dữ liệu trước khi cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu phải được kiêm tra, rà soát, đánh giá và phân loại phù hợp;

c] Việc thu thập, bổ sung các thông tin, dữ liệu phải bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ; có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thu thập thông tin, dữ liệu; tận dụng tối đa nguồn thông tin, dữ liệu sẵn có;

d] Thông tin, dữ liệu đã đuợc kiểm tra, xử lý và cập nhật theo quy định trong hệ thống cơ sở dữ liệu có giá trị pháp lý như hồ sơ, văn bản dạng giấy;

đ] Các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý đối với các thông tin, dữ liệu do mình cung cấp, cập nhật cho hệ thống cơ sở dữ liệu.

5. Trách nhiệm xây dựng và quản lý hệ thống cơ sờ dữ liệu?

1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành và kiểm soát toàn diện hệ thống cơ sở dữ liệu trên phạm vi cả nước:

a] Xây dựng Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu; cấp và quản lý tài khoản đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu; kiểm soát nội dung được cập nhật, điều chỉnh, đăng tải trong hệ thống cơ sở dữ liệu;

b] Hướng dẫn nội dung, phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu [gồm thu thập, tổng hợp, xử lý, cập nhật, lưu trữ thông tin, dữ liệu];

c] Hướng dẫn việc khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu;

d] Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mã hiệu, hệ thống phần mềm ứng dụng để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu.

2. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp các định mức dự toán công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành; giá xây dựng công trình, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công của chuyên ngành gửi Bộ Xây dựng để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

3. ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp các định mức dự toán đối với các công tác xây dựng đặc thù của địa phương; giá xây dựng công trình, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn gửi Bộ Xây dựng đế cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

4. Người quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư gửi Bộ Xây dựng các thông tin, dữ liệu liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng các dự án thuộc phạm vi quản lý đề cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

5. Kinh phí cho việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu và thu thập, tổng hợp, xử lý, cập nhật thông tin được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, nhà ở -Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đất đai,tư vấn luật xây dựngtrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê[tổng hợp]

Chỉ số giá xây dựng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động xây dựng người ta sử dụng chỉ số giá như một công cụ để nhận biết xu hướng và định hướng thị trường xây dựng. Chỉ số giá xây dựng còn dùng làm công cụ để xác định và điều chỉnh chỉ tiêu tổng mức đầu tư, dự toán chi phí xây dựng công trình, điều chỉnh giá hợp đồng, thanh quyết toán hợp đồng và quy đổi vốn đầu tư. Vậy chỉ số giá xây dựng là gì? Hướng dẫn xác định chỉ số giá xây dựng? Bài viết sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.

1. Chỉ số giá xây dựng là gì?

Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, làm cơ sở xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lí chi phí đầu tư xây dựng.

Theo Điều 2 Thông tư Số:14/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng thì: Chỉ số giá xây dựng gồm: 

Ch số giá xây dựng theo loại công trình là chỉ tiêu phản nh mức độ biến động giá xây dựng ca loại công trình theo thời gian; Chỉ số giá xây dựng theo cơ cu chi phí gồm: chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phn chi phí xây dựng của công trình theo thời gian; ch s giá phần thiết bị là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động ca phần chi phí thiết bị ca công trình theo thời gian; ch s giá phần chi phí khác là ch tiêu phản ánh mức độ biến động ca một số loại chi phí như quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác của công trình theo thời gian.

Chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí gồm: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí phần vật liệu xây dựng ca công tnh theo thời gian; chỉ số giá nhân công xây dựng công trình là ch tiêu phản ảnh mức độ biến động chi phí phần nhân công xây dựng ca công trình theo thời gian; ch số giá máy và thiết bị thi công xây dựng công trình là ch tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng ca công trình theo thời gian.

Chỉ số giá xây dựng theo loại vật liệu xây dựng ch yếu là ch tiêu phn ánh biến động giá của loại vật liệu xây dựng ch yếu theo thời gian. Đối với công trình xây dựng cụ thể, việc tính toán toàn bộ hay một số các ch số giá nêu trên thì tùy thuộc mục đích, yêu cầu ca công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 

2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng:

Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng và công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng căn cứ vào phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định các loại chỉ số giá xây dựng quy định tại Điều 8 Thông tư Số:14/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng:

Ch số giá xây dựng được tính bng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức độ biến động giá [chỉ số giá xây dựng] của các yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyn s tương ứng. Việc tính toán các chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo hướng dn nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư Số:14/2019/TT-BXD.

Căn c đặc điểm thị trường xây dựng của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc tính toán chỉ số giá xây dựng chung toàn tnh, thành phố hoặc tính toán chỉ số giá xây dựng cho từng khu vực thuộc địa bàn tỉnh, thành phố và tổng hợp lại đ có chỉ s giá xây dựng chung. Việc phân chia khu vực để tính ch số giá xây dựng do các tỉnh, thành phố quyết định theo đặc điểm về địa giới hành chính và đặc điểm thị trường xây dựng tại địa phương hoặc theo quy định phân vùng mức lương tối thiu vùng do Chính phủ quy định.

Ch số giá xây dựng vùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.

Xem thêm: Dòng tiền trong lĩnh vực chứng khoán là gì? Dòng tiền và Chỉ số dòng tiền?

Chỉ số giá xây dựng quốc gia được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa ch số giá xây dựng của từng vùng với quyền số tương ứng.

Chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể được xác định trên cơ sở cơ cấu chi phí ca công trình đó, giá cả [hoặc ch số giá] các yếu tố đu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc và khu vực xây dựng công trình.

Cơ cấu chi phí để xác định ch số giá làm cơ sở điều chnh giá hợp đồng được căn cứ theo cơ cấu giá trong hợp đồng. Trường hợp chưa đ chi tiết để xác định cơ cấu chi phí theo giá trong hợp đồng thì xác định theo dự toán gói thầu hoặc dự toán công trình được duyệt.

3. Nguyên tắc xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng:

Việc xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng theo nguyên tắc: Ch s giá xây dựng được xác định phải phn ánh khách quan và phù hợp với sự biến động về giá c trên thị trường xây dựng tại các địa phương. Việc xác định và công b chỉ s giá xây dựng phải kịp thời, phù hợp với quy định về qun lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Khi xác định ch s giá xây dựng để công bố thì phải lựa chọn được danh mục và số lượng công trình đại diện nhất định để tính toán.

Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân trong khoảng thời gian được lựa chọn, không tính đến một s khoản chi phí về bồi thường, h trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính ch s giá xây dựng là phần trăm [%]. Cơ cấu chi phí s dụng để tính toán chỉ số giá xây dựng phải phù hợp với cơ cấu chi phí theo quy định về qun lý chi phí đu tư xây dựng, được tng hợp từ các số liệu thống kê và được sử dụng cố định đến khi có sự thay đi thời điểm gốc.

Việc qun lý, sử dụng ch số giá xây dựng phi tuân th các quy định có liên quan đến qun lý chi phí đầu tư xây dựng. Trong quá trình xác định ch s giá, cơ quan chuyên môn về xây dựng cần rà soát, đánh giá các chỉ s giá tính toán với thông tin về chỉ s giá của khu vực, địa phương lân cận đảm bảo các ch số phù hợp với xu hướng biến động ca thị trường khu vực và không có sự khác biệt quá lớn gia các địa phương.

4. Trình tự và thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng:

Trình tự xác định chỉ số giá xây dựng theo bốn bước như sau: 

1. Xác định thời điểm tính toán gồm thời điểm gốc và thời điểm so sánh.

Xem thêm: Địa chỉ là gì? Nguyên tắc, cách đọc và cách ghi địa chỉ số nhà, số hẻm

2. Lập danh mục ch số giá xây dựng cần xác định và lựa chọn các yếu tố đu vào.

3. Thu thập, xử lý s liệu, d liệu tính toán.

4. Xác định chỉ số giá xây dựng.

Thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng theo Điều 5 Thông tư Số:14/2019/TT-BXDThời điểm xác định ch s giá xây dựng dựng để UBND cấp tnh công bố gồm:

-Thời điểm gốc là năm 2020. Bộ Xây dựng quy định về thời điểm khi thay đổi thời điểm gốc để các địa phương điều chỉnh cho phù hợp.

-Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố ch số giá xây dựng so với thời điểm gốc.

Trường hợp xác định ch s giá xây dựng cho công trình cụ thể thì chủ đầu tư phải căn cứ vào tiến độ và các điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời điểm gốc, thời điểm so sánh cho phù hợp.

Ở trên thế giới đã sử dụng chỉ số giá xây dựng để xác định và điều chỉnh một số chi phí trong xây dựng cũng như đánh giá mức độ quan hệ cung cầu trên thị trường cùng với trình độ phát triển năng lực sản xuất. Ở nước ta cũng bắt đầu sử dụng hệ số giá điều chỉnh chi phí nhưng mới chỉ được thực hiện ở một số gói thầu trong các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Xem thêm: Quỹ đầu tư chỉ số là gì? Cách thức hoạt động và ví dụ về quỹ đầu tư chỉ số?

Việc xác định đúng đắn chỉ số giá xây dựng ở nước ta hiện nay sẽ tạo thêm một công cụ quản lý có hiệu quả giúp các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình, cho phép tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư xây dựng công trình ngay từ khi lập dự án sẽ làm giảm bớt và đơn giản hoá việc điều chỉnh bổ sung chi phí trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan của thị trường.

Vì vậy, cần thường xuyên hoàn thiện và bổ sung các quy định của pháp luật về chỉ số giá xây dựng nhằm phù hợp với mức độ và trình độ công nghệ xây dựng, cần đa dạng hoá các chỉ só để thuận tiện trong sử dụng nhất là cho các loại hình công trình, sau đó có thể xây dựng hoặc hướng dẫn xây dựng thêm các chỉ số giá cho công tác xây dựng chi tiết kèm theo đó có thể công bố thường xuyên các chỉ số cho các loại vật liệu, nhân công, máy thi công chính để phục vụ việc tham khảo điều chỉnh các chi phí trong hợp đồng xây dựng.

Video liên quan

Chủ Đề