Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông hàng không

Điện tử truyền thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có.

Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử - truyền thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin, vô tuyến truyền hình, truyền hình cáp, truyền hình qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v...

Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc thiết bị hiện đại.

Đó có thể là những thiết bị điện tử thông thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày như: Đài, TV, điện thoại cho tới những hệ thống phức tạp chưa đến 1s đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác, từ vệ tinh bay trên bầu không khí quyển tới Trái Đất.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các thiết bị và hệ thống Điện tử Viễn thông là thành phần cơ bản của hệ thống cơ sở hạ tầng và hầu hết chúng ta ai cũng sử dụng thiết bị hoặc hệ thống do ngành Điện tử - truyền thông cung cấp. Chúng ta thấy rằng một khi cơ sở hạ tầng này gặp sự cố nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như sự cố cáp quang trên biển bị đứt thì lập tức việc truy cập các trang Web có máy chủ ở nước ngoài sẽ bị chậm, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kể cả về kinh tế, kĩ thuật và an ninh quốc phòng.

Cơ hội việc làm và phát triển

Theo đánh giá của các nhà hoạch định chiến lược thì ngành Điện tử - Viễn thông [bao gồm Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động, truyền hình ....]  đang là ngành có tăng trưởng cao nhất hiện nay. Tăng trưởng của ngành viễn thông đã đưa Việt Nam đứng vào top 10 các quốc gia phát triển ITC trên thế giới. Việt Nam đã có vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên vào ngày 18/4/2008 và chuẩn bị năm 2012 có thêm vệ tinh thứ hai.


Vệ tinh viễn thông địa tĩnh Vinasat1 của Việt nam

Chính vì sự tăng trưởng nhanh chóng đó đã mở ra cơ hội lớn về việc làm và phát triển cho người học ngành Điện tử - truyền thông.

Hiện nay các mạng mới như Vietnammobi, EVN Telecom hay Vietel đang phát triển thị trường sang Lào nên đang cần rất nhiều kỹ sư ĐTVT. Các nhà máy của Intel [Mỹ] , Panasonic, Renesas [Nhật ]… khi bước vào giai đoạn hoạt động cần một nguồn nhân sự rất lớn về ĐTVT.

Tại Hải Phòng các công ty Truyền hình cáp liên tục tuyển nhiều kỹ sư ngành Điện tử -Viễn thông. Rất nhiều kỹ sư tốt nghiệp tại Trường Đại Học Dân lập Hải Phòng đang làm việc tại Trung tâm Truyền Hình Cáp Hải Phòng, Đài Truyền Hình Hải Phòng, các công ty thông tin di động. Ngoài ra còn rất nhiều cơ hội việc làm tại các công ty máy tính và điện tử viễn thông khác nữa.

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất tổng đài của Vietel, dự án xây dựng ngành công nghiệp hàng không vũ trụ tại thành phố Đà Nẵng [bắt đầu từ 2011] chưa kể các công ty vừa và nhỏ khác mang lại vô số cơ hội việc làm.

Ngành Điện tử truyền thông tại HPU

HPU là một trong các trường đại học đào tạo kĩ sư Điện tử - truyền thông có uy tín trong cả nước. Về cơ sở vật chất, ngành Điện tử viễn thông được trang bị hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại, hàng năm hệ thống này đều được nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

 Để tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Điện tử - truyền thông. Các cơ sở thực tập tốt nghiệp là những công ty, doanh nghiệp lớn và là môi trường lý tưởng để các bạn sinh viên có kiến thức thực tế vững vàng sau khi ra trường như: Đài truyền hình Hải Phòng, Công ty thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam, Công ty viễn thông quân đội Viettel, các trung tâm viễn thông và các đài viễn thông trên khắp cả nước. Vì vậy sau khi tốt nghiệp tại trường, các kĩ sư đã được các doanh nghiệp đánh giá cao về khả năng thích ứng với công việc, khả năng làm việc độc lập và phát triển nâng cao.

Bên cạnh đó, nhà trường và Khoa tạo mọi điều kiện về kinh phí và kiến thức để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên tiếp cận sâu hơn với kiến thức và tạo ra các sản phẩm khoa học. Khoa có phong trào nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên mạnh nhất trường. Hàng năm khoa có 4- 5 đề tài khoa học cấp trường của sinh viên và giảng viên, có nhiều công bố khoa học tuy tín trong nước và quốc tế. Giảng viên cơ hữu của khoa có uy tín cao trong giới khoa học trong nước và quốc tế, hàng năm được phân công làm chủ trì phân ban các hội nghị khoa học chuyên ngành tự động hóa trong nước và quốc tế.


Buổi lễ nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

Giảng viên tham gia giảng dạy của ngành đều có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ, PGS,GS.  Các giảng viên thình giảng được mời giảng dạy đều là các nhà giáo ưu tú, trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy về chuyên ngành Điện tử viễn thông đến từ các trường đại học lớn trong cả nước.

Trong nhiều năm qua, các kĩ sư Điện tử truyền thông được đào tạo tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã và đang giữ những vị trí quản lý quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp: Ks. Bùi Hải Bình - Lớp ĐT101, Giám đốc Truyền hình cáp Tân Bình TP Hồ Chí Minh; Ks. Bùi Quang Luyện, Lớp ĐT101, Phó Giám đốc Truyền hình cáp Hải Phòng; ThS. Trần Hữu Trung, Lớp ĐT101, Giám đốc Trung tâm Thông tin thư viện ĐHDL Hải Phòng; KS. Trịnh Thanh Cương, Lớp ĐT201 Trưởng Đại diện bảo hành Nokia  tại Hải Phòng.

Một cơ hội nữa đến với sinh viên ngành Điện tử truyền thông được đào tạo tại HPU là những học bổng thạc sỹ tại các trường đại học lớn tại Trung Quốc: Trường Đại học Bưu điện Trùng Khánh, Trường Đại học Điện tử Bách Khoa Quế Lâm... Nhà trường đang liên kết đào tạo với các trường đại học này và hàng năm luôn có nhiều suất học bổng giành cho sinh viên ngành Điện tử Viễn thông có mục tiêu nâng cao trình độ của mình. Hiện nay đã có các bạn sinh viên của ngành đang học chương trình thạc sĩ theo học bổng này tại trường Đại học Bưu điện Trùng Khánh. Ngoài ra còn có các chương trình học bổng của Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng cho các bạn sinh viên ngành Điện tử viễn thông có thành tích học tập giỏi và sinh viên nghèo học tốt. Trong 2 năm qua, đã có 4 bạn sinh viên ngành Điện tử truyền thông nhận được học bổng này.

Hãy đến với chúng tôi, nhiều cơ hội đang chờ đón các bạn!

1.1 Về kiến thức

Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

[1] Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên; chú trọng vào Toán học, Vật lý làm nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo;

[2] Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi của ngành về Linh kiện và mạch điện tử, Hệ thống số và máy tính, Tin học, Lý thuyết tín hiệu hệ thống thông tin, Xử lý tín hiệu số, Trường điện từ và kỹ thuật siêu cao tần;

[3] Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực khác nhau của ngành như : Kỹ thuật điện tử máy tính [Hệ thống nhúng, Hệ thống số, Hệ điều hành nhúng, Hệ thống VLSI, Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối...] ; Xử lý tín hiệu và truyền thông [Xử lý ảnh, Xử lý tiếng nói, Công nghệ phát thanh truyền hình số, Truyền thông đa phương tiện, Bảo mật thông tin ...]; Điện tử công nghiệp và tự động hóa, Kỹ thuật Robot công nghiệp ...

1.2 Về Kỹ năng

Chuyên ngành Điện tử máy tính

[4] Nắm vững kiến thức tổng thể về một hệ thống điện - điện tử hiện đại từ các lõi xử lý trung tâm, vi xử lý, vi điều khiển đến các giao tiếp ghép nối ngoại vi, giao tiếp với hạ tầng truyền thông và các hệ điều hành, hệ điều hành thời gian thực [RTOS], ưu tiên sử dụng mã nguồn mở;

[5] Làm chủ các công nghệ nguồn, từ đó có khả năng tư duy độc lập và hợp tác theo nhóm để thiết kế, xây dựng, phát triển hoặc triển khai, vận hành bảo dưỡng các hệ thống điện - điện tử phục vụ trong các lĩnh vực như truyền thông, công nghệ thông tin, điện tử công nghiệp, tự động hóa, điện tử y sinh, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, an ninh, quân sự ...;

[6] Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ về tích hợp hệ thống nhúng, thiết kế số, ngôn ngữ mô tả phần cứng; các công cụ thiết kế mạch in điện tử PCB, các công cụ mô phỏng trợ giúp thiết kế;

[7] Có tư duy phát triển ứng dụng các thiết bị điện - điện tử theo hướng tiếp cận các xu thế mới như: Internet vạn vật [IoT], Big Data, Học máy…

[8] Hiểu biết về linh kiện, cụm linh kiện, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch điện – điện tử;

[9] Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trong lĩnh vực điện điện tử;

[10] Có khả năng tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện - điện tử.

Chuyên ngành Xử lý tín hiệu truyền thông

[4] Nắm vững kiến thức tổng thể về một hệ thống điện tử hiện đại; các quá trình biến đổi và xử lý tín hiệu trong hệ thống thông tin số; các kỹ thuật sử dụng trong truyền thông số hiện đại;

[5] Thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng thành thạo các thuật toán và công cụ xử lý tín hiệu tương tự và số. Nắm được các thuật toán về nén dữ liệu và các thuật toán bảo mật;

[6] Nắm vững các kiến thức về xử lý tín hiệu số, ứng dụng các thuật toán và các chip xử lý tín hiệu số chuyên dụng vào các bài toán thực tế như: Xử lý ảnh, Xử lý âm thanh, Xử lý tín hiệu trong các hệ thống truyền thông và các ứng dụng liên quan đến xử lý tín hiệu khác…

Chuyên ngành Robotic

[4] Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chuyên ngành đào tạo về robot, các hệ thống tự động điều khiển trong những điều kiện, môi trường làm việc khác nhau;

[5] Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực robot;

[6] Có tư duy phát triển ứng dụng các thiết bị điện - điện tử theo hướng tiếp cận các xu thế mới như: Internet vạn vật [IoT], Big Data, Học máy…;

[7] Hiểu biết về linh kiện, cụm linh kiện, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch điện – điện tử, robotics;

[8] Biết và vận dụng được qui trình thiết kế, phân đoạn qui trình thiết kế và phương pháp tiếp cận. Biết và vận dụng qui trình lập kế hoạch, sắp xếp công việc, quản lý thời gian và nguồn lực.

1.3 Kỹ năng mềm

[9] Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các vấn đề kinh tế xã hội;

[10] Có kỹ năng làm việc nhóm, biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm;

[11] Có các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc;

[12] Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích và làm việc hiệu quả trong nhóm [đa ngành], hội nhập được trong môi trường quốc tế.

1.4 Năng lực tự chủ và trách nhiệm

[13] Có thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;

[14] Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

[15] Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ tài chính;

[16] Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

1.5 Về Hành vi đạo đức

[17] Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;

[18] Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

[19] Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

1.6 Về ngoại ngữ [Tiếng Anh]

[20] Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;

[21] Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với cộng đồng công nghệ thông tin khu vực và quốc tế sau khi ra trường;

[22] Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

1.7  Về Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử;

- Có thể tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về lĩnh vực điện tử, lĩnh vực hội tụ điện tử - truyền thông - công nghệ thông tin;

- Được trang bị khối lượng kiến thức đầy đủ để có thể chuyển tiếp lên các hệ đào tạo sau Đại học hoặc chuyển ngang sang các ngành công nghệ, kỹ thuật khác cùng nhóm ngành trong và ngoài nước.

Video liên quan

Chủ Đề