Công nghệ y tế là gì

Người bệnh và BV được lợi nhờ… ứng dụng CNTT

Hơn một năm trước, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Bạch Mai, một trong những đơn vị tiên phong của BV đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ KCB điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân.

 Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ KCB điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để có thể truy cập trang web của BV Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT đã thấy rõ, bởi thẻ KCB điện tử sẽ giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần KCB, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện.

Không những thế, người bệnh qua quá trình KCB còn có thể liên hệ trực tiếp, gửi  e-mail cho các bác sỹ điều trị; vào hệ thống đọc các thông tin liên quan đến bệnh lý, tự so sánh đánh giá, tự xác định kết quả KCB với các mức chi phí quy định. Việc này vừa không chỉ tạo ra vô vàn thuận lợi cho người bệnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng KCB và đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính cho bệnh nhân của Khoa.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2- 4 giờ, nay chỉ còn… 15 phút!. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên giấy vi tính dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh.

Với BV Gang thép Thái Nguyên, việc làm chủ CNTT và ứng dụng thành công CNTT trong quản lý BV đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Theo đó, 100% bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước [kéo dài gần 1 ngày]; Các khoa dự trù và cấp phát thuốc qua mạng do đó người bệnh được công khai thuốc hàng ngày qua các phiếu in trên mạng có đầy đủ thông tin về tên thuốc, làm lượng, số lượng, nước sản xuất… đến giá tiền. Không những thế, đối với hoạt động của BV, việc ứng dụng CNTT đã giúp phòng chức năng kiểm tra được các thất thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn bệnh viện từ trung bình >10 triệu đồng/tháng xuống còn < 1 triệu đồng/ tháng… CNTT còn làm giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc và tiếp xúc bệnh nhân.

ứng dụng CNTT để đối phó với đại dịch

    TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trang thiết bị về CNTT của hệ YTDP cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu bước đầu về cơ sở vật chất, với 100% TTYTDP tuyến huyện được trang bị máy tính, 100% TTYTDP tỉnh, thành phố đã kết nối mạng internet… Ngoài ra tại các Viện Vệ sinh dịch tễ và Pasteur TƯ, khu vực tạo còn được trang bị hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao ban, trao đổi thông tin về phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch y tế quốc tế, sức khỏe môi trường, y tế lao động… đặc biệt là đối phó với các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm AH5N1 nhanh chóng, kịp thời và đỡ tốn kém hơn hơn. Bên cạnh đó, các phần mềm chuyên môn về kiểm soát dịch- quản lý hóa chất, kiểm soát bệnh truyền nhiễm- vaccine, sức khỏe- nghề nghiệp và tai nạn thương tích… đã được Cục triển khai áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh…

 Tại Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trước đây khách hàng phải nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả từ chuyên viên thụ lý riêng của từng lĩnh vực. Quá trình tiếp nhận, thụ lý hồ sơ này hoàn toàn lệ thuộc vào chuyên viên chuyên trách, vì thế dễ dẫn đến một số bất cập. Nhưng từ năm 2005, song song với quá trình triển khai thực hiện cơ chế một cửa trong các dịch vụ hành chính công, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ứng dụng CNTT vào hoạt động qua việc sử dụng phần mềm dùng chung quản lý văn bản và hồ sơ công việc để quản lý quy trình và hồ sơ của tất cả các dịch vụ hành chính công mà Sở đang cung ứng cho người dân. Kết quả triển khai CNTT trong hoạt động dịch vụ hành chính công tại Sở Y tế đã giúp toàn bộ quá trình thụ lý hồ sơ được thực hiện chặt chẽ trên môi trường mạng LAN, quá trình xử lý được kiểm soát chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tăng lên… Bên cạnh đó, người dân cũng có một kênh tra cứu thông tin và giao tiếp với cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi, hạn chế được phần nào tình trạng người dân phải “ăn chực nằm chờ” với thủ tục hành chính công như trước.

Công nghệ với cải cách thủ tục hành chính

 Mặc dù CNTT đã có những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển trên nhiều mặt hoạt động của ngành y tế trong thời gian quan, nhưng thực tế cho thấy đầu tư cho CNTT trong ngành y tế vẫn manh mún, dàn trải và chưa có kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của toàn ngành; các chuẩn thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ do đó nhiều đơn vị đã không thành công khi triển khai ứng dụng CNTT ở cơ sở. Vì vậy tại hội nghị về ứng dụng CNTT trong ngành y tế vừa được tổ chức vào cuối tháng 2.2009, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã nhấn mạnh và yêu cầu: “Với nhận thức sâu sắc vai trò của CNTT đối với công tác y tế hiện đại, ngành y tế cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công cụ này vừa để tạo ra những biến chuyển mang tính bước ngoặt trong chuyên môn, vừa góp phần giảm nhẹ các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…”.

 Trên tinh thần đó, Ban chỉ đạo CNTT ngành y tế cho hay theo kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2009-2010, ít nhất 50% thông tin trao đổi, giao dịch giữa Bộ Y tế, các đơn vị y tế tuyến TƯ và Sở Y tế sẽ thực hiện trên mạng, giảm thiểu sử dụng giấy tờ; 30% hội nghị, hội thảo của ngành được thực hiện trên môi trường mạng và 100% văn bản phục vụ các cuộc họp của Bộ được cung cấp thông tin dưới dạng điện tử cho các đại biểu trước cuộc họp… Theo đó, các dịch vụ hành chính công sẽ được cung cấp ở mức độ 2 trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và website của Sở Y tế để phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Sáng 7/12, Bộ Y tế phối hợp Hội Khoa học Kinh tế y tế và Trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức Hội nghị quốc tế "Đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam năm 2021" với chủ đề "Ứng dụng bằng chứng đánh giá tác động ngân sách trong xây dựng gói quyền lợi BHYT".

Đánh giá công nghệ y tế [Health Technology Assessment] là phương pháp đánh giá khía cạnh y học, dịch tễ học, xã hội học và kinh tế học của các can thiệp y tế [bao gồm thuốc, vaccine quy trình y tế, thiết bị y tế, dịch vụ y tế và cả các can thiệp y tế công cộng] về nhiều lĩnh vực như y học, xã hội học và kinh tế học…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao giấy chứng nhận cho các báo cáo viên tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Nhiên

Mục tiêu chính của đánh giá công nghệ y tế là giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định lựa chọn và triển khai các công nghệ y tế, can thiệp y tế phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. 

Ở nhiều quốc gia, đánh giá công nghệ y tế nói chung và phân tích tác động ngân sách được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi BHYT đối với thuốc.

Chia sẻ thêm về vai trò của đánh giá công nghệ y tế với nước ta, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên hạn chế, quỹ BHYT phải bao phủ ngày càng nhiều dịch vụ y tế. Do đó, đánh giá công nghệ y tế cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, chính sách BHYT. 

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là "Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế".

Tới đây, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế, bằng chứng về đánh giá tác động ngân sách trong xây dựng chính sách thuốc BHYT sẽ không còn mang tính khuyến khích mà chắc chắn là yêu cầu bắt buộc, nhất là với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào danh mục.

Theo Thứ trưởng, để việc xây dựng chính sách y tế đặc biệt là xây dựng gói quyền lợi BHYT có những thay đổi mang tính đột phá, ngày càng minh bạch, dựa trên bằng chứng khoa học rõ ràng, bảo đảm lợi ích hài hòa của tất cả các bên liên quan, bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHYT thì việc xây dựng phát triển hệ thống đánh giá công nghệ y tế là rất cần thiết và quan trọng. 

"Bộ Y tế đã và đang phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng Dự thảo Luật BHYT sửa đổi, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng các gói quyền lợi BHYT cần dựa trên các bằng chứng đánh giá công nghệ y tế, đặc biệt các bằng chứng về chi phí- hiệu quả và đánh giá tác động ngân sách", Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Từ năm 2018 đến nay, Hội nghị Đánh giá công nghệ y tế đã được tổ chức hàng năm nhằm mục tiêu phát triển năng lực đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam và tăng cường ứng dụng vào việc xây dựng chính sách y tế, đặc biệt là chính sách BHYT, theo TS. Nguyễn Quốc Triệu- Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bên cạnh Hội nghị chính thức ngày 7/12, một số hoạt động bên lề đáng chú ý cũng được tổ chức như lớp tập huấn ngày 8/12 về "Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đánh giá công nghệ y tế". Các hội thảo vệ tinh ngày 3, 6, 7/12 với các chủ đề về ứng dụng đánh giá công nghệ y tế nhằm lựa chọn các can thiệp y tế trong lĩnh vực ung thư, tim mạch, đột quỵ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19


T.Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề