Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn năm 2024

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận 97-KL/TW và Kết luận 54-KL/TW. Trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, cần nghiêm túc đánh giá những mặt hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra, từ đó, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, nhân rộng cách chỉ đạo tốt, mô hình hay nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2020 và năm 2025 của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.

Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một nhiệm vụ trọng tâm khác là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong từng lĩnh vực, tiến hành rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm [chủ lực quốc gia; chủ lực cấp tỉnh; đặc sản địa phương theo mô hình "mỗi xã một sản phẩm"], lồng ghép vào các quy hoạch phát triển ngành cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng và từng địa phương.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến, kết nối với thị trường tiêu thụ; kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng thu nhập, chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao. Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện

Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn.

Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, hỗ trợ làm giàu, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn theo hướng bền vững. Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn.

Ngoài ra, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

Tiếp tục đầu tư phát triển nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, gắn với phát triển đô thị và toàn nền kinh tế, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phòng, chống thiên tai, công trình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại ở nông thôn./.

Hiện đại hóa nông nghiệp là một khái niệm rất quen thuộc. Vậy hiện đại hóa nông nghiệp là gì, những xu hướng nào sẽ ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam?

Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Mục lục

Khái niệm hiện đại hóa nông nghiệp

Hiện đại hóa nông nghiệp là chuyển nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nền nông nghiệp trên cơ sở khoa học hiện đại, sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hiện đại trang bị cho nông nghiệp, sử dụng khoa học kinh tế hiện đại để quản lý nông nghiệp, tạo ra hệ thống sản xuất nông nghiệp năng suất cao, chất lượng cao, tiêu hao ít và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và có hiệu suất chuyển đổi cao.

Đó là một quá trình lịch sử chuyển đổi công nghệ và phát triển kinh tế liên quan đến nhiều lĩnh vực và có tính toàn diện cao. Mục tiêu của hiện đại hóa nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp phát triển tốt, xây dựng nông thôn trù phú, tạo môi trường tốt.

Đặc trưng của hiện đại hóa nông nghiệp

– Cơ giới hóa nông nghiệp là cơ sở của hiện đại hóa nông nghiệp

Cơ giới hóa nông nghiệp đề cập đến việc sử dụng các thiết bị tiên tiến để thay thế lao động thủ công của con người và sử dụng các hoạt động cơ giới hóa trên một khu vực rộng lớn trong các liên kết trước – trong – sau khi sản xuất, do đó làm giảm cường độ lao động thể chất và nâng cao hiệu quả lao động.

– Khoa học công nghệ sản xuất là nguồn lực hiện đại hóa nông nghiệp

Khoa học hóa công nghệ sản xuất nông nghiệp là đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp thực chất là quá trình không ngừng ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến vào quá trình sản xuất nông nghiệp và không ngừng nâng cao tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng sản xuất. Công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống.

– Công nghiệp hóa nông nghiệp là nội dung quan trọng của hiện đại hóa nông nghiệp

Công nghiệp hóa nông nghiệp là đơn vị sản xuất nông nghiệp hoặc vùng sản xuất, theo đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội, định hướng thị trường, lấy nông dân làm trung tâm, lấy doanh nghiệp đầu tàu hoặc tổ chức kinh tế hợp tác hỗ trợ, lấy lợi ích kinh tế làm trung tâm.

Công nghiệp hóa nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của chuyên môn hóa nông nghiệp và hoạt động theo quy mô; mặt khác, chuyên môn hóa nông nghiệp và hoạt động theo quy mô đã thúc đẩy việc phổ biến và ứng dụng công nghệ và thiết bị nông nghiệp tiên tiến, thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp hiện đại hóa.

– Thông tin hóa nông nghiệp là một phương tiện kỹ thuật quan trọng của hiện đại hóa nông nghiệp

Thông tin hóa nông nghiệp đề cập đến quá trình sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống thông tin để cung cấp hỗ trợ thông tin hiệu quả cho sản xuất, cung ứng và tiếp thị nông nghiệp, quản lý và dịch vụ liên quan, nhằm nâng cao năng suất toàn diện của nông nghiệp và hiệu quả hoạt động và quản lý; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và năng suất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững.

– Nâng cao chất lượng người lao động là nhân tố quyết định thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp

Hiện đại hóa nông nghiệp phải do nông dân chất lượng cao làm nòng cốt, không hiện đại hóa chất lượng của chính nông dân thì không thể thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, bởi vì nông nghiệp không chỉ dựa vào máy móc công nghiệp hiện đại và khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải dựa vào ứng dụng các phương thức quản lý tiên tiến trong nông nghiệp. Tất cả những điều này phải được thực hiện bởi cơ quan sản xuất nông nghiệp chính là nông dân.

– Phát triển nông nghiệp bền vững là con đường duy nhất hiện đại hóa nông nghiệp

Dưới góc độ phát triển bền vững, hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ phản ánh khả năng cải tạo và chinh phục tự nhiên của con người mà còn phản ánh mức độ phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Phát triển nông nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại và cuộc sống của con người, đảm bảo an toàn thực phẩm, mà còn tính đến lợi ích hiện tại và lâu dài, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.

Một số xu hướng toàn cầu tác động đến Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Các chuyên gia dự đoán một số xu hướng toàn cầu tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới 2030 bao gồm:

  • Xu hướng chuyển đổi số và sản xuất thông minh
  • Xu hướng phát triển kinh tế xanh: xu hướng tăng trưởng xanh và nông nghiệp tuần hoàn
  • Xu hướng phát triển kinh tế xanh.

Trong xu thế hiện đại hóa nông nghiệp, hiện nay rất nhiều loại máy móc hiện đại trong nông nghiệp được bà con ứng dụng để tăng năng suất lao động, giảm sức lao động thủ công. Trong đó không thể không nhắc đến máy bay nông nghiệp không người lái. Thiết bị này giúp bà con làm các công việc như: gieo sạ lúa, xịt thuốc sâu, bón phân. Công suất làm việc gấp hàng trăm lần lao động thủ công, đặc biệt, người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe và giảm ô nhiễm môi trường.

Đơn vị cung cấp dịch vụ drone nông nghiệp uy tín hiện nay là AgriDrone Việt Nam với các dòng máy bay hiện đại hàng đầu thế giới như DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25.

Trên đây là thông tin giải đáp về khái niệm hiện đại hóa nông nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề này.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn là gì?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa [CNH, HĐH] nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế ...

Công nghiệp nông thôn là gì?

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế...

Hiện đại hóa nông nghiệp là gì?

Hiện đại hóa nông nghiệp là chuyển nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nền nông nghiệp trên cơ sở khoa học hiện đại, sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hiện đại trang bị cho nông nghiệp, sử dụng khoa học kinh tế hiện đại để quản lý nông nghiệp, tạo ra hệ thống sản xuất ...

Nền nông nghiệp công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp một cách toàn diện về mọi mặt như thực hiện việc chăn nuôi công nghiệp, hay cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quá trình canh tác, sản xuất theo hình thức canh tác hiện đại [thâm canh, tăng vụ, bón thúc...

Chủ Đề