Công thức trộn thức an chăn nuôi

Phối trộn thức ăn chăn nuôi là phương pháp phối trộn nhiều loại thức ăn có sẵn trong đời sống sinh hoạt sản xuất lại với nhau để tạo thành thức ăn tinh hỗn hợp. Đây là cách làm rất hiệu quả, tạo ra được nguồn thức ăn phù hợp cho từng nhu cầu của vật nuôi đồng thời giảm giá thành chăn nuôi và luôn chủ động được cho việc tạo ra nguồn thức tinh hỗn hợp.

Hình ảnh phối trộn thức ăn chăn nuôi

1. Phân chia và phối trộn thức ăn chăn nuôi thành các nhóm như sau:

Nhóm thức ăn giàu đạm: Đây là nhóm thức ăn nhằm bổ sung lượng đạm cho vật nuôi, bao gồm các loại như đậu, vừng, lạc, cá, bột cá, giun đất, bột thịt

Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Đây là nhóm thức ăn nhằm cung cấp năng lượng cho vật nuôi như việc đi lại, thở, tiêu hóa thức ăngóp phần lớn cho việc tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng, sữa Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngô, lúa, tấm, cám, các loại củ sắn, củ khoai lang.

Nhóm thức ăn giàu vitamin: Bao gồm các loại rau, củ, quả, có, lá câycó tác dụng giúp cho quá trình trao đổi chất của có thể được diễn ra hiệu quả hơn.

Nhóm thức ăn giàu khoáng: Gồm các loại như vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứngcó tác dụng tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác.

2. Kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi.

a. Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn dạng tinh hỗn hợp.

+ Cần sử dụng nhiều loại thức ăn để phối trộn lại với nhau [ít nhất là 3 loại]

+ Tận dụng tối đa các loại thức ăn có sẵn trong gia đình để phối trộn.

+ Các loại thức ăn dùng để phối trộn cần đảm bảo điều kiện không bị mùi lạ, không bị mốc, sâu mọt

+ Các loại nguyên liệu như đậu tương phải rang chín , vỏ hến, sò cần nung nóng trước khi băm nghiền

+ Nguyên liệu trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ thành dạng bột. Bà con nông dân nên sử dụng các loại máy băm nghiền rơm rạ, nghiền bột khô để nghiền nhỏ các loại hạt như ngô, lúa, đậu

Hình ảnh máy băm nghiền rơm rạ, nghiền bột khô

Còn với các loại xương động vật bà còn có thể sử dụng máy xay xương để xay nhỏ sau đó trộn lẫn với các loại thức ăn khác.

+ Dựa vào số lượng vật nuôi của mình để tính toán lượng thức ăn phù hợp, không nên phối trộn thức ăn quá nhiều sẽ không ăn hết, bảo quản lâu sẽ giảm chất lượng và không hiệu quả.

+ Thức ăn tinh phối trộn phải đảm bảo rẻ, dễ sử dụng và bảo quản tốt .

b. Cách phối trộn thức ăn chăn nuôi.

Tiến hành đổ các loại nguyên liệu dùng để phối trộn ra nền nhà sạch, khô. Các loại thức ăn nhiều thì đổ trước, ít thì đổ sau. Các loại nguyên liệu có khối lượng ít bà con nên trộn sẵn với một ít cá bột khác sau đó mới tiến hành trộn với các nguyên liệu còn lại.

Tiến hành trộn các loại thức ăn lại với nhau, trộn đến khi toàn bộ nguyên liệu đều và có màu đồng nhất với nhau. Sau khi trộn xong cần đóng bao kín để bảo quản và cho cho ăn dần. Mỗi lần lần ra một ít cho vật nuôi ăn và đóng bao lại.

Bà con cần lưu ý để bao thức ăn lên giá và kê cách tường và nền nhà. Không nên để vào chỗ quá kín hoặc có tình trạng ẩm ướt.

3. Xin chia sẻ đến bà con một số công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi.

a. Phối trộn thức ăn chăn nuôi cho lợn

* Công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái hậu bị giống F1 và giống nội

Công thức 1

Lưu ý: 6** là loại bột cá có tỉ lệ đạm 60% và 4* là loại có tỉ lệ đạm 45%

* Công thức phối trộn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con và lợn nái chửa

Công thức 2

Một số lưu ý về giới hạn tỉ lệ tối đa nguyên liệu dành cho việc phối trộn thức ăn cho lợn nái nuôi con

Công thức 3

* Công thức phối trộn thức ăn cho lợn lại nuôi lấy thịt.

Công thức 4

* Công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn để cai sữa.

Công thức 5

b. Phối trộn thức ăn chăn nuôi cho gà

* Công thức phối trộn thức ăn dành cho gà theo từng giai đoạn phát triển.

Công thức 6

* Công thức phối trộn thức ăn cho gà nuôi hướng trứng.

Công thức 7

c. Phối trộn thức ăn chăn nuôi bò.

* Công thức phối trộn thức ăn dành cho bò thịt.

Công thức 8

*Công thức phối trộn thức ăn dành cho bò sữa.

Công thức 9

Xem các loại máy trộn thức ăn chăn nuôi TẠI ĐÂY

4. Hướng dẫn bảo quản thức ăn sau khi phối trộn

Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo, mát mẻ, có mái che.

Bao bì đựng thức ăn cần kê cao để tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến nấm mốc. Tránh để các loại chuột, bọ phá hỏng thức ăn.

Thức ăn sau khi phối trộn chỉ nên sử dụng trong vòng 7 10 ngày là tốt nhất.

5. Nguyên tắc và cách sử dụng thức ăn chăn nuôi sau khi phối trộn.

Các loại vật nuôi sẽ có một công thức phối trộn thức ăn riêng nên vật nuôi nào thì chỉ được sử dụng thức ăn phối trộn của vật nuôi đó.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn phối trộn khác nhau nên cần sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích. Ví dụ: Gia súc vỗ béo cần cung cấp thức ăn nhiều năng lượng. Các loại gia súc đang lớn cần sử dụng thức ăn giàu đạm.

Khi sử dụng nên tuân theo yêu cầu để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.

Không nên thay đổi thức ăn hay khẩu phần ăn đột ngột vì có thể làm cho chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa.

* Nếu muốn thay đổi thức ăn chăn nuôi bà con có thể tham khảo theo cách sau trong vài ngày.

Công thức 10

Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả và thành công!

Video liên quan

Chủ Đề