Công việc của nhân viên thu mua là gì năm 2024

Đối với những công ty nhập khẩu sẽ có bộ phận thu mua hàng [ Purchasing], nhân viên thu mua [Purchaser] để hỗ trợ công ty mua được nguồn cung ứng với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, cung ứng kịp thời nhất, cùng phối hợp với bộ phận sản xuất, kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận tối đa cho công ty và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

​Sau đây là sơ đồ những việc cần làm cho quá trình thu mua hàng hóa [nhấp vào hình để xem rõ hơn]: Mình sẽ tóm gọn sơ đồ trên làm 3 phần. 1, Xác định yêu cầu và nhu cầu thu mua. Ngay sau khi nhận được yêu cầu thu mua nguồn hàng từ các bộ phận có nhu cầu, nhân viên thu mua phân tích, xác định rõ những yêu cầu về kích thước, thành phần, màu sắc, và một số các thông số kỹ thuật của hàng hóa,…tiến hành lập kế hoặc thu mua. 2, Lập kế hoạch thu mua – Đối với những hàng hóa đã nhập nhiều lần trước đó. Một công ty đã hoạt động lâu năm sẽ có những mối quen chuyên cung cấp nguồn hàng, khi nhận được những yêu cầu thu mua quen thuộc, nhân viên thu mua sẽ liên hệ lại với những nguồn cung cũ để thu mua. Điều này sẽ giúp rút gọn được quá trình thu mua rất nhiều vì nguồn cung cũ đã quen với yêu cầu hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán,… không cần phải thỏa thuận lại nữa. Tuy nhiên, nhân viên thu mua cũng nên check giá các nguồn khác để nắm được giá cả thị trường, tránh bị nhà cung cấp cũ xỏ mũi, và cũng có cơ hội để tìm kiếm được nhà cung cấp tốt hơn. – Đối với hàng hóa mới. Nhân viên thu mua gửi bảng kê hàng hóa, cùng các yêu cầu và đặc tính kèm theo đến nhiều nhà cung cấp khác nhau, để nhận lại được bảng báo giá. Nhân viên thu mua nên lưu giữ cho mình 1 list các danh sách nhà cung cấp để dùng khi cần, vì có khi đối với mặt hàng này nhà cung cấp này đưa ra giá cao nhưng họ lại mạnh về 1 mặt hàng khác mà có lúc bạn sẽ phải cần đến họ. 3, Tiến hành thu mua hàng hóa. – Lập ra list danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa cần thu mua. – Liên hệ , yêu cầu báo giá. – Chọn lọc 1 số nhà cung cấp có giá cả tốt hơn và nguồn hàng chất lượng hơn. – Đàm phán giá cả để nhận được giá tốt hơn giá được đưa ra. – Yêu cầu sử dụng sản phẩm mẫu. \==> Lựa chọn được nhà cung cấp hợp lý. – Ký kết hợp đồng mua bán. – Nhận hàng. – Kiểm tra chất lượng, số lượng, chỉ tiêu hàng so với hợp đồng và so sánh với sản phẩm mẫu nhận được trước đó. – Thanh toán hợp đồng. – Cung ứng đến các bộ phận liên quan hoặc lưu kho tồn trữ. – Rút ra kết luận để thuận lợi cho lần nhập hàng sau. Việc thu mua không những cần phải mua được hàng hóa với giá rẻ nhất, đạt chất lượng tốt nhất mà còn phải cung ứng kịp thời cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty, tránh gây trì trệ quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Vì thế, nhân viên thu mua cần phải nhanh nhẹn, nhạy bén, có khả năng đàm phán cao đặc biệt là giá cả, cẩn thận trong soạn thảo chứng từ, giấy tờ, có khả năng giải quyết tình huống tốt

Làm thu mua là làm gì, công việc cua nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu là gì được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến, có khả năng phát triển bản thân là lý do nhiều người muốn chuyển qua nghề thu mua. Bạn cần mô tả chi tiết công việc của nhân viên mua hàng đừng bỏ qua bài viết chia sẻ chi tiết do VinaTrain trình bày tại đây.

Nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu [Procurement/ Purchaser] là vị trí đảm nhiệm công việc thu mua, triển khai đơn hàng tại các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu lĩnh vực thu mua quốc tế, nội địa. Vị trí này hiện tại đang khan hiếm nhân sự có nghiệp vụ, các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả với mức lương khá cao.

I. Cơ hội nghề nghiệp của vị trí mua hàng

Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động,trong số đó có hơn 50% tỉ lệ doanh nghiệp sản xuất, thương mại dich vụ có hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu, kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân sự các vị trí mua hàng quốc tế, nội địa. Nếu tính trung bình mỗi công ty tối thiểu 1 nhân sự đảm nhiệm việc thu mua thì chúng ta đang cần gần 500.000 nhân sự làm trong lĩnh vực này.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mua hàng ngày càng tăng

Điều này cho thấy, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm của các bạn trẻ theo đuổi công việc thu mua quốc tế, nội địa [purchaser] rất cao. Tuy nhiên, với người mới bắt đầu bắt đầu tìm hiểu về procurement – purchaser sẽ có nhiều thắc mắc về mô tả công việc của nhân viên mua hàng phải làm là gì, cần học gì để làm được thu mua quốc tế, cơ hội nghề nghiệp và thu nhập của công việc này ra sao?

Nông Việt Phương:

“Em thấy nhiều tin tuyên dụng nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu yêu cầu kinh nghiệm và biết ngoại ngữ, có thể làm các nghiệp vụ liên quan tới chứng từ, đàm phán và khai báo vậy cụ thể những công việc này phải làm có nhiều không, người mới băt đầu như em thì nên học từ đâu vì em xin học việc không lương nhưng cũng rất ít chỗ nhận làm việc”.

Đỗ Thùy Linh:

“Em học và làm trái nghành, tại công ty đang làm nhân viên kho nhưng sếp bảo em đi học rồi làm mua hàng cho công ty thời gian tới sẽ nhập khẩu hàng về thường xuyên. Là người mới nên em không biết công việc của nhân viên mua hàng phải làm gồm những gì, cần học những gì mới làm tốt được yêu cầu cho vị trí này, 1 tháng nữa em tiếp nhận việc rồi ạ”

Thực tế, đây là tâm lý chung của người mới bắt đầu hoặc trái nghành chuyển qua làm mua hàng xuất nhập khẩu: tâm lý sợ xin việc, không tự tin, hay chưa biết bắt đầu từ đâu…. cùng xem tiếp giải pháp tại đây:

1. Khái niệm về nhân viên mua hàng, thu mua xuất nhập khẩu

Nhân viên mua hàng, thu mua [Procurment/ Purchasing officer] là vị trí chứng từ xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đảm nhiệm các công việc liên quan tới thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu với các nhà cung cấp trong và ngoài nước sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng từ các phòng ban liên quan đảm bảo tiến độ và quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nhân viên mua hàng được chia thành các bộ phận: thu mua quốc tế và thu mua nội địa, ngòai ra nhiều công ty còn chia nhỏ thành các vị trí xuất khẩu và nhập khẩu.

Nhân viên mua hàng, thu mua thường làm tại các phòng mua hàng, phòng bán hàng ở những công ty có hoạt động xuất nhập khẩu như: sản xuất, chế xuất, doanh nghiệp thương mại, mua đi bán lại: nhân viên mua hàng thiết bị y tế, công ty xuất nhập khẩu nông sản cần nhân viên mua hàng quản lý đơn hàng mua nguyên vật liệu đóng gói hàng hóa…

2. Làm thu mua là làm gì ?

Mô tả công việc của nhân viên thu mua xuất nhập khẩu

Tùy từng công ty sẽ có yêu cầu khác nhau về vị trí thu mua quốc tế, nội địa tuy nhiên bạn cần nắm được những yêu cầu cơ bản của một nhân viên mua hàng cần phải làm như sau:

Bản chất mua hàng là việc lập kế hoạch sản phẩm sắp mua gồm có:

  • Tìm kiếm nhà cung cấp
  • Lên kế hoạch sản lượng cần mua
  • Check giá cước các bên dịch vụ vận tải liên quan
  • Xem trước phương án kho vận của công ty
  • Cân đối với nguồn vốn của doanh nghiệp để có phương án sử dụng hợp lý, vay vốn nếu cần thiết.

Sau đó sẽ là thực hiện nghiệp vụ mua bán – trao đổi với nhà cung cấp và các bên dịch vụ có liên quan.

  • Trao đổi với các nhà cung cấp về thông tin hàng hóa, nhu cầu cần mua: Công cụ trao đổi sẽ là email, gọi điện, gặp mặt, tư vấn từ chuyên gia –ngôn ngữ phổ biến bạn phải biết là tiếng anh sau đó có thể sử dụng thêm tiếng Trung, Hàn… là một lợi thế.
  • Về thông tin hàng bạn hỏi nhà cung cấp sẽ dựa vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để báo nhà cung cấp gửi đúng mẫu nhập về thông qua hình ảnh sản phẩm bạn có, mẫu, hay thông tin về các loại sản phẩm đề bạn chọn – Quá trình này đàm phán qua email, gọi điện là chủ yếu. Chắc chắn là nhân viên mua hàng sẽ không chỉ hỏi giá 1 nhà cung cấp mà phải tham khảo từ nhiều bên để đưa ra được lựa chọn tốt nhất.
  • Tiếp theo trao đổi thông tin về các bên dịch vụ liên quan: Dịch vụ vận tải quốc tế, dịch vụ vận tải nội địa, đơn vị làm thủ tục giấy phép liên quan tới hàng nếu cần – tùy theo tính chất hàng để biết sẽ phải làm gì.
  • Lên kế hoạch đóng gói vận chuyển hoặc đưa ra những yêu cầu về đóng gói vận chuyển sản phẩm.

Tiếp theo là nhân viên mua hàng sẽ thực hiện đàm phán lần cuối để chốt nhà cung cấp – ký hợp đồng cụ thể như sau:

  • Deal với bên bán để được đúng mục thông tin hàng, nhu cầu của mình trên nguyên tắc Win –Win. Sau đó kỹ hợp đồng xác lập quan hệ mua bán.
  • Sau đó sẽ dự trù về phương thức thanh toán quốc tế sử dụng loại hình thanh toán nào: L/C, T/T….làm việc với ngân hàng
  • Thuê các bên dịch vụ hỗ trợ cùng mình để care tiến độ hàng từ nhà cung cấp tùy vào điều kiện mua hàng theo incoterm.
  • Đồng thời tiến hành lo thủ tục giấy phép liên quan tới hàng hóa

Làm thủ tục khai báo hải quan – thực hiện nghĩa vụ về thuế phí với cơ quan chức năng

  • Khi hàng về cảng nhập nhân viên mua hàng sẽ nhận thông tin từ FWD, kèm theo chứng từ bên xuất khẩu gửi để khai báo hải quan nhập cho hàng – đóng thuế nhập khẩu – tự làm hoặc thuê dịch vụ làm thủ tục thông quan hàng nhập
  • Hoàn thiện đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí với hãng tàu, cảng vụ , công ty vận tải kéo hàng về kho
  • Hỗ trợ các bên liên quan khai thác hàng: kiểm đếm, liên hệ với nhà cung cấp yêu cầu xác nhận thông tin hàng nếu có phát sinh về hàng hóa…

Hoàn thiện nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp, lưu hồ sơ chứng từ, rà soát công nợ

  • Nhân việ mua hàng sẽ phối hợp cùng với phòng ban kế toán đòi tiền hoặc trả nợ nhà cung cấp, khách hàng.
  • Lưu hồ sơ chứng từ, trả phí vận tải các bên liên quan
  • Lập đơn giá nhập kho tại thời điểm thực tế hàng nhập về, đánh giá hiệu quả lần mua hàng đó xem có nên tiếp tục làm việc với nhà cung cấp hay đổi xang bên khác.

Cơ bản như vậy chúng ta có thể tổng hợp thành các ý chính về công việc mà nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu phải làm như sau:

  • [1] Lập kế hoạch mua,
  • [2] Xác định các tiêu chuẩn,
  • [3] Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp,
  • [4] Phân tích giá trị,
  • [5] Tài chính,
  • [6] Đàm phán giá cả,
  • [7] Mua hàng,
  • [8] Quản lý hợp đồng cung cấp,
  • [9] Kiểm soát hàng tồn kho,
  • [10] Thanh toán và các chức năng khác có liên quan.

II. Để làm nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu cần những kỹ năng gì?

Một người mới bắt đầu chuyển qua làm nghề mua hàng cần quan tâm những kỹ năng sau:

1. Kỹ năng bắt buộc phải có để làm được mua hàng quốc tế

  • Điều đầu tiên bạn cần là kinh nghiệm đàm phán, mua hàng quốc tế hay mua hàng ở chợ cũng không khác nhiều nếu bạn biết làm giá với người bán thì sẽ được mức giá tốt còn không sẽ trở thành gà cho người khác thịt. Vậy mới nói không phải ai cũng làm được mua hàng cần có “năng khiếu” kinh doanh, quản lý tài chính, khả năng giao tiếp và đàm phán, ngoài ra cần liên tục cập nhật về xu hướng biến động của thị trường, và biết rõ thế mạnh điểm yếu của mình để không bị động vào khách hàng.
  • Tiếp theo là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ: ngoài tiếp Việt dùng trong mua hàng nội địa thì nhân viên mua hàng chứng từ xuất nhập khẩu đều cần biết tiếng anh là bắt buộc. Càng giỏi ngoại ngữ lương của nhân viên mua hàng càng cao.
  • Kỹ năng nắm bắt tổng quát vấn đề khi làm mua hàng bạn phải biết quản lý đo lường sản phẩm xem nên mua bao nhiêu, từ đâu thời điểm nào hợp lý với những sản phẩm thường xuyên sử dụng còn sản phẩm theo mùa vụ thì sao hoặc với những trường hợp phát sinh đột xuất thế nào.
  • Kiến thức nghiệp vụ của nghề thu mua: Bao gồm kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương: incoterm, thanh toán quốc tế, kiến thức về vận tải quốc tế: cách đặt cước, cách tính chi phí vận tải, kiểm soát rủi ro vận tải; kiến thức về thủ tục hải quan: khai báo hải quan, thuế xuất nhập khẩu, kiểm soát tính hợp lệ của bộ chứng từ…

Yêu cầu tuyển dụng đối với công việc của nhân viên mua hàng

2. Kỹ năng bổ trợ nhân viên mua hàng cần có

Ngoài những kỹ năng cứng thì một nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu [procurement/ purchasing offiicer] cần có:

  • Kiểm soát tiến độ: Đây là điều cần thiết khi làm mua hàng bạn sẽ phải xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc vì vậy nhân viên mua hàng phải biết sắp xếp công việc của mình. Ưu tiên các đơn hàng gấp và có kế hoạch xử lý những đơn hàng chưa gấp.
  • Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống: Làm mua hàng đối tác của bạn là nhà cung cấp trong nước và quốc tế đều có vì vậy việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ là cực kỳ cần thiết. Một nhân viên thu mua khéo giao tiếp sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc tốt, và tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển cho công ty.
  • Chịu được áp lực công việc, và phải kiên trì: Thực sự áp lực khi làm thu mua rất lớn trên đe dưới búa, phải care tiến độ cực nhiều. chưa tính tới việc bán được hàng mà chưa nhận được tiền thì phải đi đòi tiền nhà nhập khẩu, hay trường hợp công ty trả nợ chậm thì nhân viên mua hàng sẽ là người thường xuyên nhận được cuộc gọi từ NCC yêu cầu thanh toán. Nếu không vững tâm lý bạn sẽ rất dễ stress và khó chịu trong cả ngày làm việc.
  • Kỹ năng sử dung thành thạo các công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội: Đây là điều rất quan trọng vì ngoài tìm kiếm qua người quen, đối tác thì bạn cũng phải tự tìm kiếm thông tin hàng, khách hàng trên các diễn đàn, trang mạng quốc tế để có được data sản phẩm, vậy nên nhân viên mua hàng cần bổ sung kỹ năng tìm kiếm trên các giao diện web là điều cực kỳ cần thiết.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Nghề này đòi hỏi bạn cần phải kiểm tra chứng từ thường xuyên vì vậy nếu bạn không cẩn thận sẽ dẫn tới sai sót. Nhiều trường hợp nhân viên mua hàng phải đền tiền hoặc bỏ nghề vì thiếu cẩn thận khi làm việc.
  • Kỹ năng tin học văn phòng, các phần mềm quản lý
  • Chủ động trong công việc, chủ động tìm hiểu kiến thức về hàng hóa, thị trường.
  • Trung thực: đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng.

III. Mức lương của nhân viên mua hàng là bao nhiêu?

Bạn quan tâm lương nhân viên thu mua là bao nhiêu,có cao không, lộ trình thăng tiến khi làm thu mua quốc tế .Theo khảo sát của VinaTrain hiện tại mức lương doanh nghiệp đang trả cho các vị trí mua hàng quốc tế và thu mua nội địa áp dụng tùy theo quy mô doanh nghiệp, đầu việc và khả năng kinh nghiệm của ứng viên. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 2 rank lương cơ bản đang áp dụng với vị trí nhân nhân mua hàng như sau:

  • Mua hàng trong nước, không yêu cầu ngoại ngữ: 7 – 9 triệu/ tháng
  • Mua hàng nước ngoài [anh, nhật, hàng, trung…]: 9 – 15 triệu/ tháng
  • Nhân viên mua hàng chưa có kinh nghiệm: Dưới 1 năm: 6 -10 triệu/ tháng
  • Nhân viên mua hàng đã có kinh nghiệm: trên 1 năm và biết nhiều kỹ năng bổ trợ thu nhập trên 10 triệu/ tháng

Lưu ý: Đây chỉ là mức lương tham khảo thực tế dựa vào năng lực và nhu cầu tuyển dụng ứng viên có thể đàm phán được mức lương cao hơn hoặc thấp hơn mức lương đề xuất. Nếu là người mới bắt đầu bạn không nên quan tâm quá nhiều về chi phí lương mà hãy để ý nhiều về môi trường và cơ hội nghề nghiệp có được.Thường những công ty nhỏ không trả lương và chế độ tốt như các doanh nghiệp lớn tuy nhiên bạn sẽ được học hỏi rất nhiều quy trình công việc khi làm việc trong môi trường này.

Nếu bạn làm các doanh nghiệp lớn sẽ có tính chuyên môn hóa sau này bạn rất khó đảm nhiệm những vị trí khác nhau điều này sẽ có phần bất lợi.

Công việc của nhân viên mua hàng nên làm ở đâu

IV. Muốn làm mua hàng cần học những gì, nên bắt đầu từ đâu?

Những kiến thức bạn cần tự học nghiệp vụ bao gồm: Kiến thức xuất nhập khẩu, tin học văn phòng, kiến thức ngoại ngữ, thu mua…Việc tự học được nhiều người áp dụng trong thời gian đầu tìm hiểu về xuất nhập khẩu và nghề thu mua tuy nhiên phần lớn hình thức học này sẽ không hiệu quả và mất thời gian vì bạn là người mới thiếu định hướng sẽ không bao quát được công việc. Nếu muốn tự học bạn cần có nguồn tài liệu, khả năng tự học và kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Dưới đây là những kiến thức và kỹ năng bạn cần học để trở thành một nhân viên mua hàng giỏi:

2. Tham gia khóa học thu mua ngắn hạn tại VinaTrain

Với kinh nghiệm đào tạo nghiệp vụ thực tế cho người mới bắt đầu khóa học thu mua quốc tế tại VinaTrain đã giúp hàng nghìn học viên tốt nghiệp làm được việc trong doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp bạn định hướng lộ trình học tập hiệu quả trong thời gian ngắn. Học viên đăng ký khóa học thu mua theo hình thức online và trực tiếp theo thời lượng đào tạo từ 14 buổi -16 buổi bao gồm các chuyên đề:

  • Chuyên đề 1: Nghiệp vụ ngoại thương: Các kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu học viên cần nắm được về: Quy trình logisitcs cơ bản, incoterm, thanh toán quốc tế, bộ chứng từ xuất nhập khẩu cơ bản, hướng dẫn tra mã hscode và tính thuế xuất nhập khẩu cơ bản.
  • Chuyên đề 2: Kiến thức về giáy phép mặt hàng: chứng nhận xuất xứ xác định các loại form C/O, tiêu chí xuất xứ và tính hợp lệ của C/O
  • Chuyên đề 3: Kiến thức về khai báo hải quan điện tử: Kỹ năng về truyền và khai báo hải quan
  • Chuyên đề 4: Kỹ năng và quản trị mua hàng: Cách tìm kiếm nhà cung cấp, xác định các tiêu chí so sánh giá, tính giá dựa trên báo giá từ nhà cung cấp. Quy trình triển khai đơn hàng, xử lý khiếu nại trong và sau mua hàng, cách lập báo cáo mua hàng hiệu quả

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên có thể làm được các vị trí liên quan tới lĩnh vực mua hàng trong nhiều mô hình doanh nghiệp. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết chương trình đào tạo thu mua quốc tế tại VinaTrain để biết rõ hơn chương trình.

3. Cam kết đào tạo thu mua xuất nhập khẩu tại VinaTrain có gì khác

Với quy trình tư vấn đào tạo chuyên nghiệp tại VinaTrain, bạn đọc hoàn toàn an tâm khi đăng ký nhận tư vấn:

Quy trình chăm sóc khách hàng tại VinaTrain

  • 100% các khóa học tại VinaTrain cam kết với học viên về:
  • Là một trong số ít các đơn vị hỗ trợ học viên học thử 2 buổi tại khóa học trực tiếp nếu không tham gia sẽ được hoàn phí.
  • Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế, đa qua training nghiệp vụ sư phạm
  • Chính sách hỗ trợ học viên rõ ràng bảo vệ quyền lợi người học trươc, trong và sau khi hoàn thành khóa học với việc bảo lưu, học bù, học lại.
  • Đa dạng hình thức đào tạo online trực tuyến và trực tiếp
  • Tài liệu, giáo trình sử dụng trong giảng dạy được cập nhật liên tục
  • Cấp chứng chỉ tốt nghiệp sau khi kết thúc khóa học
  • Hỗ trợ việc CV, tư vấn trả lời phỏng vấn cho học viên có kế hoạch xin việc.

4. Phản hồi của học viên đã tham gia các khóa học thu mua quốc tế tại VinaTrain

Phản hồi thực tế của học viên tại khóa học xuất nhập khẩu:

Feedback học viên khóa học xuất nhập khẩu tại Vinatrain
Hình ảnh phản hồi học viên tại khóa học xuất nhập khẩu ở VinaTrain

Xem thêm nhiều phản hồi hơn về khóa học thu mua quốc tế tại đây:

Thống kê phản hồi học viên

V. Lời khuyên từ chuyên gia cho người mới bắt đầu muốn làm mua hàng xuất nhập khẩu

Người mới bắt đầu muốn làm thu mua quốc tế cần tìm hiểu rõ về yêu cầu công việc, kỹ năng cần có cho công việc này và đặc thù nghề nghiệp. Nếu bạn không cẩn thận cần rèn luyện bản thân thật tốt vì đây là công việc cần tính kỷ luật cao, theo dõi tiến độ sát sao. Tôi gặp nhiều trường hợp nhân viên mua hàng do chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm nên không nắm những rủi ro sẽ phát sinh cho hàng hóa của mình nên phải dùng tiền túi ra đền cho công ty: Nhẹ thì vài trăm nghìn, vài triệu hoặc lớn hơn vậy rất nhiều cũng có.

Năm 2023 vị trí thu mua thực sự rất “hot” tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nên cơ hội việc làm trong nghành xuất nhập khẩu là rất lớn. Với người học trái nghành muốn qua làm xuất nhập khẩu cách tốt nhất là bạn nên tự học hoặc tìm người giúp mình hỗ trợ nghiệp vụ cơ bản quan trọng nhất là tư duy về công việc thật rõ ràng để định hướng công việc sau này. Đây cũng là điều mà VinaTrain luôn nhắc nhở học viên trong các khóa học nghiệp vụ cần lưu ý khi làm việc : “Đừng có em tưởng – mọi sai lầm đều trả giá bằng tiền hoặc rất nhiều tiền – sống và làm việc phải có lương tâm và trách nhiệm”.

Bạn có thể tham gia nhóm tự học xuất nhập khẩu để cùng VinaTrain tự học nghiêp vụ mỗi ngày, chúng tôi đã giúp hơn 8.000 người mới bắt đầu tư vấn và nhận tài liệu mỗi ngày

NHÓM TỰ HỌC XUẤT NHẬP KHẨU

Hy vọng bài viết công việc của nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu phải làm những gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này để có được những định hướng chi tiết cho công việc sắp tới. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn cần tư vấn thêm về nghề thu mua, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Chủ Đề