Công việc thống kê là làm gì

Review ngành Thống kê trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU] – Ngành học dành cho những người “tỉ mỉ” thích con số

Thống kê là ngành học trìu tượng mà nhiều bạn học sinh vẫn còn chưa năm rõ. Hiện đang có 2 trường Đại học triển khai đào tạo mà các sĩ tử có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển, Trường Đại học Tôn Đức Thắng là 1 trong số đó. Vậy khi theo học ngành này, những cử nhân thống kê sau khi ra trường sẽ thực hiện công việc gì?. Cùng tìm hiểu ngay ngành Thống kê trường TDTU xem có gì thú vị nhé!

Thống kê là ngành mới nhưng lại rất thu hút sinh viên

Mục lục

1. Ngành Thống kê là gì?

Thống kê [tiếng Anh là Statistical] là ngành học về kiểm soát số lượng, nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hệ thống dữ liệu thu thập được. Thông qua các phân tích chuyên sâu, khả năng giải thích con số, biểu diễn số lượng thống kê bằng biểu đồ và tổ chức hệ thống các dữ liệu một cách khoa học.

Xác suất thống kê có lẽ là môn học mang đến nhiều nỗi đau với đa số sinh viên hiện nay bởi sự khó nhằn của nó.

Tuy vậy nhưng thống kê thực sự là ngành học thích hợp với những sinh viên yêu thích các con số.

2. Học ngành Thống kê tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Thống kê trong thời gian 4 năm, tổng cộng khối lượng kiến thức gồm 136 tín chỉ [chưa bao gồm tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng].

Theo học Ngành Thống kê trường Đại học Tôn Đức Thắng sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về Thống kê cổ điển và hiện đại và đặc biệt được trau dồi một số kỹ năng thực hành trên những phần mềm Thống kê chuyên nghiệp như Minitab, R, SPSS, …. Sinh viên sau khi tốt nghiệp nắm được kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin thống kê, kỹ thuật thống kê và kỹ năng phân tích dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, có năng lực về tư vấn, tổ chức hệ thống thông tin kinh tế xã hội, tổ chức quá trình thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp các thông tin kinh tế xã hội.

Tốt nghiệp ngành Thống kê, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

  • – Kỹ năng tin học: Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc và sử dụng linh hoạt các phần mềm thiết kế chuyên ngành [Minitab, R, SPSS, ….]
  • – Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 [các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương]
  • – Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: Có kỹ năng thu thập dữ liệu và thành lập mô hình thống kê dự báo kết quả, kỹ năng tính toán, kỹ năng lập trình sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng như R, SPSS & Minitab

Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một trong số ít trường đào tạo ngành Thống kê chuyên nghiệp chất lượng cao

3. Điểm chuẩn ngành Thống kê trường Đại học Tôn Đức Thắng

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Thống kê

Thống kê là ngành học rất tiềm năng với mức lương siêu hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học chuyên ngành này có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

  • – Làm công tác tổng hợp báo cáo dữ liệu, phân tích thống kê về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội ở các sở ban ngành kinh tế ở các cấp chính quyền.
  • – Làm nhân viên văn phòng – Cục Thống kê. Ngoài ra, bạn có thể làm việc cho các công ty thương mại điện tử, doanh nghiệp. Hay làm công tác chuyên ngành học trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
  • – Làm việc tại các công ty chuyên về phân tích nghiên cứu thị trường, thu thập kiểm tra dữ liệu. Chuyên viên nghiên cứu chuyên nghiệp, phân tích dữ liệu thống kê tại các viện nghiên cứu về Kinh tế – xã hội.
  • – Làm giảng viên dạy các học phần thống kê tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam.
  • – Ngoài ra, với các chuyên môn về thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu thống kê bạn có thể thử sức với các công việc khác trong nhiều lĩnh vực về kinh tế – xã hội. Đặc biệt là cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn có xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, như FPT Software, Coccoc, TMA, Zalo, Tiki, Lazada…

Cơ hội việc làm ngành Thống kê vô cùng đa dạng

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Thống kê trường Đại học Tôn Đức Thắng. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc và giúp các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực thống kê hoặc của địa phương.

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực thống kê thuộc phạm vi quản lý hoặc của địa phương.

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.

- Chủ trì xây dựng hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.

- Chủ trì hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê.

- Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn về nghiệp vụ thống kê.

- Tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức về thống kê.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề an thuộc ngành, lĩnh vực thống kê hoặc của địa phương, cụ thể:

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, phương án điều tra và các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê.

- Giám sát việc thực hiện các cuộc điều tra thống kê do Tổng cục Thống kê thực hiện.

Tham gia thẩm định các văn bản.

Tham gia thẩm định, góp ý các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực thống kê thuộc phạm vi quản lý hoặc của địa phương.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể:

- Tham gia xây dựng phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và những công việc khác liên quan đến phương pháp thống kê thuộc phạm vi phụ trách.

- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai nghiệp vụ thống kê thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Chủ trì xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng về thống kê thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Tổ chức hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp quy, các văn bản hợp tác quốc tế về thống kê, biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thống kê thuộc ngành hoặc lĩnh vực được phân công.

Phối hợp thực hiện.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp.

Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

Công việc và nhiệm vụ của chuyên viên chính về thống kê trong cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Chuyên viên chính về thống kê trong cơ quan nhà nước có quyền hạn gì?

Căn cứ bản mô tả công việc chuyên viên chính về thống kê Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì chuyên viên chính về thống kê trong cơ quan nhà nước có phạm vi quyền hạn như sau:

- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.

- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.

Chuyên viên chính về thống kê trong cơ quan nhà nước có mục tiêu vị trí việc làm là gì?

Căn cứ bản mô tả công việc chuyên viên chính về thống kê Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Chuyên viên chính về thống kê trong cơ quan nhà nước có mục tiêu vị trí việc làm là:

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về hoạch định và thực thi chính sách nghiệp vụ thống kê; tham gia xây dựng, sửa đổi phương án điều tra nhằm nâng cao chất lượng số liệu thống kê;

Làm thống kê có tác dụng như thế nào?

Thống kê là một công cụ quan trọng trong cơ sở sản xuất kinh doanh. Nó được sử dụng để hiểu hệ thống đo lường biến động, kiểm soát quá trình [như trong kiểm soát quá trình thống kê hoặc thông qua hệ thống], cho dữ liệu tóm tắt, và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Thống kê sản xuất là làm gì?

Thống kê sản xuất là đưa ra một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, qua biểu hiện bằng số lượng. Thống kê sản xuất góp phần đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty hay một tổ chức kinh doanh bất kỳ.

Công việc của nhân viên thống kê là gì?

Nhân viên thống kê là gì? Nhiệm vụ chủ yếu của là sẽ ghi chép, kiểm tra số liệu từng ngày, từng tháng, quý và năm để lưu giữ tư liệu đối chiếu với sổ sách. Qua đó giúp các cấp quản lý thấy được tình hình hoạt động doanh nghiệp một cách khách quan, kịp thời khắc phục nhanh chóng nếu có sai sót xảy ra.

Làm thống kê là gì?

Công việc của nhân viên thống kê là người chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tình hình tài sản của doanh nghiệp. Đặc thù của công việc này là minh bạch, rõ ràng và chính xác từng con số cụ thể để đối chiếu với sổ sách của doanh nghiệp.

Chủ Đề