Coó được gửi công văn đòi nợ đến cơ quan năm 2024

Công ty chúng tôi đã xuất hàng theo từng đợt. Sau khi xuất hàng lần đầu Công ty Xây lắp Điện cơ A đã thanh toán cho chúng tôi 900.000.000 đồng, và yêu cầu công ty chúng tôi xuất phần hàng còn lại, đồng thời xuất hóa đơn cho tổng giá trị lô hàng theo từng đợt đã giao. Công ty chúng tôi đã xuất hàng đồng thời xuất hóa đơn cho Công ty Xây lắp Điện cơ A.

Sau khi giao hàng, công ty chúng tôi yêu cầu bên mua hàng thanh toán phần còn lại. Tuy nhiên, chúng tôi được hẹn thanh toán vào sau 2 tháng kể từ lúc xuất hàng. Sau 2 tháng, công ty chúng tôi không nhận được sự thanh toán từ phía công ty mua hàng nên đã gửi rất nhiều công văn yêu cầu thanh toán và thư để xác nhận công nợ nhưng mãi đến nay đã gần 1 năm song công ty chúng tôi vẫn chưa được thanh toán. Vậy công ty chúng tôi phải làm gì để thu hồi khoản nợ trên?

[Câu hỏi của chị Trần Thị M ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh]

Trả lời: Về vấn đề này của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thông thường việc xử lý công nợ đúng theo quy định pháp luật bao gồm phương án sau: Thương lượng, đàm phán với khách nợ; thực hiện tố tụng để thu hồi công nợ.

Đối với trường hợp của công ty bạn thì đây là dạng công nợ của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đầu tiên Công ty của bạn đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu thanh toán cho khách nợ nhưng vẫn không được thanh toán, có thể thấy khách nợ đang trốn tránh nghĩa vụ trả tiền nên Công ty bạn không thể chọn cách thương lượng để giải quyết khoản công nợ trên, công ty bạn nên cân nhắc phương án khởi kiện để thu hồi khoản nợ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện khởi kiện, công ty bạn cần củng cố hồ sơ công nợ, xác minh chính xác số nợ và nâng cao tính pháp lý hồ sơ. Theo đó, hồ sơ công nợ đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thường bao gồm:

– Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa, phụ lục hợp đồng [nếu có];

– Biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu xuất kho;

– Biên bản nghiệm thu khối lượng hàng hóa;

– Hóa đơn giá trị gia tăng;

– Biên bản đối chiếu công nợ;

– Công văn yêu cầu thanh toán nợ, công văn xin gia hạn thời gian thanh toán;

– Sổ theo dõi chi tiết công nợ [nếu có];

– Các tài liệu khác liên quan đến công nợ.

Sau khi tổng hợp được hồ sơ công nợ, củng cố tính pháp lý của hồ sơ, Công ty bạn nên thực hiện các bước khởi kiện ra tòa để thu hồi công nợ, đây là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng công nợ hiện tại. Công ty bạn nên cân nhắc xử lý sớm khoản nợ để tránh trường hợp hết thời hiệu khởi kiện, khách nợ tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thanh toán.

Để được hỗ trợ chi tiết về vấn đề thu hồi nợ hoặc các dịch vụ pháp lý khác, Quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty luật Minh Tín theo:

VOV.VN - Hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối người khác có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Khi làm thủ tục vay tiền qua App, thông thường các App này yêu cầu người vay phải cho phép truy cập danh bạ điện thoại. Vì vậy, phát sinh những tình huống người vay không trả nợ đúng hạn thì chủ sở hữu App sẽ gọi điện quấy rầy người thân, nhằm tạo sức ép cho người vay phải trả nợ. Trường hợp này giải quyết như thế nào?

Các hình thức cho vay qua App hiện nay rất phổ biến với thủ tục dễ dàng, nhanh chóng, đặc biệt không cần thế chấp, khiến nhiều người rơi vào bẫy của tín dụng đen. Ảnh minh họa: KT

Liên quan đến tình huống pháp lý trên, Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn - Giám đốc Công ty Luật Minh Gia [Đoàn LS TPHN] tư vấn như sau:

Theo quy định tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN, các công ty tài chính không được gọi điện cho người thân của khách hàng vay để đôn đốc, thu hồi nợ.

Tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số điện thoại nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Như vậy, hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối người khác có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Đối với hành vi đăng ảnh trên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm danh dự, thì người thực hiện hành vi vi phạm cũng bị phạt đến 20 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:

“Phạt tiền từ 10.000.000 triệu đồng đến 20.000.000 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”

Nghiêm trọng hơn, hành vi này có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống theo Điều 155 và Điều 156 của Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

Còn nếu bị đăng ảnh trên mạng xã hội, bị hại hoàn toàn có quyền gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an để yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật và buộc người có hành vi vi phạm gỡ bỏ những hình ảnh, thông tin đó. Đồng thời, người bị gọi điện quấy rầy có thể ghi âm cuộc gọi và khiếu nại lên nhà mạng mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn cũng khuyến cáo tới người dân, nếu gặp khó khăn về vấn đề tài chính, có nhu cầu vay tiền, người dân nên đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng tin cậy để được tư vấn cụ thể về mức vay, lãi suất, thời hạn trả tiền vay. Đồng thời khi phát hiện những App cho vay tiền với lãi suất cao, người dân cần liên hệ đến cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ nhằm tránh hệ lụy khi vay tiền qua App hoặc qua các đối tượng “tín dụng đen”...

Chủ Đề