Cryptosporidium là gì

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn

Xem: 296 | Cật nhập: 2/19/2021 4:25:55 PM

BỆNH BÀO TỬ KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

[CRYPTOSPORIDIUM SPP]

Có hai loại ký sinh gây bệnh ở người là Cryptosporidium muris dạng trứng nang hình cầu hay bầu dục, kích thước 5,6 x 7,4 µm và Cryptosporidium parvum, kích thước 4,5 – 5 µm. Sau khi nhuộm phân bằng Ziehl – Neelsen cải biến, trứng nang có màu đỏ hay hồng, có bốn thoa trùng.

2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Sau khi nuốt hay hít phải trứng nang, dưới tác dụng của diếu tố và muối mật, các thoa trùng dc phóng thích trong lòng ruột, xâm nhập tế bào biểu mô ruột non, biến đổi nhanh thành thể hoạt động và các giai đoạn phát triển khác. Mặc dù ký sinh nội tế bào nhưng chúng phát triển ngay dưới bào tương, trong phần nhung mao của tế bào. Đôi khi xâm lấn đường mật và phổi. Trong tế bào, chúng phát triển theo chu trình liệt sinh, giao tử sinh, và phóng thích trứng nang Cryptosporidium Trứng nang có vách mỏng và có thể xuất nang tại chỗ và bắt đầu chu trình tự nhiễm, các trứng nang có vách dày, được thải ra ngoài theo phân và là thể lây lan. Chu trình kéo dài từ 48 giờ đến 10 – 14 ngày tùy theo ký chủ, thời gian ủ bệnh ở người từ 5 – 21 ngày.

3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Nhiều yếu tố xác định dịch tễ bệnh do Cryptosporidium.

- Thứ nhất, mặc dù Cryptosporidium gia tăng dân số khi ra khỏi cơ thể ký chủ, với liều gây nhiễm thấp, nguồn nhiễm với mật độ KST thấp, chẳng hạn như nước hồi bơi. Nhiễm bệnh không liên hệ đến số trứng nang nuốt vào, nhiễm với số lượng trứng nang tối thiểu có thể đưa đến bệnh nặng.

- Thứ hai, trứng nang có thể tồn tại lâu dài ở môi trường bên ngoài, kháng với chất khử trùng trong nước, bao gồm Clor. Với kích thước nhỏ và kháng với Clor, tạo thuận lợi cho việc lan truyền mầm bệnh qua đường nước.

- Thứ ba, trứng nang có thể nhiễm ngay khi vừa ra khỏi cơ thể ký chủ. Do vậy, KST có thể truyền trực tiếp từ người sang người.

- Thứ tư, một số kiểu gen có các tàng chủ quan trọng ở động vật. Nhiều loại động vật có thể nhiễm KST này như người, bò, ngườiựa, cừu, dê, thỏ, chuột, gà con, một số loài cá, thằn lằn.

Do vậy, tiếp xúc với động vật có liên hệ đến việc lan truyền bệnh. Cuối cùng, đáp ứng miễn dịch ở ký chủ giới hạn thời gian và mức độ nhiễm mầm bệnh. Do vậy mà bệnh thường được ghi nhận gặp nhiều ở trẻ em và ở cá thể suy giảm miễn dịch, đặc biệt bệnh nhân AIDS.

4. LÂM SÀNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Triệu chứng biểu hiện sau giai đoạn tiềm ẩn khoảng một tuần, thay đổi từ 1 – 30 ngày, sự thay đổi này phần nào phản ảnh sự khác biệt về chủng hơn là liều nhiễm nhiều hay ít. Nhiễm ở cả hai giới như nhau. Phân bổ tuổi thay đổi đáng kể theo sự phơi nhiễm dịch tễ. Ở các nước đang phát triển, bệnh do Cryptosporidium thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, phản ánh tỷ lệ cao phơi nhiễm phân – miệng ở trẻ em và sự phát triển miễn dịch ở trẻ lớn và người lớn. Ngược lại, ở Phần Lan, các trường hợp bệnh gặp ở người lớn, phản ánh sự liên quan việc di du lịch nước ngoài. Dịch nhiễm qua đường nước ở các nước phát triển gặp ở mọi lứa tuổi. do Cryptosporidiu ảnh hưởng nguyên phát trên tế bào niêm mạc ruột, nên tiêu chảy là triệu chứng thường gặp nhất. Các biểu hiện lâm sàng gặp ở các nhóm chủ yếu trên cá thể bình thường ở các nước phát triển, trẻ em ở các nước đang phát triển, và cá thể suy giảm miễn dịch, chủ yếu ở bệnh nhân AIDS.

Cá thể bình thường ở các nước phát triển

Hầu hết các trường hợp cá thể bình thường ở các nước phát triển có liên quan đến dịch bùng phát qua đường nước, nhiễm ở khách du lịch, tiếp xúc động vật, trẻ em ở nhà trẻ. Đa số bệnh nhân trong dịch bùng phát và khách du lịch là người lớn. Biểu hiện thường gặp là tiêu chảy, tiêu chảy tóe nước, đôi khi lẫn chất nhày. Tiêu chảy kéo dài 5 – 10 ngày. Triệu chứng đi kèm thường gặp là đau bụng, ói và sốt. một số trường hợp kèm triệu chứng hô hấp.

Tiêu chảy ở trẻ em các nước đang phát triển

Thường gặp ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Cryptosporidium gây tiêu chảy ở trẻ em chiếm tỷ lệ 5% - 10%, biểu hiện một hội chứng tiêu chảy cấp tính tương tự như bệnh đường ruột thường gặp khác, như tiêu chảy tóe nước, vọp bẻ, và đau bụng. Triệu chứng ít gặp hơn như sốt, khó thở, phân hôi. Hầu hết tự khỏi nhanh, nhưng khoảng 45% tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày. Do đó, Cryptosporidium là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài thường gặp ở các nước phát triển, chiếm 1/3 trường hợp.

Cryptosporidium và suy dinh dưỡng

Nhiễm Cryptosporidium ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, làm cho trẻ không tăng trọng, ngay cả khi trẻ nhiễm không triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy nhiễm Cryptosporidium gây ra suy dinh dưỡng cấp và hậu quả lâu dài có khả năng làm cho sự phát triển của trẻ xấu đi.

Cryptosporidium và nhiễm HIV

Biểu hiện lâm sàng của Cryptosporidium và bệnh nhân nhiễm HIV rất đa dạng. Ở bệnh nhân có CD4>150, đa số bệnh tự khỏi, tương tự như cá thể bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp n2y có khả năng tái phát, nếu tình trạng miễn dịch suy giảm. Một số bệnh nhân diễn tiến thành một tiêu chảy kéo dài, phân hôi, sụt cân do kém hấp thu, một số trường hợp tiêu chảy tóe nước, giống như dịch tảm hình ảnh lâm sàng thường dễ nhầm lẫn do nhiễm đồng thời những mầm bệnh cơ hội khác như Microsporidium Mycobacterium lan tỏa hay viêm ruột kết do Crytomegalovirus. Nhiễm Cryptosporidium ở bệnh nhân AIDS có kết hợp nhiễm ngoài đường hô hấp thường không có triệu chứng, nếu có hai bị phổi tẩm nhuận với triệu chứng khó thở. Biểu hiện ở đường mật gặp ở cá thể suy giảm miễn dịch nặng, CD4 thấp. Bệnh nhân có thể có một viêm đường mật không sỏi, xơ cứng đường mật hay viêm tụy. Thường gặp nhiễm phối hợp với Cytomegalovirus hay Microsporidium.

5. CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Dựa vào biểu hiện lâm sàng. Chẩn đoán xác định dựa vào các xét nghiệm. Có hai phương pháp.

Chẩn đoán trực tiếp

Trứng nang tìm thấy trong mô sinh tiết ruột, nội tế bào, bắt màu tím khi nhuộm hematoxylin.

Giống như hầu hết các ký sinh trùng đường ruột khác, trứng nang có thể phát hiện trong phân, nhuộm bằng phương pháp Ziehl – Neelsen cải biến sau khi cố định với formalin 10%, nhưng độ nhưngạy không cao. Phương pháp nổi như Sheather sucrose hay sodium chloride, phương pháp tập trung formalin ether và formalin – ethyl acetate.

Trường hợp nhiễm nặng soi phân trực tiếp, quan sát dưới kính hiển quang học hay kính hiển vi tương phản pha. Trứng nang nhưngỏ, kích thước 4 – 6 µm, tương tự kíc thước và hình dạng tế bào hạt men bình thường thấy trong phân, không bắt màu iodine hay trichrome, và không thể phân biệt dạng hạt men bằng nhuộm Giemsa. Nhuộm acid – fast giúp phân biệt, trứng nang nhuộm màu đỏ hay hồng, tế bào hạt men, chất cặn bã phân bắt màu xanh lá cây hay xanh dương. Nhuộm huỳnh quang [như auramine O, auramine – rhodamine], đọc kết quả nhanh hơn nhuộm acid – fast và tăng độ nhạy.

Có thể phát hiện trứng nang trong dịch mật hay dịch phế nang.

Chẩn đoán gián tiếp

Miễn dịch huỳnh quang [Immunofluorescent assays IFA]; bằng kháng thể đơn dòng dùng trứng nang đặc hiệu. phương pháp này tăng độ nhưngạy gấp 10 lần hơn nhuộm trực tiếp. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp dùng kháng thể đơn dòng hiện nay là tiêu chuẩn vàng cho xét nghiệm phân. Thử nghiệm phát hiện kháng nguyên: kỹ thuật ELISA hay miễn dịch sắc ký định dạng.

6. ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Đặc hiệu

* Điều trị đặc hiệu, hiệu quả giới hạn: Nitazoxanide được FDA đồng ý cho áp dụng ở trẻ em cá thể bình thường.

* Ở Việt Nam : sử dụng Trimethoprim – Sulfamethoxazole, bactrim®

Nâng đỡ

* Bù nước điện giải qua đường uống hay truyền dịch

* Dinh dưỡng bổ sung.

* Thuốc giảm nhu động ruột.

7. PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

* Cải thiện vệ sinh.

* Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.

* Cung cấp đủ nước sạch.

BS. Nguyễn Ngọc Ánh [St]

.

Video liên quan

Chủ Đề