Cự án là gì

  • Tin tức
  • Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
Thứ ba, 16/04/2013 21:55 [GMT+7]

Chứng dương hư trong đông y

Sách Y học chính truyền lại nói: Dương hư là nói nguyên dương của tâm kinh bị hư tổn, triệu chứng phần nhiều là ố hàn, trách cứ ở chỗ không có hỏa. Pháp trị phải chú trọng thuốc bổ khí, thêm các vị như ô phụ Nếu bệnh nặng thì có thể dùng bài như: Tam kiến thang, Chính dương tán

1. Nguyên nhân bệnh

Chứng dương hư thường gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm. Nguyên nhân chủ yếu phần nhiều do tiên thiên phú bẩm bất túc, do đau ốm lâu ngày thể trạng hư yếu hoặc do hàn tà xâm phạm vào cơ thể làm tổn thương dương khí. Trong trường hợp này nói đến dương khí bất túc toàn cơ thể, còn chứng dương hư của các tạng như tâm, tỳ, thận thường có mối liên hệ với nhau trình bày ở phần khác, chứng dương hư thường gặp trong các bệnh như: Thủy thũng, tiết tả, tâm quý, hư lao.

2. Triệu chứng lâm sàng

Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, do thiếu khí nên hay hụt hơi, biếng nói, tự ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi trắng nhạt, mạch hư trì hoặc trầm nhược, cần phân biệt với các chứng khí hư, chứng lý hàn thực, chân nhiệt giả hàn.

3. Biện chứng

Chứng dương hư phần nhiều phát sinh ở những người có thể trạng phủ bẩm bất túc, tuổi cao thể lực suy kém, hoặc ốm lâu ngày điều trị và nuôi dưỡng không tốt bệnh thường nhẹ về mùa hạ vì được dương khí của trời đất hỗ trợ, còn mùa đông do âm khí nhiều hơn nên bệnh nặng hơn. Trong quá trình bệnh lý chứng dương hư thường biểu hiện hai tình huống: Một là âm dương nương tựa vào nhau, vì dương hư lâu ngày thì tổn hại đến âm và sinh ra chứng âm dương đều hư cho nên trên lâm sàng có biểu hiện của dương hư như: Sợ lạnh, chân tay lạnh mệt mỏi yếu sức. Nhưng cũng có biểu hiện của chứng âm hư như: Triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt. Hai là do dương khí bất túc, sự vận hóa kém nên trọc âm tích tụ thủy thấp tắc nghẽn, đình trệ ẩm ngưng đọng, có thể sinh ra chứng huyết ứ

4. Phân biệt chẩn đoán

Chứng khí hư với chứng dương hư. Chứng khí hư thuộc phạm vi của dương hư. Do khí hư phát triển mà hình thành chứng dương hư vì khí hư nên cơ năng của các tạng phủ không mạnh, chứng dương hư ngoài những chứng trạng như chứng khí hư, ngoài ra do dương khí tổn thương gây nên như cảm nhiễm hàn tà, ăn phải thức ăn sống lạnh Chứng dương hư toàn thân không được sưởi ấm nên sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trì. Chứng khí hư có hiện tượng hàn như sợ lạnh tay chân lạnh, mạch trì đó là cơ sở để phân biệt giữa hai chứng.

- Chứng lý thực hàn với chứng dương hư

Chứng lý thực hàn là chứng hàn thực nói chung, chứng dương hư còn gọi là chứng hư hàn. Như vậy hai chứng đều có hiện tượng hàn: như cơ thể lạnh, tay chân lạnh, miệng nhạt không khát, chứng hàn thực là do hàn tà quá thịnh xâm nhập vào cơ thể lấn át dương khí và có những triệu chứng như chứng dương hư. Khác nhau ở chỗ chứng dương hư người mệt mỏi, sức yếu, lười nói, tự ra mồ hôi, chứng thực hàn thì đau bụng cự án đại tiện bí kết, lưỡi trắng dầy, mạch huyền khẩn.

- Chứng chân nhiệt giả hàn với chứng dương hư.

Chứng chân nhiệt giả hàn tuy bên ngoài tay chân lạnh, người lạnh nhưng ở trong nội nhiệt thịnh, dương khí bế tắc ở bên trong không thoát ra cơ biểu tứ chi, tuy sợ lạnh nhưng không thích mặc áo, khát nước muốn uống, thích uống nước lạnh, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác, còn chứng dương hư thì hàng loạt hàn chứng như đã trình bày ở trên, mạch trầm trì, đó là các triệu chứng để phân biệt chẩn đoán giữa hai chứng.

5. Phương pháp điều trị

5.1. Bệnh tiết tả xuất hiện chứng dương hư:

Nguyên nhân:Do đi tả lâu ngày làm tổn thương phần dương của tỳ vị làm chức năng vận hóa của tỳ vị kém, hoặc thận dương bất túc mệnh môn hỏa suy yếu mà sinh ra chứng dương hư.

Triệu chứng lâm sàng:Vùng bụng đau, sợ lạnh, sôi bụng đại tiện lỏng, mạch trầm tế vô lực

Phương pháp điều trị:ôn dương chỉ tả.

- Nếu tỳ vị dương hư thì dùng bài Lý trung thang để điều trị.

Nhân sâm 12g Can khương 8g

Bạch truật 12g Chích thảo 4g

- Nếu thận dương hư thì dùng bài Tứ thần hoàn để điều trị.

Bổ cốt chỉ 16g Nhục đậu khấu 8g

Ngô thì du 8g Ngũ vị tử 6g

Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, tùy chứng có thể gia vị cho thích hợp.

5.2. Chứng dương hư sinh ra bệnh thủy thũng

Nguyên nhân bệnh:Do tỳ dương hư không vân hóa, dẫn đến thủy thấp không lưu thông. Hoặc do thận dương bất túc mất chức năng khí hóa mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng:Từ lưng trở xuống phù thũng nặng, ấn tay vào thì lõm sâu một lúc lâu mới hồi phục, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, tiểu tiện sẻn ít, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị:ôn dương lợi thủy.

Nếu tỳ dương hư dùng bài Thực tỳ ẩm.

Phụ tử chế 8g Hậu phác 8g

Bào khương 8g Mộc hương 6g

Bạch truật 12g Mộc qua 12g

Thảo quả nhân 8g Đại phúc tử 8g

Phục linh 12g Chích thảo 4g

Sinh khương 12g Đại táo 12g

Ngày một thang sắc uống khi thuốc còn ấm, lúc đói, tùy chứng có thể gia giảm cho thích hợp.

- Nếu thận dương hư thì dùng bài Chân vũ thang để điều trị.

Phục linh 12g Bạch truật 8g

Bạch thược 12g Hắc phụ tử chế 6g

Sinh khương 2g

Ngày một thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm trước khi ăn.

5.3. Chứng dương hư trong bệnh tâm quý.

Nguyên nhân bệnh:Do tâm dương không mạnh mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng:Chóng mặt, hồi hộp, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, sức yếu, tinh thần mệt mỏi, lưỡi trắng, mạch tế nhược sác.

Phương pháp điều trị:Bổ tâm dương.

Bài thuốc: Linh quế truật cam thang.

Phục linh 16g Bạch truật 12g

Quế chi 12g Chích thảo 18g

Ngày một thang sắc uống, tùy chứng mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp.

5.4 Chứng dương hư xuất hiện hư lao.

Nguyên nhân:Do tỳ dương bất túc, chức năng vận hóa kém hoặc thận dương hư bất túc, mệnh môn hỏa suy yếu và sinh ra bệnh.

Triệu chứng:Sợ lạnh, tay chân lạnh, mỏi mệt, hụt hơi, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.

Phương pháp điều trị:ôn dương phù chính.

- Nếu tỳ hư thì dùng bài: Chửng dương lý lao thang.

Nhân sâm 12g Bạch truật 8g

Hoàng kỳ 12g Chích thảo 4g

Trần bì 12g Nhục quế 6g

Ngũ vị tử 6g Sinh khương 6g

Đại táo 12g Đương qui 8g

- Nếu thận dương hư thì dùng bài: Hữu quy hoàn

Lộc giác giao 16g Sơn thù 6g

Thục địa 16g Đỗ trọng 12g

Hoài sơn 12g Đương qui 12g

Câu kỷ tử 12g Thỏ ty tử 12g

Phụ tử 8g Nhục quế 6g

Ngày một thang sắc uống lúc đói, khi thuốc còn ấm.

Video liên quan

Chủ Đề