Đại tướng là ai


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị.


Chức vụHọ và tênCấp bậc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhan Văn Giang
Đại tướng
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịLương CườngĐại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Nguyễn Tân CươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngHoàng Xuân Chiến
Thượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngLê Huy VịnhThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVõ Minh LươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVũ Hải SảnThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngPhạm Hoài NamThượng tướng


Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng


Donald S.Marshall [Đô Nan S.Mắc San] kí giả người Mỹ viết: "Đại tướng Giáp, vị tướng 5 sao của quân đội Bắc Việt Nam kiêm Bộ trưởng Quốc phòng là vị tướng duy nhất được biết đến nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh Đông Dương - Việt Nam. Ông Giáp [còn có tên là anh Văn] có một vị trí trong lịch sử thế giới qua việc lãnh đạo lực lượng Việt Minh đánh bại lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ..."

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân sinh là cụ Võ Nguyên Thân, một nhà nho nghèo, yêu nước, dòng dõi khoa bảng, bất khuất và kiên cường. Lúc còn nhỏ, trước khi cắp sách đến trường làng, ông được cha dạy học chữ ở nhà. Ông là người thông minh và hiếu học. Đến năm 13 tuổi, ông được vào Huế theo học ở trường Quốc học; sau đó ông ra Hà Nội học ở khoa Luật, trường Đại học Tổng hợp. Ông đỗ bằng Cử nhân Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.

Một cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi

Mười bốn tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng [1925]. Năm 1929, ông tham gia cải tổ Tân Việt Cách Mạng Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giữ và bị giam ở nhà lao Thừa phủ [Huế] vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được thả tự do. Ông hoạt động đấu tranh cách mạng trên mặt trận văn hóa, viết bài cho những tờ báo công khai hồi đó như Tin Tức, Nhân Dân, Tiếng nói của chúng ta, Lao động; làm biên tập viên cho các báo của Đảng; dạy Sử - Địa ở trường tư thục Thăng Long. Năm 1934, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Minh Thái, bạn học tại trường Quốc học Huế, một Đảng viên Cộng sản, cộng tác đắc lực của ông. Trong những năm hoạt động bí mật ở Hà Nội, hai ông bà đã từng chung sống ở căn nhà số 46 phố Nam Ngư. Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.

Từ năm 1936-1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, ông là một trong những sáng lập viên của Mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông cùng Trường Chinh là đồng tác giả cuốn sách "Vấn đề dân cày", trong đó nêu rõ quan điểm: ’’Vấn đề then chốt ở Đông Dương là trao ruộng đất cho dân cày’’.

Năm 1939, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được sự dìu dắt của Người, ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Tháng 5 năm 1941, trở về Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ông cùng các cán bộ cao cấp khác xây dựng cơ sở cách mạng, lập ra Mặt trận Việt Minh, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.

Năm 1942, ông phụ trách ban "Xung phong Nam tiến’’. Tháng 12-1944, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trao nhiệm vụ thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Ngày 22-12-1944, tại một khu rừng ở Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ủy nhiệm ông đứng ra tuyên bố thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân [tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay] với 34 người, được trang bị 2 súng thập [một loại súng ngắn], 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy, ông được giao trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. Cuối tháng 3-1945, ông đưa đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân tiến xuống phía Nam, hội quân với đội Cứu Quốc quân của Chu Văn Tấn ở vùng chợ Chu, Thái Nguyên để thống nhất tổ chức thành Việt Nam Giải Phóng Quân.

Tháng 8-1945, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, làm tổng chỉ huy các đội Việt Nam Giải Phóng Quân và Ủy viên Ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng Việt Bắc. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II [1945] bầu ông vào Ban chấp hành Trung ương và làm Ủy viên Thường vụ Trung ương. Ông tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Bộ trưởng [nay gọi là Thứ trưởng] Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời [từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945] và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi]. Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà [con gái giáo sư Đặng Thai Mai].

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược [1945-1954] với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh Quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Ngày 25 tháng 1 năm 1948, ông được phong Đại tướng theo Sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Tháng 8 năm 1948, ông là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.

Tháng 6-1950, theo Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng chấn chỉnh tổ chức thành Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh, ông giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh, Tổng Chính ủy Bí thư Quân ủy Trung ương. Ông liên tục đảm nhiệm những chức vụ trên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ [1945-1975].

Trong 21 năm [1954-1975] của cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia xây dựng chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của Quân đội Nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động Đảng cộng sản và Nhà nước khác.

Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963, ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.

Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị [đến năm 1982] và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông.

Năm 1991, ông nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng [1992], 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.

Là một người có tài tổ chức, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã từng bước lãnh đạo quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam - chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Uy tín của Đại tướng tỏa rộng trong nước và ngoài nước.

Kí giả Peter MacDonald [Pitơ Mắc- đô- nan] người Anh viết: "1944 đến 1975, cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những Thống soái lớn của các thời đại. Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở trình độ cao. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có".

Kí giả G.Bonnet [G Bonnê] người Pháp viết vào Từ điển bách khoa toàn thư Pháp: "Là người tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Võ Nguyên Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự Mác xít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp"

Nguồn: Quảng Bình non nước huyền diệu
NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh - 2000

Đại tướng sinh ra vào mùa lũ tháng 8, vùng trũng Lệ Thủy nước băng sông trắng đồng. Tôi không biết khi ông cất tiếng khóc chào đời, cách đây hơn một thế kỷ thì vùng đất An Xá, Lộc Thủy ấy có dấu hiệu gì khác thường báo hiệu sự xuất hiện của một bậc vĩ nhân không.

Tôi biết, Đại tướng không muốn ai gọi mình bằng những danh từ to tát như thế, nhưng bây giờ khi Con Người viết hoa ấy đã vào cõi vĩnh hằng, tôi muốn được gọi ông là bậc vĩ nhân. Chính xác hơn là một vĩ nhân bình dị. Chúng ta còn nhớ, khi ông trút hơi thở cuối cùng, rất nhiều lời ca ngợi được cất lên. Không phải bây giờ người ta mới ca tụng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng đây mới là thời điểm nhân loại nhìn rõ nhất tài năng, nhân cách của ông. Hãng phát thanh NPR của Mỹ dẫn lại lời của giáo sư lịch sử quân sự Mỹ, ông Cecil Currey, tác giả của cuốn sách “Chiến thắng bằng mọi giá”, nói về Đại tướng: "Võ Nguyên Giáp sánh ngang với các nhà chỉ huy quân sự của thế kỷ 20.Ông ngang tầm với Alexander đại đế. Ông ấy vượt trội hơn Napoleon, vượt trội hơn tất cả các tướng của ta. Ông ấy là một con người vĩ đại của mọi thời đại."

Chuyện hiếm hoi. Với những đại tướng khác khi gọi chúng ta phải kèm theo họ tên đằng sau cấp bậc, chức vụ. Nhưng với Võ Nguyên Giáp thì không cần thiết. Chỉ cần nói Đại tướng hoặc dân dã hơn là anh Cả, anh Văn thì nhân dân ta đều biết đấy là danh xưng của Võ Nguyên Giáp. Và, cũng thật đặc biệt.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ các anh hùng, chiến sỹ Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Từ thầy giáo dạy sử trở thành vị tướng quân sự tài ba, một quân nhân chỉ một lần được phong quân hàm mà lại là quân hàm cao nhất của Quân đội ta: Đại tướng. Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân [QĐND] Việt Nam anh hùng do Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng phong. Chưa qua một trường lớp quân sự chính quy nào, có lẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp học được nhiều từ lịch sử dựng nước, giữ nước bi tráng của dân tộc mình, một dân tộc đã sinh ra Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh và cùng với Đảng, nhân dân đánh thắng những tên thực dân, đế quốc sừng sỏ đến xâm lược non sông. Cần phải nói thêm điều này, Đại tướng kính yêu của chúng ta đẹp cả về nhân cách, tài năng và diện mạo. Năng lượng trong con người Võ Nguyên Giáp thật đáng ngạc nhiên; mỗi ngày sống là mỗi ngày làm việc cho nước, cho dân, trải qua mấy cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ mà vẫn cứ lần lượt vượt qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, rồi đạt đến bát thập, cửu thập vượt qua cả bách niên... Sự tráng kiện bền bĩ về thể chất và trí tuệ của vị tướng ấy thật sự hiếm hoi. Nếu như không có các cuộc xâm lăng của thực dân, đế quốc, tất nhiên không có các cuộc chiến tranh tàn khốc xảy ra trên đất nước này thì chắc không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp lừng lẫy. Ông sẽ là một thầy giáo dạy sử thông tuệ, lịch thiệp. Sau những giờ lên lớp ông sẽ thư giãn bằng cách chơi dương cầm hay chăm sóc hoa cỏ trong vườn. Nào được thế. Dấu giày viễn chinh của thực dân Pháp đã đặt lên mảnh đất cong cong hình chữ S này rất lâu trước khi Võ Nguyên Giáp sinh ra trong mùa lũ ở Lệ Thủy. Đại tướng đã từng trả lời với phóng viên báo nước ngoài rằng: "Khi còn bé, tôi từng mơ một ngày được thấy nước tôi tự do, thống nhất. Và giấc mơ của tôi ngày đó đã thành sự thật.". Để giấc mơ ấy trở thành sự thật, Võ Nguyên Giáp đã đi theo con đường cách mạng gắn với tên tuổi của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, trở thành học trò xuất sắc và gần gũi của Người. Và, từ Đội trưởng Đội Việt Nam truyên truyền giải phóng quân gồm 34 chiến sỹ áo vải chân đất, chỉ có mã tấu, giáo nhọn, súng kíp, Võ Nguyên Giáp trở thành Tổng Tư lệnh đầu tiên của QĐND Việt Nam, người “anh Cả” của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có đủ các quân binh chủng. Cách mạng và Quân đội ta chịu đựng muôn vàn gian khổ, hy sinh, chiến đấu ngoan cường với các kẻ thù xâm lược chỉ vì một mục đích duy nhất là giành lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất cho đất nước, mang về hạnh phúc cho nhân dân. Đại tướng đã từng nói rõ điều đó: "Chiến lược của tôi là chiến lược của hòa bình, tôi là vị tướng của hòa bình chứ không phải vị tướng của chiến tranh". Không nghi ngờ gì nữa, chiến tranh của ta là chiến tranh yêu nước, chiến tranh của nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược. Vị tướng cao nhất chỉ huy cuộc chiến tranh ấy là của nhân dân; là Đại tướng của nhân dân chứ đâu chỉ là Đại tướng của Quân đội. Và, bao giờ, lúc nào, ở đâu, chiến dịch nào, Đại tướng cũng là người đau đáu, đắn đo, so tính, cân nhắc sách lược để tiết kiệm xương máu của chiến sỹ và nhân dân ta. Lịch sử nhân loại chắc phải còn nhắc lại nhiều lần nữa về Điện Biên Phủ. "Cái lòng chảo" mang tên Mường Thanh nằm giữa trập trùng núi rừng Tây Bắc hiểm trở ấy bỗng nhiên nổi tiếng toàn cầu với trận thắng lẫy lừng của quân dân ta cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. "Chín năm làm một Điện Biên". Ông cha ta đã từng để “vườn không nhà trống” rút vào nơi hiểm trở khi thế giặc đang xung, để xây dựng lực lượng, chọn thời cơ quật lại kẻ thù và giành chiến thắng. Thế mới đánh được giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh hùng hùng hổ hổ kéo đến từ phương Bắc, dẹp được giặc Chiêm Thành ùa ra từ phương Nam. Rừng Mường Phăng năm 1954. Một đêm lịch sử. Đại tướng đứng trước hai sự lựa chọn: Tấn công hay chưa tấn công địch. Pháo đã kéo vào rồi. Những sợi dây tời kéo pháo chưa kịp khô máu và mồ hôi chiến sỹ. Khí thế quân ta đang hừng hực như nuốt được cả sao Đẩu. Có một cái gì đó chưa ổn nếu ta vận dụng lối “đánh nhanh, thắng nhanh”. So sánh lực lượng, tình thế thì thấy thật bấp bênh, khó mà nắm chắc phần thắng. Nhưng nếu hoãn nổ súng theo kế hoạch thì không phải không có những trắc trở, hệ lụy khó lường. Và, một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của Đại tướng được ban ra: Đổi chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” thành “đánh chắc, thắng chắc”. Pháo kéo vào lại được kéo ra. Kéo ra rồi lại kéo vào, sau đó để giáng sấm sét xuống tập đoàn cứ điểm kiên cố bậc nhất của Pháp ở Việt Nam lúc đó. “Con nhím quân sự” khổng lồ Điện Biên Phủ bị những vòng hào của bộ đội ta bao vây thít dần, thít dần cho đến ngày 7-5-1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng giặc. Đại tướng từng nói: "Đầu hàng không có trong từ vựng của tôi". Nhưng, điều đó không có nghĩa là tấn công mà không biết bảo tồn lực lượng. Chiến đấu là phải hy sinh, hy sinh nhiều lắm khi đối thủ của ta là những kẻ giàu có, hiện đại. Điều ấy, Võ Nguyên Giáp thấm thía lắm chứ nên mới so tính kỹ càng để tiết kiệm máu xương binh sĩ. Chính điều ấy làm cho Đại tướng vĩ đại và được nhân dân kính trọng. Kẻ thù của chúng ta cũng phải khâm phục Đại tướng điều ấy. Biết tận dụng thời cơ cũng là một cách tiết kiệm máu xương binh sĩ và giành chiến thắng. Bức điện "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa..." của Đại tướng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 mang sứ mệnh lịch sử to lớn. Nó thực sự tiếp thêm năng lượng, dũng khí cho quân và dân ta đánh trận cuối cùng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Điều ấy, đã rõ như ban ngày, ai muốn đổi trắng thay đen cũng không làm nổi. Những giá trị thật đã được soi sáng.

Dân ta luôn công minh trong nhìn nhận tài đức, cống hiến của các lãnh tụ, tướng lĩnh, danh nhân... Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhân dân yêu quý, kính trọng một cách trọn vẹn. Trong chông chênh, sóng gió, Đại tướng là điểm tựa của dân tộc. Hồ Chí Minh-Võ Nguyên Giáp là ánh sáng bất tử của dân tộc ta. Không ai hiểu điều đó hơn nhân dân Việt Nam. Bởi người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là vị tướng của nhân dân, vị tướng của hòa bình!

Theo Báo Quảng Bình

Video liên quan

Chủ Đề