Dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu châu á năm 2024

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Việt Nam ước tính là 99.329.145 người, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á [sau Indonesia và Philippines], thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

Top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2022

Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay

Quy mô dân số ngày càng tăng

Như vậy sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam đã tăng thêm hơn 10 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999-2009 [1,18%/năm].

Trong tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, dân tộc Kinh chiếm đa số [85,3%] với quy mô 82,1 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của dân tộc Kinh giai đoạn 2009-2019 là 1,09%/năm thấp hơn mức bình quân chung của cả nước [1,14%/năm] và thấp hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của nhóm dân tộc khác [1,42%].

Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng [trong đó dân tộc Tày là dân tộc đông dân nhất với 1,85 triệu người]; 11 dân tộc có dân số dưới 5000 người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất.

Mật đô dân số tăng và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Kết quả thống kê đầu năm 2023 cho thấy, mật độ dân số của Việt Nam là 321 người/km2, tăng 62 người/km2 so với năm 2009. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Phi-li-pin [381 người/km2] và Xin-ga-po [8540 người/km2] .

Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2. Đây là những vùng bao gồm hai địa phương đông dân nhất cả nước, trong đó Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng với mật độ dân số là 2.398 người/km2 và thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ với mật độ dân số là 4.363 người/km2. [số liệu cập nhật năm 2019]

Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 132 người/km2 và 107 người/km2. Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất, cao hơn gần 86 lần so với tỉnh Lai Châu [có mật độ dân số là 51 người/km2], là địa phương có mật độ dân số thấp nhất cả nước.

Quy mô hộ giảm

Cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với cùng thời điểm năm 2009. Bình quân mỗi hộ có 3,6 người/hộ, thấp hơn 0,2 người/hộ so với năm 2009. Trong giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ tăng bình quân số hộ dân cư là 1,8%/năm, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999-2009 và là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ dân cư thấp nhất trong vòng 40 năm qua.

Quy mô hộ bình quân khu vực nông thôn là 3,6 người/hộ, cao hơn quy mô hộ bình quân khu vực thành thị là 0,2 người/hộ. Trung du và miền núi phía Bắc có số người bình quân một hộ lớn nhất cả nước [3,9 người/ hộ]; Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có số người bình quân một hộ thấp nhất cả nước [đều bằng 3,4 người/hộ].

Quy mô hộ bình quân phổ biến trên cả nước là từ 2 đến 4 người/hộ, chiếm 64,5% tổng số hộ. Tỷ lệ hộ chỉ có một người [hộ độc thân] tăng so với năm 2009 [năm 2009: 7,2%, năm 2019: 10,4%], trong đó tỷ lệ hộ độc thân ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn [12,3% so với 9,4%]. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có tỷ lệ hộ độc thân cao nhất, tương ứng là 12,4% và 12,3%.

Tỷ lệ hộ có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm [2009: 28,9%, năm 2019: 25,1%]. Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ hộ từ 5 người trở lên cao nhất cả nước, tương ứng là 32,2% và 29,4%. Đây là hai vùng tập trung nhiều người dân tộc thiểu số, có tập quán sinh sống theo gia đình nhiều thế hệ và có mức sinh cao nên có nhiều hộ đông người.

Tỷ số giới tính tăng và đạt cân bằng ở nhóm 45-49 tuổi

Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam là 99,1 nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,4 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam liên tục tăng nhưng luôn ở mức dưới 100 kể từ TĐT năm 1979 đến nay.

Tỷ số giới tính có sự khác biệt theo các nhóm tuổi, tuổi càng cao tỷ số giới tính càng thấp, cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi [110,3 nam/100 nữ] và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên [48,6 nam/100 nữ]. Tỷ số giới tính gần như cân bằng ở nhóm 45-49 tuổi [100,2 nam/100 nữ] và bắt đầu giảm xuống dưới 100 ở nhóm 50-54 tuổi [95,9 nam/100 nữ].

Kết quả TĐT năm 2019 cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ số giới tính giữa các vùng. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ số giới tính cao nhất, tương ứng là 100,9 nam/100 nữ và 101,7 nam/100 nữ; trong khi đó, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ số giới tính thấp nhất, 97,8 nam/100 nữ.

Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng

Theo kết quả TĐT năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên những vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Ti-mo Lét-xtê [31%], Mi-an-ma [29%] và Cam-pu-chia [23%].

Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội, trong đó, Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước [2,37%/năm], đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập; Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất [0,05%/năm].

Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, quy mô dân số chủ yếu của các tỉnh trên cả nước là từ 1 đến 2 triệu người [35 tỉnh], tiếp đến là nhóm các tỉnh có quy mô dân số nhỏ, dưới 1 triệu người [21 tỉnh], 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người. Hai thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn nhất cả nước [tương ứng là 8.053.663 người và 8.993.082 người], trong đó chênh lệch về dân số giữa địa phương đông dân nhất cả nước [thành phố Hồ Chí Minh] và địa phương ít dân số nhất cả nước [tỉnh Bắc Kạn] là trên 28 lần.

Việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn là một trong những lý do làm gia tăng chênh lệch về tăng dân số ở một số địa phương. Tình hình này xảy ra ngay cả trong điều kiện những tỉnh có đông dân nhưng tỷ lệ sinh luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong nhiều thập kỷ qua.

Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng

Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% [giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009], tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.

Mặc dù thời kỳ cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Ngoài các vấn đề về nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối cung cầu thị trường lao động thì việc giảm bớt áp lực về thiếu việc làm, trật tự, an ninh xã hội cần tiếp tục được quan tâm.

Già hóa dân số có xu hướng tăng

Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới.

Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có chỉ số già hóa cao nhất cả nước [tương ứng là 58,5% và là 57,4%]. Tây Nguyên là nơi có chỉ số già hóa thấp nhất so với các vùng còn lại trên cả nước [28,1%].

Già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Già hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,..

Kết quả TĐT năm 2019 cũng cho thấy, trong 10 năm qua, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta đã tăng 2,4 điểm phần trăm, chủ yếu là do tăng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên.

Như vậy, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức cho Việt Nam khi tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh nước ta vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, cần có những chính sách để đảm bảo thích ứng với già hóa dân số. Trong đó, cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, chính sách lao động cho người cao tuổi nhưng vẫn đang tham gia hoạt động kinh tế giúp giải quyết các vấn đề về xã hội, nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tăng quy mô sản xuất.

Việt Nam có số dân đứng thứ mấy châu Á?

Như vậy, Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới, và thứ 8 châu Á về số lượng dân số. Trong năm 2023, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 745.096 người và đạt 100.059.299 người vào đầu năm 2024.

Dân số Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.255.254 người vào ngày 12/02/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,23% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2.

Trẻ em chiếm bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam?

Dân số trẻ em là 24.776.733 em [chiếm 25,75% trên tổng dân số], trong đó trẻ em nam là 12.915.365 em [chiếm 52% trên tổng dân số trẻ em], trẻ em nữ là 11.861.368 [chiếm 48% trên tổng dân số trẻ em] [Nguồn: Tổng Cục Thống kê [theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019 -công bố ngày 19/12/2019]].

Indonesia dân số đứng thứ mấy trên thế giới?

Indonesia là nước đứng thứ 4 trên thế giới về dân số, có hơn 250 triệu dân, trong đó một nửa là dưới 30 tuổi, nhưng trình độ giáo dục của nguồn nhân lực hiện nay còn khá lạc hậu.

Chủ Đề